Cây sấu – Đặc điểm, vị trí trồng và thời điểm thu hoạch

Cây sấu là loại cây quen thuộc trên khắp các nẻo đường Hà Nội. Trong mắt những người dân Việt Nam, loại cây này quen thuộc như những người bạn đồng hành trên các tuyến đường đi làm, đi học mỗi ngày. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây sấu, cách chọn cây sấu cái, có nên trồng loại cây này trước nhà hay không và trồng bao lâu có trái.

Nội Dung Chính

Cây sấu là cây gì?

Cây sấu có tên tiếng anh là dracontomelon duperreanum, tên dân gian thường gọi là: Cây long cóc, cây sấu chua,… Cây được sử dụng làm cây trang trí phổ biến, cây công trình cho các thành phố lớn, cây được trồng rộng rãi ở phía trước của nhiều ngôi nhà trên cả nước. Cây sấu còn được ứng dụng trong ẩm thực, bởi quả sấu là nguyên liệu không thể thiếu trong món canh rau muống, lẩu, dấm, mứt và các loại nước uống có vị chua, ngọt, thơm. Nhiều du khách nước ngoài tới Việt Nam đã thưởng thức những món ăn từ loại quả này và cho ra những đánh giá rất tích cực, họ cũng thắc mắc không biết cây sấucây gì?

Cây sấu có chiều cao trung bình khoảng 6 – 7m, đường kính thân khoảng 8 – 20cm tùy tuổi cây. Loại cây này thuộc họ Anacardiaceae, thường được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc, miền Nam cũng trồng nhưng sẽ có trữ lượng ít hơn. Đặc biệt, tại Hà Nội, cây sấu có mặt ở tất cả các tuyến đường lớn nhỏ. Sấu là loại cây thân gỗ, kích thước không quá lớn, tuổi thọ cao, vỏ màu xám nâu. Phần vỏ thân thường nứt dọc hoặc bong tróc thành mảng. Phần gốc cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, vỏ ngoài sần sùi hơn các bộ phận còn lại. Lá sấu là lá kép lông chim, màu xanh, mọc so le, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, cuống lá dài, mép lá có răng cưa.

Cây sấu là cây gì?

Cây sấu là cây gì?

Hai mặt lá bị bao phủ bởi một lớp lông mềm, mặt trên của lá có màu sắc đậm hơn mặt dưới và gân lá cũng nổi rõ hơn. Hoa sấu mọc tập trung ở phần ngọn, mọc thành cụm, mỗi cụm có khoảng 2 – 3 bông hoa, các cụm hoa mọc tập trung thành chuỗi dài, mỗi chuỗi hoa dài khoảng 25 – 30cm. Hoa có màu vàng hoặc xanh vàng, có nhiều lông. Sau cây ra hoa, quả sấu cũng sẽ ra ngay sau đó, quả sấu có hình tròn, thuộc loại quả hạch, khi còn non có màu xanh nhạt, khi chín sẽ chuyển dần về màu vàng nhạt. Khi chín, hạt sấu sẽ hóa gỗ, màu nâu, không ăn được.

Cây sấu là loại cây có nhiều cành nhánh, xanh tốt quanh năm, tán cây rộng nên được trồng với mục đích tạo bóng mát cho không gian sống là chủ yếu. Chính vì vậy nên loại cây này được trồng ở hai bên đường, công viên, xung quanh nhà, trong khuôn viên của các khu dân cư, khu đô thị, trường học, bệnh viện hay các khu di tích lịch sử. Ngoài ra, quả sấu còn là một nguyên liệu không thể thiếu cho nhiều món ăn vặt như: Mứt, ô mai, bánh,… Quả sấu còn được ứng dụng trong các món ăn chế biến hằng ngày như: Nấu canh, kho cá, ngâm siro, sấu ngâm đường,… Gỗ sấu cũng được xếp vào nhóm gỗ giá trị cao, gỗ sấu có đường vân gỗ đẹp, gỗ mịn, không bị nứt và ít bị mối mọt tấn công.

Hình ảnh trong văn học: Bài thơ cây sấu

Không biết cây sấu đã có mặt tại đất nước ta từ lúc nào, tới nước ta từ khi nào, chỉ biết rằng ngay từ khi cha ông ta sinh ra thì loại cây này đã có mặt tại đây. Người dân nước ta thường lấy cây sấu cổ thụ tại rừng Cúc Phương làm thước đo độ tuổi của loại cây này. Tuy nhiên, cây này còn có tuổi thọ cao hơn cả thủ đô Hà Nội của chúng ta. Loại cây này đã có mặt từ lâu nhưng nó chỉ mới được trồng làm cây che mát hai bên đường từ thời kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh trong văn học: Bài thơ cây sấu

Hình ảnh trong văn học: Bài thơ cây sấu

Những con đường có hàng sấu hai bên đẹp mắt, được nhiều bạn trẻ check in đó là đường: Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Lò Đúc,… Tuy những cây này không có tuổi đời cao như cây sấu ở rừng Cúc Phương nhưng chúng cũng đã sống trên dưới hàng chục năm tại đây. Nó là một phần không thể thiếu khi nhắc tới quang cảnh của thủ đô. Nhiều du khách tới đất nước ta, sau khi trở về nước đã nói rằng “Hà Nội là thành phố đẹp nhất thế giới”.

Cây sấu cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều nhà thơ, nhà văn và các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới. Nhà thơ Giáp Việt cũng đã từng viết bài thơ cây sấu với nội dung như sau:

“Bây giờ sấu trọc

Thân trơ trụi lá

Sấu tuổi đã cao

Từ ngày xa quê

Ít khi ghé về

Sấu ngồi buồn bã

Đợi tôi về nhà,…”

Thế mới thấy, cây sấu đã gắn bó với người dân Việt Nam ngay từ thuở còn thơ bé. Dẫu cho lớn lên, đi đâu về đâu, cây sấu vẫn đứng ở đó chờ đợi chúng ta trở về. Cây giống như một phần của tuổi thơ, là kỉ niệm đẹp trong góc nhỏ nơi trái tim của mỗi người. Hương thơm của quả sấu đã vượt ra xa ngoài ranh giới của một loài cây, một loài thực vật mà trở thành một người bạn tri kỷ biết thương, biết nhớ.

Cách chọn cây sấu cái

Thời gian gần đây, việc cây sấu không ra quả và sinh trưởng kém bị nhiều trồng cho rằng nguyên nhân là do khi chọn giống đã chọn nhầm phải giống cây sấu đực. Và họ cũng bắt đầu đi tham khảo ở nhiều nơi về cách chọn cây sấu cái. Tuy nhiên, cây sấu là loại cây cho hoa lưỡng tính, do đó không có chuyện có giống cây sấu đực hay cây sấu cái. Để cây ra quả, chúng ta cần trồng cây tới một độ tuổi nhất định, khi sấu ra hoa đều đặn thì lúc đó cây mới ra trái. Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm tới điều kiện thổ nhưỡng và dinh dưỡng cho cây.

Cách chọn cây sấu cái

Cách chọn cây sấu cái

Tiêu chuẩn chọn giống cây sấu như sau: Lựa chọn những cây sấu con có chiều cao trong khoảng từ 70 – 100cm, thân cây thẳng, không con, vỏ nhẵn bóng, không nứt dọc, thân đã hóa gỗ, sinh trưởng khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.

Có nên trồng cây sấu trước nhà?

Sấu là loại cây vô cùng quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là những người dân ở miền Bắc. Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh cây sấu ở hai bên vỉa hè, trước cửa những ngôi nhà tại đây. Hiện nay, loại cây này cũng đã xuất hiện nhiều ở miền Nam, người dân tại đây cũng thường hay thắc mắc việc có nên trồng cây sấu trước nhà, trồng cây sấu có ảnh hưởng gì tới phong thủy hay không?

Có nên trồng cây sấu trước nhà?

Có nên trồng cây sấu trước nhà?

Cây sấu là loại cây thân gỗ, tán lá rộng, bộ rễ phát triển và ăn sâu vào lòng đất nên ít cần người trồng phải quan tâm, chăm sóc. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể trồng loại cây này trước nhà để làm cây bóng mát. Đặc biệt, khi cây ra quả, chúng ta có thể tận dụng những quả sấu để làm các món ăn vặt ưa thích hay chế biến cùng một số món ăn hằng ngày.

Cây sấu bao nhiêu năm thì có quả?

Cây sấu thường ra hoa vào mùa xuân – hè, kết trái vào mùa hè – thu ngay sau đó. Khoảng tháng 7 – 9 hằng năm, cây sẽ tới vụ mùa thu hoạch. Trồng cây sấu bao nhiêu năm có quả là thắc mắc của một số người mới bắt tay vào trồng loại cây này. Thực chất, chỉ sau khoảng 5 – 6 năm kể từ khi gieo trồng thì cây đã có thể ra quả. Một mùa thu hoạch sấu kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng, sau khoảng 2 tháng kể từ khi sấu chuyển sang màu vàng, đây chính là lúc thu hoạch quả cho độ già ổn định nhất, quả sấu cũng cho vị ngon, thơm hơn cả.

Cây sấu bao nhiêu năm thì có quả?

Cây sấu bao nhiêu năm thì có quả?

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Dưới đây là một số hình ảnh cây sấu trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng.

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây sấu trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sấu, cách chọn cây sấu cái, có nên trồng loại cây này trước nhà hay không và trồng bao lâu có trái. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mây là cây gì? Công dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -