Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh

Cây tràm là loại cây có nhiều lợi ích trong đời sống, là loại cây lâm nghiệp có tuổi thọ cao, được trồng để phát triển kinh tế lâu dài tại nhiều địa phương. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây tràm, phân biệt với một số loại cây cùng họ, công dụng và hình ảnh của loại cây này.

Nội Dung Chính

Cây tràm là cây gì?

Cây tràm là loại cây lâm nghiệp lâu năm, gỗ tràm được xếp vào nhóm gỗ có chất lượng trung bình. Cây có thân gỗ lớn, chiều cao khoảng 15 – 25m, nếu được trồng trong môi trường đất có nhiều chất dinh dưỡng, cây có thể cao lên tới 30m. Những cây tràm trồng ở đồng bằng sẽ có thân thẳng, sần sùi hơn những cây trồng trong rừng. Đặc biệt, khi cây mọc ở những vùng đất cằn cỗi, thiếu dinh dưỡng, phần vỏ cây nhẵn bóng, mỏng, thân cây cong queo và có hình dáng kỳ lạ. Cây tràm có tên khoa học là melaleuca cajuputi, chi Tràm, là một trong số 10 loại cây chi Tràm phổ biến nhất tại các vùng khí hậu nhiệt đới.

Cây tràm thích nghi được với nhiều điều kiện sống khác nhau, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi. Dù là vùng núi cao hay ven biển, vùng đồng bằng hay trung du, chúng ta cũng không khó khăn để thấy loại cây này. Cây tràm có hệ sinh thái khá đa dạng, với 10 loại tràm khác nhau, cây phát triển rộng khắp các nơi trên thế giới. Nơi có trữ lượng lớn loại cây này đó là: Guinea, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Bắc Australia, Thái Lan và Brazil. Ở nước ta, loại cây này phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh ở miền Nam. Nơi có trữ lượng tràm lớn bao gồm: Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An,… Vì có nhiều giống tràm khác nhau nên nhiều người khá thắc mắc không biết cụ thể, cây tràm là cây gì?

Cây tràm thường được trồng thành rừng, số ít mọc hoang dại và được người dân mang về trồng tại vườn nhà. Ở những khu vực có địa hình cao, các chất dinh dưỡng trong đất kém, cây tràm đồi phát triển nhanh và mạnh. Cũng chính vì lẽ đó mà loại cây này được trồng thành rừng với mục đích phủ xanh đất trống, đồi trọc. Những khu vực ven biển, đất phù sa, đất bị nhiễm mặn hay có phèn chua thì cây tràm nước lại phát triển vô cùng nhanh chóng. Tràm là loại cây có tuổi thọ cao, tán lá thưa, ít cành nhánh, ưa sáng và có thể sống trong môi trường thiếu nước một thời gian dài. Trong vòng 3 – 4 năm kể từ khi gieo trồng, cây có thể đạt chiều cao khoảng 5 – 6m. Thân tràm có màu trắng xám, vỏ mềm, dễ bị bong tróc, phần thân gỗ dẻo dai, dễ uốn nắn. Lá tràm có hình trứng, thường nhọn hai đầu, số ít lá nhọn một đầu, mọc so le.

Phân biệt cây tràm với một số loại cây khác

Cây tràm thường hay bị nhầm lẫn với một số loại cây lấy gỗ khác như: Cây trám đen, cây keo, cây khuynh diệp,… Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt cây tràm với một số loại cây này:

Phân biệt cây tràm và cây trám đen

Cây trám đen cũng là một loại cây dược liệu thân gỗ có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Khi chưa ra hoa, hai loại cây này có hình dáng giống nhau nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Trám đen cũng là vị dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng có giá trị kinh tế và giá trị y tế thấp hơn cây tràm. Cây trám đen được sử dụng trong nhiều bài thuốc nam điều trị ghẻ lở, thiếu oxy gây khó thở, thổ huyết, đau lưng, mỏi gối, sâu răng, phong thấp, nứt nẻ da, viêm phổi, xuất huyết tử cung, đau dạ dày, giải độc rượu, giải độc, lở loét, bỏng lửa,…

Cây trám đen

Cây trám đen

Cây trám đen còn được người dân gọi với cái tên là cây trám chim, thuộc họ Burseraceae. Cây là loại thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 8 – 10m. Cành lá nằm ngang chứ không mọc hướng lên trên như cây tràm. Cả hai loại cây đều mọc lá trên cao, chúng ta khó quan sát lá để phân biệt chúng bằng hình dáng lá được. Lá trám đen là lá kép lông chim, cuống lá dài, mặt lá trên có màu nhạt hơn mặt lá dưới, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa có màu trắng vàng, mọc thành cụm, quả trám đen là loại quả hạch, bên trong có một hạt. Loại cây dược liệu này được thu hái quả, rễ và lá để sử dụng trong Đông Y. Các bộ phận khác không có tác dụng chữa bệnh. Ở nước ta, cây mọc tập trung ở Bắc và Trung bộ.

Phân biệt cây tràm và cây keo

Cây keo cũng là một loại cây lâm nghiệp lâu năm được trồng nhiều với mục đích lấy gỗ. Cây keo mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân, cây được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo giấy và công nghiệp gỗ. Cây keo trồng thành rừng phổ biến hiện nay chính là kết quả của việc lai tạo giống cây keo tai tượng và tràm bông vàng.

Cây keo

Cây keo

Cây keo và cây tràm có chiều cao tương tự nhau, cây trưởng thành cao khoảng 10 – 30m, đường kính thân khoảng 40 – 60cm. Khác với cây tràm, cây keo có thân thẳng, nhẵn bóng, dù mọc ở môi trường nào thì thân cây cũng sẽ không bị xù xì và cong vênh. Sau 5 năm kể từ khi gieo trồng, chúng ta có thể khai thác gỗ keo. Gỗ keo hiện đang được sử dụng trong ngành chế biến gỗ, những cây keo không đủ chất lượng sẽ được sử dụng làm giàn giáo, cốt pha và chất đốt.

Phân biệt cây khuynh diệp và cây tràm

Cây khuynh diệp thuộc chi Eucalyptus, có nguồn gốc tại Australia, phân bố rộng khắp nước ta. Cây khuynh diệp có tán lá thưa, có thể thu hoạch sau khoảng 5 – 6 năm tuổi. Loại cây này được sử dụng để gia cố nền đất, cây chống trong xây dựng và thay thế cho những cột sắt và bê tông. Gỗ khuynh diệp khá dẻo dai, đường vân gỗ đẹp, màu nâu đỏ, nằm trong nhóm gỗ lâm nghiệp số VI nên mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Cây khuynh diệp và cây tràm tuy đều là cây lâm nghiệp lấy gỗ nhưng mỗi loại cây lại có một tác dụng riêng biệt. Cây tràm có công dụng lớn đối với sức khỏe thì cây khuynh diệp cũng mang lại nhiều giá trị trong ngành xây dựng.

Cây khuynh diệp

Cây khuynh diệp

Công dụng cây tràm rừng

Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này cho biết, bên trong cây tràm rừng có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, eucalyptol, limonene, xineola, cajeput, alpha-pinene, linalool, p-cymen và alpha terpineol,… Đây là những hợp chất có công dụng trấn kinh, giảm đau, an thần, trị nghẹt mũi, chữa đau nhức, cảm cúm,… Theo Đông Y, vị thuốc từ cây tràm có vị nhạt, chát, đắng nhẹ, cay, tính hỏa, được quy vào kinh Tâm. Vị thuốc này được sử dụng trong các bài thuốc chỉ thống, khu phong, trừ thấp, ra mồ hôi, giảm đau, an thần, chữa lỵ, viêm ruột, đau dây thần kinh tọa, chàm, đau nhức xương do thấp khớp, viêm da dị ứng, sổ mũi, mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Công dụng cây tràm rừng

Công dụng cây tràm rừng

Ngoài tác dụng trong y học, cây tràm rừng còn có tác dụng bảo vệ môi trường, phủ xanh rừng trống, đồi trọc, cải thiện hệ sinh thái tự nhiên. Gỗ tràm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Với tính chất ưa nước, chịu lực tốt, loại gỗ này thường xuyên được sử dụng để gia cố nhà cửa, nén chặt nền đất. Gỗ tràm hơn 10 năm tuổi, có độ bền cao, đường vân gỗ đẹp, giá thành rẻ hơn các loại gỗ có cùng chất lượng nên là nguyên liệu trong ngành sản xuất giấy và đồ mỹ nghệ.

Ngoài công dụng chữa bệnh và lấy gỗ, công dụng của cây tràm rừng đó là chiết xuất tinh dầu. Có hai nhóm tinh dầu của loại cây này đang được ứng dụng rộng rãi đó là terpinen-4-ol và 1,8-cineole. Trong đó, cây tràm năm gân và cây tràm trà là những giống tràm mới được du nhập tới Việt Nam thời gian gần đây.

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Xem ngay một số hình ảnh cây tràm trong tự nhiên dưới đây để dễ dàng phân biệt loại cây này với một số loại cây lấy gỗ khác:

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Hình ảnh cây tràm trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây tràm, đặc điểm phân biệt với một số loại cây lấy gỗ khác, công dụng và hình ảnh của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.  

Xem thêm: Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -