Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng
Cây vả là loại cây dược liệu góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa táo bón, kiết lỵ, lòi dom,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm và các loại cây vả, cách nhân giống, hình ảnh và có nên trồng loại cây này trong nhà?
Cây vả có mấy loại?
Cây vả đã có mặt tại nước ta từ rất lâu về trước, được các thầy thuốc tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Loại cây này có thể sử dụng tất cả các bộ phận, phần quả được sử dụng nhiều nhất. Quả vả có công dụng trong điều trị lòi dom, táo bón, kiết lỵ. Hình dáng bên ngoài của cây giống với cây sung tới 85%, tuy nhiên quả sung lại có lớp cùi mỏng, khi ăn vào có vị chát và khô hơn. Quả vả có hình tròn, đường kính trung bình khoảng 4 – 6cm, phần vỏ ngoài có màu xanh nhạt, phần thịt bên trong màu trắng. Khi ăn vào sẽ thấy vị ngọt, thơm, bùi và có lớp mật tan chảy trong miệng khi nhai.
Cây vả là loại cây thân gỗ, tuổi thọ cao, đường kính thân lớn, kích thước lớn khoảng 70cm – 1m. Cây phát triển nhanh ở vùng khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm, đặc biệt là khi sống trong môi trường lạnh, cây sẽ phát triển rất nhanh và rụng lá vào mùa đông. Theo quan niệm dân gian, nên trồng từ hai cây vả trở lên chứ không nên trồng đơn lẻ. Loại cây này có tốc độ phát triển nhanh, tán lá tỏa rộng nên được trồng cây bóng mát tại nhiều ngôi nhà.
Quả vả có một lớp lông mềm bên ngoài bao phủ, thường mọc thành chùm trên những cành già hoặc mọc trực tiếp từ thân, một số cây mọc ra từ gốc. Cây vả khá ít lá, những cành nhánh thường chỉ có hoa chứ không có lá. Khi còn non, quả có vỏ màu xanh nhạt, khi chín sẽ chuyển dần về màu đỏ. Quả vả có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cung cấp cho cơ thể nhiều hoạt chất ở dạng hợp chất flavonoid, polyphenol, chất nhầy và pectin.
Theo một số nghiên cứu về loại quả này, bên trong nó có chứa: Protein, mangan, đồng, sodium, chất béo, sắt, đường, kẽm, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, vitamin C, calcium, magnesium, phosphorus,… Quả vả được ứng dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Nhiều nơi sử dụng quả vả chín phơi khô làm mứt, quả vả xanh được dùng như một loại rau sạch ăn sống, rau ghém trộn cùng với các loại rau khác hoặc kho với một số thực phẩm khác.
Trong y học hiện đại, quả vả có công dụng lợi sữa cho sản phụ, tiêu thực, nhuận tràng, phòng chữa bệnh trĩ , táo bón, kiết lỵ và lợi tiểu. Rễ và lá của cây vả góp mặt trong nhiều bài thuốc tiêu thũng, giải độc. Như đã biết về các thành phần vitamin A, B, photpho, omega-6, canxi, sắt và magie, omega-3, pectin, phenol, coumarin có công dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết và cả ung thư vú, ngừa bệnh tim mạch vành, mụn nhọt, ghẻ lở, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, loại bỏ cholesterol trong máu, chữa bệnh ho gà, hen suyễn. Cây vả xuất hiện trong đời sống của chúng ta với nhiều hình dáng bên ngoài khác nhau, nhiều người thắc mắc không biết cây vả có mấy loại? Tại Việt Nam, cây vả có hai loại chính đó là cây vả mật và cây vả nếp hay còn gọi là cây vả Huế.
Cây vả mật
Cây vả mật có thể nhận biết thông qua các đặc điểm dưới đây: Quả khi chín sẽ có chứa chất nhựa kết dính bên trong như mật ong, ăn vào có vị ngọt. Khi còn xanh ăn vào sẽ có vị chát, trái giống hình trái lê chứ không tròn như các loại quả vả khác. Thực chất, loại quả này lại được nhiều người ưa chuộng ăn lúc xanh hơn, bởi lúc này quả có ít lông bao phủ hơn khi chín, quả vả mật xanh khá giòn, ăn chấm muối vô cùng ngon.
Cây vả Huế (Cây vả nếp)
Để phân biệt được cây vả Huế, chúng ta chỉ cần cắt đôi quả vả, nếu bên trong có màu hồng đẹp mắt, hình cầu thì đó chính là cây vả Huế. Khi quả còn xanh thì sẽ có ít chất nhầy hơn, ăn vào có vị ngọt, chát, giòn, màu xanh đậm. Quả khi chín sẽ chuyển dần về màu xám, lông sẽ rụng dần đi.
Có nên trồng cây vả trong nhà?
Cây vả có hình dáng bên ngoài giống tới 85% cây sung, quả của chúng có kích thước lớn hơn cây sung, khi ăn vào có vị ngọt, thơm, ngon, bùi bùi khá hấp dẫn. Đây là loại cây được trồng nhiều với mục đích làm cảnh và lấy quả. Cũng giống như cây sung, loại cây này mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta. Cây mang ý nghĩa của sự đầy đủ, trọn vẹn, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ. Cũng chính vì lẽ đó nên loại quả này được ưu tiên bày trí trong mâm ngũ quả ngày Tết, là loại quả thắp hương trong mỗi dịp lễ.
Hơn hết, cây vả thuộc họ sung, mà cây sung là loại cây nằm trong bộ cây cảnh tứ linh “sanh , si , đa , đề”. Do đó, cây vả cũng mang ý nghĩa phong thủy tương tự cây sung. Nhiều người khá thắc mắc việc có nên trồng cây vả trong nhà không hay trồng cây vả có ý nghĩa gì? Theo nhiều nhà phong thủy học, cây vả sẽ hợp với người mang bản mệnh Hỏa và Mộc. Nếu hai mệnh này trồng cây vả sẽ giúp họ gặp nhiều thành công, may mắn, gia đình luôn hạnh phúc và sum vầy.
Tuy nhiên, khi trồng loại cây này trong không gian sống cũng cần chú ý không nên trồng cây ở sát cổng hay cửa nhà chính. Theo phong thủy, nếu trồng loại cây vả ở hai vị trí này cây sẽ gây ảnh hưởng đến tiền tài, sự nghiệp và sự may mắn của các thành viên trong gia đình, ngăn cản những luồng sinh khí đi vào nhà. Tuy nhiên, chúng ta có thể trồng cây vả lệch về bên trái hoặc bên phải của cổng hoặc cửa chính nếu bạn vẫn muốn trồng cây vả trước nhà.
Cách nhân giống cây vả
Cây vả là loại cây có mặt tại nhiều nơi trên đất nước ta, cây sinh trưởng tốt trong cả 4 mùa và có thể trồng quanh năm. Để giảm thiểu công tưới tiêu, bạn nên trồng vào đầu mùa mưa, trong khoảng tháng 5 – 6 hàng năm. Cây vả có thể thích nghi được trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất hơi chua cho tới đất thịt màu mỡ. Tuy nhiên, trước khi trồng cần phải bón phân chuồng hoai mục, bón lót với vôi bột để tăng cường dinh dưỡng và xử lý hết mầm bệnh trong đất.
Loại cây này rất ít khi được nhân giống bằng cành chiết mà thường được trồng và nhân giống bằng hạt. Sau khi mua hạt về cần chọn thật kỹ cách hạt vả cứng, không bị sâu để đảm bảo độ nảy mầm sau này được cao nhất. Cách nhân giống cây vả như sau:
Ngâm hạt trong khoảng 15 – 20 phút, khi hạt nở to và đều thì tiến hành gieo hạt vào trong bầu đất đã chuẩn bị sẵn. Hạt vả cần khá nhiều nước để nảy mầm, cần tưới nước hằng ngày vào mỗi buổi sáng. Sau khi gieo hạt được 1 tuần, vả sẽ nảy mầm, chúng ta cần tưới nước hằng ngày và cung cấp nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng khỏe. Sau thời gian khoảng 1 tháng, chúng ta có thể đưa cây ra trồng ở khu vực trồng lâu dài.
Tiêu chuẩn chọn cây vả giống
Để cây có thể sinh trưởng tốt và nhanh ra quả, hạt giống cần lựa chọn thật kỹ trước khi trồng. Cây vả hiện nay được trồng và nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt nên tiêu chuẩn chọn cây vả giống như sau: Hạt vả giống sau khi mua về cần phơi khô trước khi gieo để bảo quản chúng không bị các vi sinh vật tấn công. Chúng ta nên mua tại nơi bán cây vả giống uy tín sẽ đảm bảo tỷ lệ nảy mầm được cao nhất.
Cây vả trồng bằng cành được không?
Cây vả có trồng bằng cành được không cũng là một trong những thắc mắc về loại cây này. Thực chất cành vả có thể trồng thành cây con được, tuy nhiên tỷ lệ mọc cây con lại rất thấp. Phương pháp gieo hạt được nhiều người sử dụng và cho ra chất lượng cây đảm bảo, tỷ lệ mọc cây con cũng rất cao, bạn nên tham khảo qua.
Hình ảnh cây vả trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây vả trong tự nhiên dưới đây để phân biệt loại cây này với cây sung:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và các loại cây vả, cách nhân giống, hình ảnh và có nên trồng loại cây này trong nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây thần kỳ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây thần kỳ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây trầm hương – Đặc điểm, công dụng và vị trí trồng
Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống
Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh
Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng
Cây sim – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tam thất – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng