Cây trúc nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng
Cây trúc nhật là loại cây cảnh có giá trị phong thủy cao, ưa bóng râm nên thích hợp trồng trong nhà. Hôm nay, Elead sẽ giới thiệu tới bạn đặc điểm cây trúc nhật vàng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc.
Đặc điểm cây trúc nhật vàng
Cây trúc nhật vàng là một trong những loại trúc được trồng phổ biến tại nước ta. Loại cây này có hình dáng lá bên ngoài khá đẹp mắt, trên lá có nhiều chấm tròn hoặc những vết loang lổ có màu vàng. Cũng chính bởi hình dáng bên ngoài khá thu hút nên được rất nhiều người yêu thích. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt loại cây này với cây trúc quân tử và cây trúc mây thông qua đặc điểm này. Ngoài màu sắc của lá thì cây trúc nhật vàng cũng giống một số loại trúc phổ biến tại nước ta về đặc điểm của thân, cành hay hoa.
Nếu chúng ta trồng loại cây này trong nhà, cây ít khi ra hoa. Ngược lại nếu đảm bảo được lượng nước tưới hằng ngày, chất dinh dưỡng trong đất và ánh sáng thì cây sẽ ra hoa trong suốt 4 mùa. Hiện tại, cây trúc nhật vàng được rất nhiều người mệnh Thổ ưa chuộng. Bởi theo ngũ hành, màu vàng là màu may mắn của người mệnh Thổ. Cũng xét theo yếu tố tương sinh của ngũ hành, “Thổ sinh Kim” nên loại cây này rất hợp với người mệnh Thổ và Kim. Loại cây này cũng là một trong số các loại cây cảnh đẹp có công dụng hút các tạp chất và bụi bẩn, thanh lọc không khí, làm đẹp cho những tiểu cảnh nước chảy.
Các loại cây cảnh thường bị nhiều người dè chừng khi trồng bởi hầu hết chúng đều chứa độc tố trong lá và nhựa. Tuy nhiên, cây trúc nhật vàng lại là loại cây cảnh không có độc tố. Dẫu vậy, chúng ta cũng không được chủ quan mà cho trẻ bứt lá để nghịch, trẻ dễ cho vào miệng gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử có tên tiếng anh là bambusa multiplex. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chiều cao trung bình từ 2 – 3m, có thể vươn cao, thẳng đứng cho dù phần thân cây khá nhỏ. Thân có màu xanh vàng, các đốt ở thân thường ngắn và mềm mại. Loại cây này có nguồn gốc từ Nepal và Trung Quốc, nhờ vẻ ngoài độc đáo nên được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cây trúc quân tử thích hợp trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt, phù hợp với nhiều loại đất. Cây có tuổi thọ giao động trong khoảng từ 4 – 5 năm, nếu điều kiện sinh trưởng thuận lợi, cây có thể sống tới 10 năm. Cây trúc quân tử ưa ánh sáng nhưng lại không chịu được ánh nắng gay gắt, chúng ta nên trồng cây ở những nơi mát mẻ, đất ẩm và thoát nước tốt.
Cây trúc mây
Cây trúc mây còn được biết tới với cái tên là cây mật cật, tên khoa học là rhapis excelsa. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng rộng rãi từ trong Nam cho tới ngoài Bắc. Cây có chiều cao lớn, cao trung bình 10 – 15m, khoảng cách giữa các đốt thân khoảng 20 – 30cm. Thân mọc thẳng và không có nhiều gai giống như các loại trúc truyền thống. Thân cây trúc mây có màu xanh đậm, độ đàn hồi thấp nhất trong tất cả các loại tre – trúc nên thường được sử dụng để làm cần câu cá.
Với khả năng che bóng mát tốt, loại cây này còn có khả năng loại bỏ một vài chất có hại cho hệ hô hấp, bụi bẩn, thanh lọc không khí. Trong dân gian cũng truyền tai nhau rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp về loài cây này nên được rất nhiều người sử dụng làm quà tặng cho các dịp lễ, Tết, tân gia, khánh thành, khai trương,…
Ý nghĩa cây trúc nhật phong thủy
Cây trúc nhật được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng, thanh nhã và mảnh mai. Lá trúc nhật xanh mướt quanh năm sẽ làm cho không gian sống của chúng ta trở nên sinh động hơn, tạo cảm giác mát mắt và dễ chịu. Cây trúc nhật có kích thước vừa phải, khi trồng trong đất hay thủy sinh đều có thể sinh trưởng tốt mà không chiếm quá nhiều diện tích. Loại cây này thường xuất hiện trong các khu vực tiểu cảnh, các khu vườn cảnh quan và khu công viên, trường học. Cây sinh trưởng tốt ở những nơi có nhiều bóng râm như: Nhà hàng, công viên, quán cafe, khách sạn,…
Loại cây này cũng cho hoa có hình dáng bên ngoài khá bắt mắt, những bông hoa nhỏ, mọc thành cụm, các cụm hoa mọc sát nhau tạo thành chùm, cánh hoa thì nở theo kiểu bung xòe trông khá cuốn hút. Những chùm hoa màu trắng trên nền lá xanh như tô điểm thêm cho không gian sống đẹp đẽ hơn. Hơn hết, nếu cây trúc nhật ra quả, cây mang lại sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Cây có sức sống mãnh liệt, xanh tốt quanh năm nên nó được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ, kiên cường, thể hiện hình ảnh đẹp của những con người dám đương đầu với gian nan, thử thách. Theo quan niệm dân gian, trồng loại cây này trong nhà cũng sẽ giúp xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Trong phong thủy, cây trúc nhật nằm trong bộ cây cảnh tứ quý “tùng – cúc – trúc – mai”. Do đó, ý nghĩa cây trúc nhật phong thủy chính là sự bản lĩnh, sự may mắn và thuận lợi trong công việc, cuộc sống.
Cây trúc nhật hợp mệnh gì?
Như đã biết về màu sắc bên ngoài của cây trúc nhật, cây có màu vàng và xanh là chủ đạo, do đó cây rất hợp với người mệnh Mộc và Kim. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, xanh tốt quanh năm, vừa cứng rắn, lại vừa mềm dẻo, dễ uốn. Khi trồng cây trong nhà, cây sẽ tỏa ra nguồn năng lượng sống tích cực, sự tươi mới, dễ chịu và xanh mát.
Người mệnh Mộc luôn tràn đầy nhiệt huyết, sự vui tươi, sức sống mãnh liệt, họ có khả năng sáng tạo và tính cách tốt bụng. Những người này thường thích giao lưu, gặp gỡ người lạ, nên họ sẽ thường sẽ lựa chọn làm những công việc có sự liên quan tới giao tiếp, những nghề nghiệp đòi hỏi trí tuệ cao. Đây chắc chắn đã là câu trả lời chi tiết cho bạn về câu hỏi cây trúc nhật hợp mệnh gì, còn chần chờ gì mà không sắm ngay cho mình một cây trúc nhật trong nhà ngay đi nào!
Cách trồng cây trúc nhật thủy sinh
Khác với các loại cây trồng thủy sinh khác, cây trúc nhật có màu xám chứ không phải màu trắng nên được ít người ưa chuộng trồng làm cây thủy sinh. Tuy nhiên, nếu đó là sở thích của bạn thì chúng ta vẫn có thể trồng cây trúc nhật thủy sinh một cách dễ dàng:
Bước 1: Chọn một cây trúc nhật khỏe mạnh, có tán lá rộng, đang xanh tốt, không bị sâu bệnh.
Bước 2: Cho cây thích nghi dần với môi trường trong nước.
Chúng ta cần loại bỏ khoảng một nửa đất trong chậu cây và đặt một nửa rễ cây vào trong nước sao cho 50% rễ vẫn nằm trong đất.
Bước 3: Chuyển cây sang trồng thủy sinh.
Sau khi trồng theo dạng 50% đất, 50% nước trong khoảng 1 tháng – 1,5 tháng thì chúng ta có thể loại bỏ toàn bộ đất và rửa sạch rễ cây. Tiếp đó đặt cây trong bình thủy sinh và đổ nước vào ngập một phần ba rễ cây.
Cách chăm sóc cây trúc nhật mini để bàn
Loại cây này khi trồng trong nhà thường ít khi bị sâu bệnh. Lá cây trúc nhật mini để bàn có màu vàng nên người trồng thường khó phát hiện ra tình trạng vàng lá của cây. Khi đất bạc màu, cây thiếu nước, thiếu ánh sáng, lá bị già và sâu bệnh thì cây sẽ chuyển dần sang màu vàng đậm và khô héo dần. Do đó, bạn cần quan sát thật kỹ để tránh cho cây chết đi một cách đáng tiếc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây trúc nhật vàng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây xoan và cây xoan đào – Đặc điểm, công dụng, hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây xoan và cây xoan đào – Đặc điểm, công dụng, hình ảnh
Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng
Cây thần kỳ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây trầm hương – Đặc điểm, công dụng và vị trí trồng
Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống
Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh
Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng