Cây xoan và cây xoan đào – Đặc điểm, công dụng, hình ảnh
Cây xoan là loại cây lâm nghiệp được trồng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương, gỗ xoan được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất trong nhà. Hôm nay, Elead sẽ giới thiệu với bạn đặc điểm cây xoan, cây xoan đào, tên gọi khác, phân biệt cây xoan và cây sầu đâu, công dụng, hình ảnh và quả xoan có ăn được không?
Cây xoan còn gọi là cây gì?
Cây xoan có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Châu Á, loại cây này phân bố rộng rãi khắc các châu lục. Cây xoan là loại cây có thân gỗ, kích thước thân nhỏ, nhỏ rụng lá theo mùa. Cây có chiều cao trong khoảng 7 – 20m, một số cây sống ở Australia có thể cao hơn 40m. Hoa xoan có kích thước nhỏ, mọc thành chùm và tụ tán lớn, hoa đực có màu trắng, hoa cái có màu tím, mọc xen kẽ nhau. Hoa xoan thường nở rộ vào giữa mùa xuân, một số cây sung sức, tới mùa phát dục, hoa nở thành tán lớn, gần như che lấp hết toàn bộ lá, nhìn từ xa hầu như không còn nhận ra màu lá.
Lá xoan là loại lá kép lông chim, lá non màu xanh nhạt, mặt lá dưới có màu xanh đậm, mép lá có răng cưa. Quả hình tròn, kích thước nhỏ, khi còn non có màu xanh, khi trưởng thành sẽ vàng dần, khi chín bắt đầu nhăn nheo và khô héo. Quả xoan chính là bộ phận sinh trưởng chính của cây. Sau khi chín, quả xoan treo lơ lửng nhiều ngày trên cành, số ít rơi rụng trên đất và được các loài chim chóc phát tán ra các khu vực xung quanh. Loại cây này có mặt tại nước ta từ rất lâu và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Mỗi địa phương lại đặt cho nó một cái tên khác nhau, việc cây xoan còn gọi là cây gì là câu hỏi của rất nhiều người.
Cây xoan có nhiều tên gọi khác như: Cây thầu đâu (miền Trung), cây khổ luyện (theo tiếng Hán), xoan nhà (phân biệt với xoan rừng), cây sầu đông, cây xoan ta (tên gọi này để phân biệt với cây sầu đâu), cây luyện,… Không chỉ tại nước ta, nhiều nơi trên thế giới cũng gọi loại cây này với nhiều cái tên gọi khác như: Paradise tree, persian lilac, white cedar, pride of India, melia azedarach,…
Không những vậy, loại cây này còn là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thi sĩ. Trong cái nhìn của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tháng ba nở trắng hoa xoan – Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương”. Loại cây này được nhiều người yêu thích bởi hoa xoan mang hình ảnh về sự mộng mơ, giản dị lại vừa thanh sạch, ngọt ngào. Bên trong cây xoan còn mang những câu chuyện về công dụng và độc tính của chính nó. Ở Việt Nam, nơi trồng loại cây này thành rừng và phát triển kinh tế đó là: Lâm Đồng, Kon Tum và Bình Thuận. Cây xoan rừng được trồng với mục đích lấy gỗ và phủ xanh đất trống, đồi trọc, giảm xói mòn đất, giảm lũ quét.
Cây xoan đào là cây gì?
Cây xoan đào cũng là một trong những loại cây lâm nghiệp được trồng phổ biến để thu hái gỗ làm nguyên liệu cho ngành nội thất. Gỗ xoan đào thuộc nhóm VI, là một cây thân gỗ tự nhiên có kích thước lớn, tên tiếng anh là prunus arborea. Loại gỗ này mang lại nhiều giá trị cho con người, chính vì vậy việc cây xoan đào là cây gì đang được rất nhiều người quan tâm.
Cây có hình dạng bên ngoài giống tới 85% cây xoan ta, chỉ khác nhau về chất lượng gỗ và màu sắc hoa. Cây phân bố rải rác ở những khu rừng thứ sinh và nguyên sinh, có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Indonesia, Singapore, Malaysia, Lào,…
Tại Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Hà Giang và một số tỉnh trong khu vực Tây Nguyên như Kon Tum và Lâm Đồng.
Phân biệt cây xoan và cây sầu đâu
Cây sầu đâu là cây xoan Ấn Độ, lá màu xanh đậm, hoa màu trắng, lá ăn được và là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Cây xoan bản địa có lá màu xanh nhạt, hoa màu tím, lá có vị đắng, chát và không ăn được. Nhiều người hay nhầm lẫn cây xoan và cây sầu đâu với nhau, bởi chúng có các đặc điểm bên ngoài vô cùng giống nhau. Tuy nhiên, hai loại cây này lại có công dụng hoàn toàn khác nhau. Cây xoan thuộc họ Malvaceae, là loại cây bản địa của Việt Nam. Đây là loại cây được trồng để lấy gỗ, vỏ thân sắc uống để điều trị giun sán.
Khác với cây sầu đâu ăn được lá và quả, bên trong lá và quả xoan có chứa nhiều chất độc, gây ngộ độc thần kinh nếu ăn phải. Bởi trong chúng chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định. Theo nhiều nghiên cứu về độc tố của loại cây này, chỉ cần khoảng 15 – 20g hạt xoan đã có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, mất vị giác, táo bón, tổn thương dạ dày, đi ngoài ra máu, trụy tim và xung huyết phổi. Nhiều thí nghiệm lâm sàng trên lợn đã cho biết, 20g hoa và lá xoan có thể gây chết một con lợn 22kg.
Quả xoan có ăn được không?
Bên trong quả xoan có chứa hàm lượng lớn alkaloid, toosendanin, melianone, kaempferol, lipomelianol, 21-O-methyl toosendan-pentano, 21-O-acetyl toosendan triol,… Hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại cây này nhưng chưa hề đề cập đến tác dụng dược lý của quả xoan. Trong Đông Y, cây xoan có nhiều công dụng đối với sức khỏe nên việc quả xoan có ăn được không chính câu hỏi thường được các bệnh nhân đề cập tới. Trong Đông Y, quả xoan được gọi là xuyên luyện tử. Vị thuốc xuyên luyện tử được dùng phổ biến như một loại thuốc trị giun.
Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có tính lạnh, vị đắng và có chứa độc tố. Xuyên luyện tử có công dụng sát trùng, giảm đau, trị giun. Tuy nhiên, loại quả này không thể ăn một cách tùy tiện được, nhiều trường hợp viêm cấp tính dạ dày – ruột, phổi ứa máu, gan xung huyết và hôn mê đã xảy ra khi ăn nhầm phải loại quả này. Đây là một vị thuốc có chứa độc tính, trong dân gian chưa có nhiều thông tin về công dụng và cách dùng. Do đó, chúng ta cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định dùng nó.
Công dụng cây xoan ta
Loại cây này được trồng nhiều tại nước ta không chỉ bởi giá trị kinh tế của gỗ xoan mang lại mà còn bởi cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Công dụng của cây xoan ta đối với sức khỏe con người đó là: Chữa bệnh ngứa âm hộ, bệnh ghẻ, ngứa ngáy do côn trùng và chữa đau lưng. Không những vậy, lá xoan ta có độc tính cao, mùi hắc nên được sử dụng như 1 loại phân xanh bảo quản lương thực và làm thuốc trừ sâu tự nhiên.
Gỗ xoan là loại gỗ có chất lượng khá tốt, độ cứng tốt, đường vân gỗ đẹp nên được ứng dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất. Ngoài ra, cây xoan cũng là loại cây có giá trị làm đẹp cảnh quan, hoa xoan có màu tím khá đẹp mắt, tán lá tỏa rộng nên được trồng làm cây bóng mát tạo cảnh ở ven đường, bờ sông, bờ suối. Một số cây xoan bonsai để bàn cũng đang được bán rộng rãi tại nhiều cửa hàng cây cảnh.
Công dụng cây xoan đào
Khác với cây xoan ta, cây xoan đào không có giá trị y học mà chỉ có giá trị kinh tế mà thôi. Gỗ xoan đào được xếp cùng nhóm với gỗ xoan ta. Hiện nay, cây xoan đào đang dần được trồng rộng rãi bởi nó mang hiệu quả kinh tế cao, sinh trưởng và thu hoạch nhanh hơn cây xoan ta. Một cây xoan đào có tuổi thọ khoảng 4 – 5 tuổi đã có giá từ 5 – 9 triệu đồng. Gỗ xoan đào được ứng dụng để làm đồ nội thất, giường ngủ, bàn ghế, sofa gỗ,…
Xem hình ảnh cây xoan ta trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây xoan trong tự nhiên dưới đây để phân biệt loại cây này với cây sầu đâu:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây xoan, cây xoan đào, tên gọi khác, phân biệt cây xoan và cây sầu đâu, công dụng, hình ảnh và quả xoan có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng
Cây thần kỳ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây trầm hương – Đặc điểm, công dụng và vị trí trồng
Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống
Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh
Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng
Cây sim – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh