Cây dổi là gì? Phân loại, giá trị và cách trồng

Cây dổi là một trong những loại cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Cây được trồng thành rừng với quy mô lớn, mọc tập trung tại miền núi Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Là loại cây đa năng vừa thu hái gỗ vừa thu hái hạt. Vậy liệu bạn có biết cây dổi là cây gì, các giống cây dổi, giá trị kinh tế, cách trồng của chúng ra sao? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu!

Nội Dung Chính

Cây dổi là cây gì?

Cây dổi là loại thực vật trong họ Magnoliaceae, thuộc chi Michelia. Dổi là loại cây có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ta. Tại Việt Nam, chúng mọc tập trung tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, những vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên có độ cao từ 800 – 1600m. Cây dổi có kích thước khá lớn, chiều cao tương đối, một cây dổi trưởng thành có thể cao lên tới 20m, thân mọc thẳng, vỏ thân có màu xám thường tróc vảy hoặc nứt dọc. Mùa hoa dổi bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc nhanh chóng vào tháng 5, mùa quả bắt đầu vào tháng 9 và cũng kết thúc ngay ở tháng 10. 

Cây dổi là cây gì?

Cây dổi là cây gì?

Cây dổi có đường kính thân trong khoảng từ 0,5 – 1m, lá dổi có kích thước lớn, mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Hoa mọc ở đầu cành, mọc đơn lẻ chứ không mọc thành cụm, cuống lớn. Quả dổi khi chín hóa gỗ và nứt thành hai mảnh. Cây có nhu cầu về ánh sáng rất lớn, nhu cầu này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Khi cây còn non, cây có thể sống một thời gian ngắn trong bóng râm, khi cây đã trưởng thành thì cây lại trở nên vô cùng yêu thích ánh nắng. Những thông tin về đặc điểm của cây dổi như trên chắc chắn đã giải thích được sự thắc mắc về việc cây dổi là gì của bạn. 

Cây dổi thường sống khoảng 8 – 10 năm thì mới có thể cho thu hoạch hạt, khoảng 25 – 30 năm mới có thể thu hoạch gỗ được. Đặc biệt, cây dổi giống phải có thời gian sinh trưởng trong vườn ươm khoảng 2 – 3 năm thì mới có thể được trồng ngoài tự nhiên. Cây dổi ưa thích ánh sáng, dù trong điều kiện thời tiết nào cây cũng luôn vươn lên, vượt qua khỏi các tán cây khác trong khu vực. Cây dổi không phân nhánh ở thân mà chỉ phân nhánh ở phần ngọn, gỗ có chất lượng khá tốt, ít cong vênh, ít mối mọt, có mùi thơm nên có giá thành khá cao khoảng 30 – 35 triệu đồng cho 1m3 gỗ. 

Các giống cây dổi tại nước ta

Thông qua quá trình nhân giống tự nhiên và lai giống, nhiều giống dổi đã ra đời như: Dổi Hòa Bình, dổi bắc, giổi ăn hạt, dổi lấy gỗ, dổi xanh, dổi nếp,… Tuy nhiên, nếu chúng ta xét theo công dụng thì chỉ có hai loại dổi phổ biến đó là giống cây dổi lấy hạt và giống cây dổi nếp tức cây dổi lấy gỗ. Các giống cây dổi tại nước ta chủ yếu mọc tự nhiên hoặc trồng ở khu vực miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La.

Giống cây dổi nếp (cây dổi lấy gỗ) 

Cây dổi nếp có đặc điểm bên ngoài giống với cây dổi lấy hạt. Tuy nhiên, giống cây dổi nếp lại có kích thước lớn hơn, lá noãn phát triển rời rạc chứ không dính lấy nhau giống cây dổi lấy hạt. Dổi lấy gỗ có tán hẹp, ít phân nhánh, cây trưởng thành có chiều cao khoảng 25 – 30m, đường kính thân cũng khá lớn, trung bình khoảng 0,5 – 1m. Phần gỗ khi khai thác có màu vàng nhạt, ít bị mối mọt tấn công, đường vân gỗ đẹp, ít cong vênh, mùi thơm, nhẹ, bền.

Giống cây dổi nếp (cây dổi lấy gỗ) 

Giống cây dổi nếp (cây dổi lấy gỗ)

Cây dổi lấy hạt

Cây dổi lấy hạt có kích thước hạt lớn bằng hạt ngô, lá không có sẹo ở cuống, số lượng lá noãn ít hơn cây dổi lấy gỗ. Sau khi thu hoạch thì hạt dổi sẽ được phơi khô và chuyển dần về màu nâu đen. Chúng thường được sử dụng làm gia vị hoặc dược liệu chữa bệnh bởi bên trong chúng có lượng tinh dầu khá lớn.

Cây dổi lấy hạt

Cây dổi lấy hạt

Giá trị cây dổi mang lại cho người nông dân

Cây dổi là giống cây lâm nghiệp nhiệt đới ẩm, mọc tập trung ở khu vực núi cao có lượng mưa dồi dào. Trong tự nhiên, cây mọc rải rác chứ không mọc tập trung tại một khu vực, phần lớn mọc ở vùng đồi núi phía Bắc, từ vùng bờ Vịnh Bắc Bộ đến Lạng Sơn, Quảng Ninh và Cao Bằng. Loại cây này sinh trưởng tốt trên đất diệp thạch, đất feralit đỏ, đất phiến thạch cát, đất feralit đỏ vàng, phong hóa trên granit và đất chua. Cây dổi có nhiều công dụng trong cuộc sống của con người, hạt dổi được những người đồng bào dân tộc của vùng núi Tây Bắc sử dụng như một món gia vị có vị cay giống hạt tiêu. 

Giá trị cây dổi còn được quyết định bởi tuổi thọ của cây, gỗ dổi được xếp vào nhóm gỗ có giá trị cao, càng những thớ gỗ có tuổi thọ cao càng có giá trị kinh tế lớn. Những sản phẩm làm từ gỗ dổi được người tiêu dùng vô cùng yêu thích. Cây dổi có biên độ sinh thái rộng, cây phù hợp trồng thành rừng để chống xói mòn đất, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Ngoài việc thu hái gỗ thì hạt dổi còn được sử dụng như một vị thuốc nam có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. 

Giá trị cây dổi mang lại cho người nông dân

Giá trị cây dổi mang lại cho người nông dân

Gỗ dổi được xếp vào nhóm những cây gỗ quý bởi đặc tính gỗ thơm, mịn, có đường vân gỗ đẹp, ít cong vênh và bị mối mọt tấn công. Chỉ sau khoảng 6 – 8 năm trồng là ta đã có thể thu hoạch quả. Sau khoảng 20 năm là chúng ta có thể thu hoạch gỗ. Nếu chúng ta so sánh với các loại cây công nghiệp khác thì quả thật, cây dổi cho giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Hiện nay, gỗ dổi được sử dụng để đóng đồ nội thất như bàn trà, tủ bếp, giường phản nằm, kệ tivi,

Tác dụng của cây dổi trong y tế

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả dổi có chứa: Coumarin, long não, safrol, methyl eugenol, camphor, beta-caryophyllene, elemicin,… Đây đều là những hoạt chất có công dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và xương cốt. Theo y học hiện đại, tác dụng của cây dổi đó là điều trị thoái hóa khớp, giảm sưng đau do chấn thương, chữa thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và bệnh gai cột sống. 

Tác dụng của cây dổi trong y tế

Tác dụng của cây dổi trong y tế

Tại vùng rừng núi Tây Bắc họ xem hạt dổi như một món gia vị không thể thiếu trong việc tẩm ướp đồ nướng và chế biến các món tươi sống. Trong Đông Y, cây dổi được mệnh danh là vàng đen Tây Bắc trong việc chữa tiêu chảy. Đây là vị thuốc quý được nhiều người sử dụng, được nhiều người ưu ái ngâm nó với rượu uống hằng ngày. Nếu bạn đang bị bệnh liên quan tới xương khớp đừng ngần ngại gì mà chuẩn bị ngay cho bản thân một hũ rượu hạt dổi để uống hằng ngày. 

Cách trồng cây dổi nhanh thu hoạch

Cây dổi có thời gian sinh trưởng khá dài, để cây có thể thu hoạch được cũng mất thời gian khá lâu. Cách trồng cây dổi nhanh thu hoạch như sau: 

Nên trồng cây dổi ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng nghèo, rừng non mới được phục hồi là sự lựa chọn không tồi. Đào hố trồng theo kích thước 40x40x40 cm, mỗi cây cách nhau 4m, mỗi hàng cây lại cách nhau 5m. Cần đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng, đặt cây con vào hố và lấp đất lại, nén chặt rồi tiến hành vun gốc cho cây. Trong tháng đầu khi mới trồng cần tưới nước vào mỗi buổi sáng cho cây. Tuy nhiên, khi cây đã bám chặt vào đất và khỏe mạnh thì nên giảm lượng nước của cây xuống.

Cách trồng cây dổi nhanh thu hoạch

Cách trồng cây dổi nhanh thu hoạch

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Xem ngay một số hình ảnh cây dổi trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Hình ảnh cây dổi trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin cây dổi là cây gì, các giống cây dổi, giá trị kinh tế, cách trồng của chúng ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cải trời – Cách nhận biết và phân biệt, phân loại và tác hại

Sinh Vật Cảnh -