Cây cao su – Đặc điểm, cách lấy nhựa, tác hại và hình ảnh
Cây cao su là một trong những loại cây được trồng thành rừng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương. Mủ cao su cũng là sản phẩm có mức giá lên xuống thất thường còn hơn cả giá xăng dầu trong thời điểm hiện tại. Vậy đặc điểm, nguồn gốc, cách lấy mủ cao su, tác hại và hình ảnh ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây.
Tổng quan về cây cao su
Cây cao su có tên tiếng anh là hevea brasiliensis, có nguồn gốc từ Mỹ La Tinh. Trước kia, cây chỉ mọc ở những cánh rừng hoang nhiệt đới, hiện nay cây đã trở thành một trong những loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế lớn. Cây có lá kép, lá mọc thành cụm và mọc tập trung trên ngọn, chiều cao của cây trung bình trong khoảng 20 – 30m. Các đặc điềm tổng quan về cây cao su như sau:
Rễ cao su có hai loại đó là rễ bàng và rễ cọc. Rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, giúp bảo vệ cây không bị ngã, đổ khi có gió bão và hút được nhiều nhất các chất dinh dưỡng có trong lòng đất để sinh trưởng. Rễ cọc cây thì xuất hiện sau khi cây được trồng khoảng 1 năm, thường ăn sâu vào lòng đất khoảng 30cm – 1m. Lá cao su mọc cách, màu xanh, lá xòe ngang. Cây cao su ra hoa sau khoảng 5 – 6 tuổi, cây ra lá và hoa mỗi năm một lần, thường thì quá trình này diễn ra trong khoảng từ tháng 2 – 3 hằng năm.
Cây cao su cho hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Hoa cao su có hình chuông, màu vàng, mọc ở đầu cành, hoa cái có kích thước lớn hơn hoa đực. Quả cao su có hình tròn, là dạng quả nang, bên trong có chứa 1 hạt. Quả cao su có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu nâu. Hạt cao su có hình dạng giống hạt lúa, màu nâu đậm, cứng, đầu hạt có lỗ nhỏ. Cây cao su là dạng thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 30m, đường kính thân khoảng 40 – 50cm. Khi cây còn non, cây sẽ sinh trưởng mạnh ở phần ngọn, khi cây trưởng thành thì lại sinh trưởng mạnh ở phần thân và gốc. Phần thân chính là bộ phận khai thác mủ, là bộ phận mang lại giá trị kinh tế.
Cây cao su có nguồn gốc từ đâu?
Theo nhiều tài liệu có ghi chép lại, cây cao su đã được hai hải quân người Pháp phát hiện năm 1743. Khi hai người đi đang đi trong vùng Guyane – Tại miền Nam sông Amazon đã trông thấy một loài cây có hình dáng rất kỳ lạ. Họ đã trông thấy người dân Mania lấy một thứ mủ có màu trắng để làm nhựa bẫy chim. Loại mủ này có độ đàn hồi và mềm dẻo rất cao. Chúng được nắn thành các vật dụng hàng ngày như đồ chơi, chậu, chén, tượng thần.
De La Condamine C và Fresno F (hai vị hải quân người Pháp) đã vẽ lại toàn bộ hình ảnh chi tiết của loại cây này và gửi lên viện hàn lâm. Tuy đã được phát hiện từ thế kỷ 17 nhưng sang nửa thế kỷ 18 loại cây này mới được chú ý. Năm 1846, phương pháp cao su lưu hóa đã được Thomas Hancook và Charles Goodyear tìm ra. Từ đó mủ cao su bắt đầu được đưa vào phục vụ cho nhu cầu của con người. Các sản phẩm làm từ cao su bao gồm: Xe đạp, lốp ô tô, giày, dép, áo, quần,…
Năm 1877, loại cây này được trồng đầu tiên tại nước ta, không mủ, gỗ hay dầu từ loại cây này cũng rất được ưa chuộng. Khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, người dân phải làm việc vất vả hàng giờ trong các vườn trồng cao su của người Pháp. Trong suốt một thế kỷ ấy, hình ảnh cây cao su gắn liền với thảm họa và kiếp sống lầm than, nghèo đói của người dân nước ta. Ngoài mục đích kinh tế, khi chúng ta trồng cao su còn đem lại lợi ích to lớn cho môi trường. Cây được trồng số lượng lớn với mục đích chống xói mòn đất và phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Cách lấy nhựa cây cao su
Cây cao su đạt chuẩn để lấy mủ là những loại cây cao khoảng 1 – 2m, đường kính thân trong khoảng 30 – 50cm, vườn cây phải được 5 – 7 năm tuổi. Nếu cây quá nhỏ mà chúng ta đã khai thác thì năng xuất mủ sẽ rất thấp, sản lượng gỗ sau này cũng vô cùng kém. Một vườn cây được xem là đủ tiêu chuẩn phải có tỷ lệ khoảng 50% số lượng cây có những đặc điểm nêu trên. Một người trưởng thành, lành nghề có thể cạo được khoảng 300 – 400 cây/1 ngày làm việc. Cách lấy nhựa cây cao su như sau:
- Chuẩn bị: Chúng ta cần trang bị đầy đủ các vật dụng: Chén, máng, kiềng. Chén hứng mủ phải được làm bằng chất liệu đất nung, bên trong có tráng qua một lớp men.
- Thời gian thu hoạch: Cây cao su thường được thu hoạch một cách liên tục trong 8 – 10 tháng.
- Cách lấy nhựa cây cao su: Tiến hành cạo phần vỏ bên ngoài của cây theo hình xoắn ốc. Mủ cao su sẽ chảy dần qua những vết cạo xoắn ốc và chảy vào chén đựng mủ đặt phía dưới. Tiếp đó, khi mủ trong chén đã đông lại thành dạng sệt thì thu lấy chỗ cao su đó và mang đi bảo quản chờ thương lái đến thu mua. Người ta thường tôi luyện cao su thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của chúng ta bằng cách cho sunfua, oxit silic, carbon, bông, len, nung lên ở nhiệt độ cao để tăng độ liên kết, sự bền chắc, tính co giãn.
Nhựa cây cao su là sản phẩm của những thành quả nào?
Nhựa cây cao su được chia làm hai loại chính đó là mủ nước và mủ đông. Mủ nước chiếm tới 85%, là nguyên liệu chính để sản xuất tất cả những mặt hàng về cao su mà chúng ta thấy. Mủ nước khi được thu hoạch nằm ở dạng lỏng tự nhiên. Khác với mủ nước, mủ đông chỉ chiếm khoảng 10 – 15%, đây là dạng mủ có chứa nhiều tạp chất, mùi hôi, hắc, là phần mủ còn sót lại trên chén hứng mủ sau khi người dân thu hoạch mủ nước. Loại mủ này có giá thành rẻ, đã bị oxy hóa và enzym trong thời gian dài nên chỉ được ứng dụng làm một số sản phẩm SVR 20 hoặc SVR 10.
Cây cao su mang tới rất nhiều lợi ích cho con người, các lợi ích về tự nhiên, xã hội và kinh tế đang ngày một thúc đẩy sản phẩm từ nhựa cây cao su phát triển. Nhựa cây cao su là sản phẩm của ngành xây dựng, ngành thủy lợi – thủy điện, ngày công nghiệp và ngành y tế. Mủ cao su là nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm cao su chặn xe, cao su chống va, cao su phun bi, gờ giảm tốc, gioăng đệm cao su, cao su khắc dấu, nút cao su, phớt cao su, cao su chịu nhiệt, thảm cao su, cao su cửa kính, cao su chịu nhiệt, găng tay y tế cao su, cao su khắc dấu,…
Tác hại của cây cao su
Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này, trong mủ cao su có chứa carbohydrate, isoprene polymer, protein, acid béo, quebrachilol, xà phòng, chất vô cơ, nước. Chính vì vậy, mủ cao su có chứa khá nhiều chất gây mùi độc hại cho đường hô hấp và nhiều chất gây hại cho da. Với những thành phần vừa có lợi vừa có hại trên, khi mủ cao su được chế biến thành các sản phẩm đời sống thì sẽ bị phân hủy một số chất hóa học có lợi cho cơ thể như protein, đường, axetic và chất béo gây nên các mùi độc hại.
Theo nghiên cứu, tác hại của cây cao su tới từ chất hydro sulfua và mercaptan có trong mủ cao su. Đây là hai hợp chất có độc tính cao, khi làn da của chúng ta tiếp xúc với chúng sẽ dễ gặp tình trạng kích ứng với da, buồn nôn, mạch đập nhanh, đau đầu, kích ứng niêm mạc, tổn thương gan, phù phổi, tử vong. Ngoài ra, mủ cao su tiết ra một chất khí H2S – Đây là khí độc, có mùi trứng thối. Khi chẳng may hít phải loại khí quá nhiều sẽ gây viêm màng kết, ngạt thở, thở gấp, nguy hiểm hơn đó là ngừng thở. Hơn hết, chất thải được thải ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ mủ cao su sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của nhiều hộ dân trong khu vực.
Hình ảnh vườn cây cao su
Dưới đây là một số hình ảnh vườn cây cao su đang trong mùa thu hoạch, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, cách lấy mủ cao su, tác hại và hình ảnh vườn cây cao su. Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cần thăng hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây cần thăng hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Cây dổi là gì? Phân loại, giá trị và cách trồng
Cây cải trời – Cách nhận biết, phân biệt, phân loại, tác hại
Cây cà chua – Đặc điểm, tuổi thọ, cách trồng, cách chăm sóc
Cây ba kích: Đặc điểm, công dụng, cách trồng và rượu ba kích
Cây bưởi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng
Cây tường vi hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng