Cây đước là cây gì? Nguồn gốc, tác dụng và giá trị

Cây đước là loài cây biểu tượng của nhiều vùng quê tại nước ta. cây gắn liền với lịch sử văn hóa và làng nghề làm đũa của Cà mau. Vậy cây đước là cây gì? Truyền thuyết về loài cây này như thế nào, tác dụng, giá trị kinh tế ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết. 

Nội Dung Chính

Cây đước là cây gì? 

Cây đước sống chủ yếu ở các rừng ngập mặn tại nước ta. Đây là một loài thân gỗ, được ứng dụng nhiều trong các ngành nghề khác nhau, là loại dược liệu chữa bệnh được Đông Y Việt Nam sử dụng từ lâu. Loại cây này có tên tiếng anh là rhizophora apiculata blume, được dân gian gọi bằng nhiều cái tân khác như: Cây đước xanh, cây trang, cây vẹt, cây sú, cây đước bợp,… Cây thuộc họ Rhizophoraceae, phân bố nhiều ở vùng bờ biển nhiệt đới của Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan,… Tại Việt Nam, cây phân bố tập trung ở vùng biển Phú Quốc – Kiên Giang. 

Chính bởi đặc tính sinh trưởng trong môi trường nước nên không phải ở đâu cũng xuất hiện loại cây này. Do đó, việc cây đước là cây gì cũng là thắc mắc của khá nhiều người. Đây là loại cây gỗ, kích thước lớn, đường kính thân trong khoảng từ 35 – 45cm, chiều cao trong khoảng từ 15 – 20m, một số cây mọc trong điều kiện thời tiết thuận lợi có thể cao tới 35m, có cây cao đến 30m. Cây đước có thể sinh trưởng nhanh chóng trong mùa mưa, bắt đầu có hoa quả lứa đầu sau khoảng 2 năm tuổi. Thân mọc thẳng, vỏ bên ngoài khá dày, có màu xám hoặc nâu. Quả đước có hình trứng dài, khi già sẽ rụng xuống lớp bùn và nhanh chóng phát triển thành cây con. Chính vì vậy, những vùng đất có cây đước sinh trưởng thường phát triển rộng lớn thành một hệ sinh thái rộng lớn. 

Cây đước là cây gì? 

Cây đước là cây gì?

Trên thân cây đước có nhiều vết nứt theo hình ô vuông, cây phân nhiều nhánh, vỏ ngoài của toàn bộ thân và nhánh đều sần sùi, quăn queo và vặn vẹo. Do nước ta có nền khí hậu nóng ẩm nên rất thích hợp cho cây đước sinh trưởng. Phát triển mạnh nhất có lẽ là những vùng ngập mặn quanh năm, hoặc những vùng có thủy triều lên xuống thất thường. Trong hệ sinh thái đước, các loài bò sát, cua, tôm, cá,… phát triển khá thuận lợi. Chính vì vậy, việc ưu tiên trồng cây đước trong những khu rừng ngập mặn đang được nhà nước ưu tiên và bảo vệ lâu dài. 

Mùa hoa quả của cây đước là vào khoảng tháng 10 – 12 hằng năm. Cây đước có bộ rễ cọc phát triển rất ít, những bộ rễ nhánh lại phát triển nhiều vô kể, chính vì vậy, cây có bộ rễ phát triển vô cùng khỏe mạnh, ăn sâu xuống lòng đất. Những rễ nhánh này sẽ giúp cây thở được trong nước, hút được các chất dinh dưỡng và chống đỡ cây cả trong những môi trường ngập nước quanh năm. Quả đước khá dài, hình tròn, màu nâu, dạng quả nang nên bên trong có chứa 1 hạt. Lá đước có hình mũi mác, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt và có nhiều chấm đen ở hai trên bề mặt của lá.

Cây đước Cà Mau

Chắc hẳn các bạn cũng biết, Cà Mau là một trong số tỉnh thành có 3 mặt giáp biển, chính vì vậy nơi đây có vô vàn những khu rừng ngập mặn. Đây chính là môi trường khá tốt cho cây đước sinh trưởng. Và loại cây này cũng xuất hiện ở đây từ lâu, gắn bó với đời sống nhân dân và nhiều ngành nghề tại địa phương này. Từ ngàn xưa, loại cây này đã mang lại giá trị không nhỏ cho người dân bản địa, cây gắn liền với nghề hầm than truyền thống và nghề sản xuất, chế tác gỗ đước để phát triển kinh tế của người dân tại đây. 

Cây đước Cà Mau

Cây đước Cà Mau

Chẳng ai biết nghề hầm than tại đây có từ bao giờ, chỉ biết người lớn trong vùng kể lại rằng đã có những gia đình gắn bó 3 đời với nghề này. Hầm than đước thì ở đâu cũng thực hiện như nhau nhưng để nói loại than nào tốt nhất thì vẫn là than củi đước Cà Mạu. Ngành nghề này đã giúp cho bao nhiêu con người có công ăn việc làm, nuôi sống gia đình. Giá than hiện nay đang giao động trong khoảng 7000 – 8000 đồng/1 kg, như vậy mỗi tháng một người có thể kiếm được khoảng 7 – 8 triệu đồng. 

Gỗ cây đước Cà Mau cũng có chất lượng vô cùng tốt, chính vì vậy nó được ứng dụng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm và vật dụng trong gia đình. Ví dụ như sản phẩm nổi tiếng đũa đước Cà Mau. Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển rộng rãi, cây đước đang dần trở thành một loại cây cảnh hút mắt, tạo sự khác biệt với các vùng du lịch nội địa khác. Cây đước cũng góp phần làm sạch nước biển, tạo dựng một vùng sinh thái biển trong lành, hạn chế ô nhiễm môi trường. Chính bởi những giá trị to lớn mà cây đước đã mang lại nên nó đang dần trở thành loại cây phát triển kinh tế chủ lực cho địa phương này. 

Truyền thuyết cây đước

Như các bạn đã biết, cây đước là loài cây quen thuộc với nhiều vùng đất và nổi tiếng nhất là cây đước Cà Mau. Các truyền thuyết cây đước trong dân gian cũng được rất nhiều người truyền tai nhau. Xuôi theo dòng chảy của thời gian, cây đước cũng đã từng là chứng nhân lịch sử cho nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua nhiều thế hệ. Đây chính là căn cứ hậu phương vững chắc tạo tiền đề cho bao cuộc chiến công chống giặc ngoại xâm của người dân. 

Truyền thuyết cây đước

Truyền thuyết cây đước

Trong truyện cây đước của cố nhà văn Đoàn Giỏi, ông đã từng viết cây đước ngẩng đầu, đưa tay bám giữ đất trời như cách mà con người Nam Bộ vươn mình bám giữ quê hương. Cây đước luôn ghi nhớ những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, dù là trước kia hay bây giờ cây vẫn đang bằng một cách riêng nào đó để yêu quê hương, yêu đất nước này. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết về bài ca này trong bài thơ “ba mươi năm đời ta có Đảng” – Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng, gió càng lay càng dựng thành đồng.

Cây đước thuộc ngành hạt gì?

Cây đước thuộc ngành hạt gì cũng là câu hỏi của rất nhiều người đang mong muốn tìm kiếm và khám phá các thông tin về loại cây này. Dựa vào các đặc điểm bên ngoài, bên trong và các đặc điểm sinh sản của loại cây này thì cây đước thuộc ngành hạt kín.

Cây đước thuộc ngành hạt gì?

Cây đước thuộc ngành hạt gì?

 Tác dụng của cây đước trong y học

Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này, bên trong cây có chứa hàm lượng tanin ngưng tụ lớn, tiếp đó là pentosan, parafin, furfurol, alcol, acid bé, hợp chất phenol, este và một số loại hợp chất có oxy. Theo các tài liệu y học về loài cây này cho biết, tác dụng của cây đước đó là phòng chống mối mọt, kháng nấm, trị tiểu tiện ra máu, viêm họng, chữa tiêu chảy, điều trị các vết thương chảy máu, băng huyết ở phụ nữ và điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người dân Cà Mau còn hay sử dụng chồi non của cây đước để làm rau ăn, quả đước được ép nước để điều chế rượu vang. Hiện tại, nhiều loại thuốc xoa bóp và điều trị xương khớp từ rễ cây đước cũng đã ra đời, được sử dụng nhiều trong các phòng khám Đông Y.

 Tác dụng của cây đước trong y học

Tác dụng của cây đước trong y học

Giá trị kinh tế của gỗ cây đước

Cây đước là loại cây mang lại giá trị kinh tế to lớn cho người dân, được ứng dụng trong nhiều ngành nghề bản địa. Gỗ cây đước chính là nguyên liệu dồi dào cho ngành hầm than, làm đồ mỹ nghệ, các vật dụng trong gia đình. Các sản phẩm thủ công từ gỗ đước là mặt hàng được nhiều du khách tới đây yêu thích. Gỗ cây đước ngày càng khẳng định được vị thế của bản thân trong thị trường gỗ nội địa bởi tính thẩm mỹ và sự bền đẹp của các sản phẩm làm từ loại gỗ này. Nhiều hộ dân đã gắn bó với nghề bao đời nay, ăn nên làm ra và có nhiều của ăn của để cũng từ chính gỗ cây đước.

Giá trị kinh tế của gỗ cây đước

Giá trị kinh tế của gỗ cây đước 

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đước trong tự nhiên để phân biệt chính xác loại cây này cùng với một số loại cây khác trong hệ sinh thái rừng ngập mặn: 

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Hình ảnh cây đước trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đước, truyền thuyết về loài cây này như thế nào, tác dụng, giá trị kinh tế ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây giữ tiền hợp mệnh gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -