Cây lá ngón có độc không? Đặc điểm, tác dụng và hình ảnh

Cây lá ngón là một trong những loài thực vật có chứa chất kịch độc ở vùng núi Tây Bắc. Nhiều trường hợp đã dùng nó để tự tử thành công, một số người cũng đã chết vì ăn nhầm loại cây này. Để tìm hiểu thông tin về cây lá ngón, tác dụng chữa bệnh, độc tố và hình ảnh của loại cây này hãy đọc ngay bài viết dưới đây. 

Nội Dung Chính

Cây lá ngón như thế nào?

Cây lá ngón có tên tiếng anh là gelsemium elegans, trước năm 1994 cây nằm trong họ Mã Tiền (Loganiaceae), sau năm 1994 được di chuyển vào họ Hoàng Đằng (Gelsemiaceae). Tại nước ta, cây còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Cây hồ mạn trường, cây câu vẫn, cây rút ruột, cây hồ mạn đằng, cây đoạn trường thảo, cây co ngón, cây hoàng đằng,… Cây lá ngón thường mọc hoang tại các khu vực vùng núi, được người dân tộc vùng cao dùng để tự tử. Bên trong chúng có chứa các hàm lượng độc tố có thể gây chết người ngay lập tức. Chính bởi nhiều trường hợp tự tử thành công từ loại lá cây này nên nhiều người thắc mắc đặc điểm cây lá ngón như thế nào

Cây lá ngón như thế nào?

Cây lá ngón như thế nào?

Toàn bộ cây lá ngón có màu xanh, cây thuộc dạng thân quấn, chiều dài trung bình khoảng 10 – 12m. Cái tên đoạn trường thảo được người dân Sơn La gọi có nghĩa là đứt từng đoạn ruột. Theo nhiều người tại đây cho biết, uống nước lá ngón hoặc nhai sống lá ngón có thể khiến con người đứt từng đoạn ruột mà chết. Hiện nay, các tỉnh ở vùng núi Bắc Bộ đều có loại cây này. Tuy nhiên, cây lá ngón có hai loại, một loại là cây có hoa màu vàng và một loại có hoa màu trắng. Cây có hoa màu trắng được người dân vùng cao sử dụng như một loại cây cảnh trang trí vườn nhà và làm rau ăn. Tại Trung Quốc, người dân tại một số địa phương còn sử dụng cây lá ngón để chữa trị bệnh nấm da đầu, bệnh hủi.

Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, ngoại trừ phần cành non. Phần thân có khía dọc, lá có hình trứng, nhọn hai đầu, hai mặt nhẵn bóng và mọc đối xứng hai bên. Lá ngón có chiều dài trung bình khoảng 8 – 12cm, chiều rộng khoảng từ 2 – 5cm, mọc tập trung ở phần cành. Cây lá ngón thường nở hoa trong khoảng tháng 6 – 10 hằng năm, hoa có 5 cánh, màu vàng. Quả lá ngón có màu nâu, hình trứng, không có lông bao phủ. Trên các cành non, lá ngón sẽ có màu xanh nhạt hơn lá mọc ở các phần còn lại, khi già sẽ chuyển dần về màu nâu xám. 

Cây lá ngón hoa trắng

Cây lá ngón có hai loại đó là cây lá ngón hoa vàng và cây lá ngón hoa trắng. Loại cây có chứa chất độc mà báo đài hay nói tới thực chất là cây lá ngón hoa vàng, còn cây lá ngón hoa trắng là món rau đặc sản của tỉnh Lai Châu. Khi tới nơi đây, chúng ta có thể mua chúng dễ dàng ở các khu chợ phiên hay thậm chí là dọc đường. Đây chính là món ăn tuyệt phẩm của người dân tộc Thái Trắng. 

Cây lá ngón hoa trắng

Cây lá ngón hoa trắng

Cây lá ngón hoa trắng có đặc điểm và hình dáng bên ngoài giống lá chè vằng. Trước khi mua chúng để sử dụng hoặc lên rừng hái thì chúng ta hãy phân biệt kỹ các đặc điểm bên ngoài của cây. Tránh trường hợp bị ngộ độc do ăn nhầm cây lá ngón hoa vàng. 

Cây lá ngón có ở đâu? 

Như các bạn đã biết, cây lá ngón mọc tập trung tại khu vực miền núi của Bắc Bộ nước ta. Người ta thường tìm kiếm loại cây này với mục đích tự tử hoặc đầu độc. Cây lá ngón có ở đâu cũng là thắc mắc của nhiều người khi tò mò về loại cây này. Cây mọc chủ yếu tại Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hòa Bình,… Tại Trung Quốc, cây mọc tập trung tại Phúc Kiến, Tứ Xuyên. Trên thế giới, cây cũng có nhiều ở khu vực Bắc Trung Mỹ.

Cây lá ngón có ở đâu? 

Cây lá ngón có ở đâu?

Ăn lá ngón có tác dụng gì?

Cây lá ngón có chứa rất nhiều độc tố, tuy nhiên chúng cũng có một số tác dụng đối với sức khỏe con người. Tại đất nước Trung Quốc, loại cây này được sử dụng để điều trị một số bệnh như: Eczema, trị mụn, nhọt ngoài da, nhiễm trùng răng, bệnh trĩ, phong (hủi), chữa các vết thương do bị đánh, ngã đau,… Tuy nhiên, chúng được sử dụng bằng cách giã nát rồi lấy nước rửa qua vùng bị thương hoặc đắp trực tiếp lên vết thương. Có nhiều nơi lan truyền công dụng của loại cây kịch độc này nên nhiều người cũng thắc mắc: Ngoài độc tính của nó thì việc ăn lá ngón có tác dụng gì không?

Ăn lá ngón có tác dụng gì?

Ăn lá ngón có tác dụng gì?

Thực chất, loài cây này có nhiều độc tố nên chúng chỉ được dùng ngoài da, không được uống hoặc ăn trực tiếp. Chưa có nghiên cứu nào về việc ăn chúng để chữa bệnh nên chúng ta không nên sử dụng theo cách này. Tại Bắc Mỹ, người dân dùng rễ để sắc nước uống chữa bệnh động kinh và giảm đau, tuy nhiên cũng rất hạn chế. Do đó, lá ngón chỉ được phép dùng ngoài da. 

Cây lá ngón ăn được không?

Như đã biết về món đặc sản rau lá ngón tại vùng núi Mường So – Lai Châu. Tại đây, lá ngón chính là món ngon, một món ăn không thể thiếu trong những mâm cỗ ngày Tết. Người dân tại đây trồng chúng trong vườn nhà, thậm chí trồng thành vườn để bán tại nhiều khu chợ trong khu vực. Nhiều người rùng mình khi nghe tới việc ăn lá ngón, tuy nhiên chắc hẳn bạn đang nhầm lẫn giữa cây lá ngón hoa vàng và cây lá ngón hoa trắng. 

Cây lá ngón ăn được không?

Cây lá ngón ăn được không?

Một số du khách khi tới đây cũng đặt câu hỏi cây lá ngón ăn được không cho người dân địa phương. Thực chất món lá ngón tại đây cũng không khác gì so với rau muống xào tỏi mà chúng ta hay ăn hằng ngày. Đây chính là món đặc sản mà không nơi nào đụng hàng. Loại cây này gắn liền với những câu chuyện tình yêu cổ của người dân địa phương. Lá ngón khi nấu xong có vị rất thơm thoang thoảng, chan chát. 

Lá ngón có độc không?

Những câu chuyện chết người vì ăn phải lá ngón đã không còn xa lạ với người dân nước ta. Việc cây lá ngón có độc không đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Bên trong lá ngón có chứa chất kịch độc alkaloid – Đây là một chất độc nguy hiểm có thể giết người ngay lập tức. Sau khi ăn vào, chất độc sẽ đi vào cơ thể người và giết chết các cơ quan trong cơ thể chỉ trong vòng 5 – 30 phút. Thông thường sau khoảng 1 – 7 giờ là con người sẽ tử vong.

Lá ngón có độc không?

Lá ngón có độc không?

Một nhóm nghiên cứu sinh của đại học Đà Lạt đã thực hiện thí nghiệm lâm sàng về chất độc của lá ngón trên da. Sau khi để chất độc dính trực tiếp lên da lên vết thương hở hoặc cho vào đồ ăn, những triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, khát nước, đau họng, chóng mặt, ngừng hô hấp diễn ra rất nhanh chóng. Độc tố có trong lá ngón sẽ giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả cho tới thân cây.

Lá ngón ăn chết người có thật không?

Nhiều bác sĩ trên khắp cả nước đã công nhận cây lá ngón là loại cây chứa hàm lượng độc tố cao nhất tại nước ta. Việc lá ngón ăn chết người là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi vì con người chỉ cần ăn khoảng 3 chiếc lá ngón là đã có nguy cơ chết ngay tại chỗ. Chất alkaloid là một hợp chất có tính bazơ mạnh, có tác động rất nhanh đối với hệ thần kinh, chỉ một lượng nhỏ đã đủ để giết chết một con bò trưởng thành.

Lá ngón ăn chết người có thật không?

Lá ngón ăn chết người có thật không?

Hình ảnh cây lá ngón độc

Cùng xem qua một số hình ảnh cây lá ngón độc dưới đây để phân biệt chính xác loại cây này với cây lá ngón hoa trắng ăn được: 

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Hình ảnh cây lá ngón độc

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây lá ngón, tác dụng chữa bệnh, độc tố và hình ảnh của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách phân biệt

Sinh Vật Cảnh -