Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây mắc ca là giống cây ăn quả mới được du nhập vào nước ta trong khoảng 1 thập kỷ qua. Hiện cây mới chỉ dừng lại ở việc trồng tự phát chứ chưa được trồng làm cây phát triển kinh tế chủ lực cho nhiều địa phương. Bộ Nông Nghiệp đang đề xuất các phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của loại cây này và tính hiệu quả của các giống mắc ca khác nhau để hỗ trợ người dân sản xuất. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm và phân bố của cây mắc ca, công dụng, cách trồng, ý nghĩa khi trồng loại cây này trong nhà.
Đặc điểm và phân bố của cây mắc ca
Cây mắc ca là loài thực vật thuộc họ Proteaceae, chi Macadamia, đây là một trong những loại cây lấy quả nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay, cây đang được nhà nước khuyến khích trồng thành cây thương mại như cao su, cà phê. Cây mắc ca là giống cây thân gỗ, thuộc nhóm cây thường xanh, chiều cao trong khoảng từ 10 – 18m. Cây có hệ sinh thái khá rộng, tán lá có thể tỏa rộng tới 15m, thân thẳng, phân nhiều nhánh. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thọ cao, những cây mọc trong tự nhiên có tuổi thọ khoảng vài trăm năm, những cây trồng với mục đích kinh tế thường chỉ sống khoảng 40 – 60 năm.
Loại cây này chỉ phát triển rễ bàng, phần rễ cọc phát triển khá kém. Theo thống kê, một cây mắc ca trưởng thành có khoảng 70% rễ bàng, thường chỉ ăn sâu vào lòng đất ở độ sâu từ 30 – 70cm. Bộ rễ phát triển kém, tán lá lại tỏa rộng nên khi có gió bão loại cây này dễ bị bật gốc. Vỏ cây mắc ca có màu xám, nhiều vết mụn lồi, phần gỗ bên trong vô vùng chắc chắn. Lá mắc ca khá cứng, mép lá có nhiều răng cưa, lá thường mọc cách theo đường xoáy ốc, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa mắc ca thường phát triển thành chùm, mỗi chùm có khoảng 3 – 4 bông, mỗi bông có kích thước khoảng 12mm. Hoa bắt đầu phát triển ngay sau năm thứ 3, mọc tập trung ở đầu cành. Loại cây này cho hoa lưỡng tính, hoa có 4 cánh, mọc thành cụm, quả sẽ phát triển ngay sau khi hoa tàn.
Cây mắc ca trồng ở đâu?
Cây mắc ca không phải giống cây bản địa của nước ta, cây được du nhập về nước ta trong khoảng 1 thập kỷ gần đây. Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Úc, việc cây mắc ca trồng ở đâu thì phù hợp chính là câu hỏi mà nhiều người trồng quan tâm. Sau khi được lấy giống thì nơi được thử nghiệm trồng đầu tiên đó là Ba Vì – Hà Nội. Qua quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng thì cây được trồng rộng rãi ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, một số khu vực khác cũng có trồng nhưng chỉ là trồng tự phát số lượng nhỏ.
Cây mắc ca để làm gì?
Trái mắc ca chính là một món ăn mà thiên nhiên ban tặng, tất cả các bộ phận của cây mắc ca có thể sử dụng được trong nhiều ngành nghề. Tuy loại cây này được du nhập vào nước ta khá muộn nhưng nó đang dần trở nên quen thuộc với một số người. Nhiều người khi nghe thông tin về cái tên mắc ca lạ lùng này cũng thường thắc mắc không biết cây mắc ca để làm gì? Phần vỏ bên ngoài của hạt mắc ca thường được xay ra để làm phân bón cho những cây con. Phần vỏ cây khá cứng, có thể duy trì nhiệt độ cao trong một thời gian dài nên được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chất đốt.
Tại Châu Úc và Nam Phim, người dân đã nghiền vỏ cây mắc ca thành bột để làm chất mài mòn trong các ngành công nghiệp khác nhau. Thậm chí đây cũng chính là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm có tính chất tẩy rửa trong mỹ phẩm. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất vẫn là quả mắc ca. Nhiều sản phẩm làm từ loại quả này như bột uống mắc ca, dầu ăn, mỹ phẩm,… Hạt mắc ca chính là một món ăn dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu và trẻ em. Loại hạt này cũng được WHO khuyến khích nên dùng cho những người mới ốm dậy. Chúng ta có thể ăn trực tiếp hạt mắc ca tươi hoặc xay nhuyễn thành bột để sử dụng dần.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sữa mắc ca có mùi vị thơm ngon, béo và dễ uống. Các sản phẩm dầu ăn từ loại cây này có tỷ lệ tinh khiết 100% và tỷ lệ chất béo không bão hòa cao nhất trong số các loại dầu thực vật trên thị trường. Có thể nói, đây chính là một loại thực phẩm vô cùng quý báu cho sức khỏe con người. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong 100gr mắc ca có tới 300calo. Chính vì vậy, những người nào đang muốn tăng cân, trẻ em chậm lớn, bà bầu hay người mới ốm dậy nên sử dụng những sản phẩm từ loại quả này thường xuyên.
Giá trị cây mắc ca mang lại
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã công nhận quả mắc ca là loại quả cho hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất thế giới. Bên trong hạt mắc ca có chứa khoảng 78% dầu tự nhiên, chất xơ và vitamin giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân. Chính vì vậy, loại quả này được chế biến thành nhiều món thực phẩm khác như chè, bánh, mắc ca sấy khô, bột uống mắc ca,…
Theo các nhà làm vườn thì giá trị cây mắc ca mang lại cho người nông dân cao hơn hẳn so với các loại cây công nghiệp khác. Loại cây này chỉ cần trồng duy nhất một lần là có thể thu hoạch liên tục trong 30 năm. Hơn hết, giá bán của loại quả này cũng đang dừng lại ở mức khá cao và đang có dấu hiệu tăng trưởng không ngừng.
Có nên trồng cây mắc ca trong nhà?
Theo thống kê, giá bán hạt mắc ca thô tại nước ta đang giao động trong khoảng 500 – 700 ngàn đồng cho 1kg. 1ha cây có thể trồng được khoảng 300 cây, mỗi ha sẽ thu về lợi nhuận khoảng gần 300 triệu/1 năm. Với giá trị kinh tế mà loài cây này mang lại, nên nó đang được nhà nước khuyến khích trồng ở nhiều nơi. Loại cây này có thể thích nghi được với bất cứ môi trường nào, bất kỳ loại đất nào kể cả khu vực miền Bắc hay miền Nam.
Nhiều người đang thắc mắc không biết có nên trồng cây mắc ca trong vườn nhà để lấy trái hay không? Câu trả là hoàn toàn có thể. Bởi loại cây này đã được thí nghiệm tại nhiều vùng đất khác nhau trên nước ta, cây hoàn toàn có thể chịu nắng, chịu gió và chịu được khô hạn, bạn không cần quá lo lắng khi trồng.
Cây mắc ca trồng mấy năm có trái?
Cây mắc ca trồng mấy năm có trái là câu hỏi được rất nhiều nhà vườn quan tâm vào thời điểm này. Thông thường, chỉ sau khoảng 3 – 4 năm, cây sẽ bắt đầu cho trái, khoảng 9 – 10 năm cây sẽ cho năng xuất ổn định. Chúng ta có thể tiến hành thu hoạch trong khoảng tháng 7 – 9 hằng năm.
Cách trồng cây mắc ca
Cách trồng cây mắc ca cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần đào những hố trồng sâu khoảng 30 – 40cm. Tiến hành loại bỏ lớp nilon bên ngoài bầu đất và đặt cây vào hố trồng sao cho cây đứng thẳng. Lấp đất và nén chặt bề mặt đất trồng, ủ một lớp rơm, rạ lên gốc để giữ ẩm cho cây.
Cách nhân giống cây mắc ca bằng hạt
Cây mắc ca là một trong những loại cây có đa dạng cách trồng, cách nhân giống cây mắc ca bằng hạt như sau:
Tiến hành mua hạt giống tại các cửa hàng cây giống uy tín trên địa bàn, gieo vãi trực tiếp trên những khu vực trồng rộng rãi, thoáng mát. Sau khoảng 1 – 3 tháng, cây sẽ nảy mầm và mọc từ 1 – 2 lá mầm, lúc này chúng ta cần tăng cường lượng nước cho cây. Khi cây đã cứng cáp, bạn có thể đưa cây sang những khu vực trồng lâu dài.
Hình ảnh cây mắc ca trong tự nhiên
Xem thêm một số hình ảnh cây mắc ca trong tự nhiên dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về loại cây này:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và phân bố của cây mắc ca, công dụng, cách trồng và ý nghĩa khi trồng loại cây này trong nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây mai xanh có mấy loại? Ý nghĩa, cách trồng và cách tuốt lá
Cây lựu – Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy
Cây kim ngân lượng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, độc tố
Cây lan chi – Đặc điểm, tên gọi khác, ý nghĩa và cách trồng
Cây lá ngón có độc không? Đặc điểm, tác dụng và hình ảnh
Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng