Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây nắp ấm là loại cây có hình dáng bên ngoài khá đặc biệt, cây thu hút người trồng không chỉ bởi vẻ đẹp ấn tượng mà còn bởi công dụng bắt côn trùng và làm thanh lọc không khí. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây nắp ấm, tác dụng, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trong nhà hay không?
Cây nắp ấm là cây gì?
Cây nắp ấm là loại cây thực vật tự nhiên duy nhất trong chi Nepenthaceae, chi này có khoảng 130 loài nhưng chủ yếu là những loại cây lai ghép nhân tạo. Cây nắp ấm có nguồn gốc từ khu vực Châu Úc và Đông Nam Á, cây phát triển dạng leo, chiều cao của cây trong khoảng từ 30 – 100cm, một số cây sống trong điều kiện lý tưởng có thể cao lên tới 2m. Phần thân cây dẻo dai, khi còn non thì có nhiều lông mềm cao phủ, khi già sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu nâu và có bề mặt nhẵn hơn. Rễ nắp ấm thường không ăn sâu vào lòng đất, chỉ phát triển trong độ sâu khoảng 30cm so với mặt đất. Loại cây này hiện đang được sử dụng làm cây cảnh để bàn tại nhiều nơi, vậy cụ thể cây nắp ấm là cây gì?
Cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng không cao, tuy nhiên cây lại dễ thích nghi với nhiều kiểu môi trường đất khác nhau, kể cả những nơi có hàm lượng dinh dưỡng không cao. Phần thân cây sau khi phân nhánh sẽ phình to và mọc rễ, các cọng rễ này sẽ uốn cong và tạo thành hình dạng chiếc bình có nắp đậy, chính vì vậy loại cây này được dân gian gọi với cái tên cây nắp ấm hoặc cây nắp bình. Hiện tại, có rất nhiều người nhầm tưởng những chiếc bình này là do hoa phát triển mà tạo thành. Tuy nhiên, chúng được hình thành trực tiếp từ thân và do quá trình tiến hóa mà tạo thành.
Trong những chiếc bình này có chứa một số mùi thơm và nước, có công dụng thu hút côn trùng. Khi côn trùng lại gần, chúng sẽ bắt đầu đóng chặt nắp bình lại và tiêu hóa dần và biến chúng thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Thực chất, những chiếc bình này là do phần lá cây tạo thành, lá cây trước khi tiến hóa có hình trứng, nhọn hai đầu, lá có màu xanh đậm, bóng, dày, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt và mọc sát thân. Chính vì mọc sát thân quá lâu nên sau khi tiến hóa cây trở thành bộ phận bắt mồi của thân.
Cây nắp ấm cũng có hoa, hoa mọc tập trung thành cụm và quả cũng sẽ phát triển ngay sau khi hoa tàn. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, sống lâu năm, ưa thích khí hậu nóng ẩm, phát triển tốt trong môi trường có nhiều bóng râm. Càng sống ở những nơi thiếu dưỡng chất, số lượng nắp ấm cành nhiều. Khi côn trùng bay tới gần, phần miệng của cây sẽ tiết ra một chất dịch nhầy làm dính cánh và chân của côn trùng, khiến cho chúng không thể bay đi. Chất nhầy này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa côn trùng.
Cây nắp ấm sống ở đâu?
Những người đang có ý định trồng loại cây này thường thắc mắc không biết cây nắp ấm sống ở đâu, có phù hợp trồng tại Việt Nam không? Theo thống kê, cây nắp ấm mọc tập trung tại các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt mọc nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta, loại cây này mọc tập trung ở các tỉnh miền Nam như Khánh Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Kiên Giang, Lâm Đồng.
Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà?
Những năm gần đây, việc cây nắp ấm được trồng làm cây cảnh trang trí cho không gian sống đang được rất nhiều người ưa chuộng. Đây đích thị là loại thực vật ăn thịt duy nhất trên thế giới này có công dụng bắt côn trùng hiệu quả, vừa có thể giúp thanh lọc không khí, mang tới cho chúng ta một cảnh quan mới lạ. Hơn hết, loại cây này cũng mang trong mình ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Nhiều người đang rất băn khoăn không biết có nên trồng cây nắp ấm trong nhà không? Chúng ta hoàn toàn nên trồng loại cây này trong không gian sống.
Cây có hình dáng bên ngoài đẹp mắt, được nhiều người sử dụng làm cây cảnh trang trí cho lối đi, sân thượng, hiên nhà, ban công, cửa sổ, trong quán cafe, nhà hàng, khách sạn,… Con người chúng ta thường hay có tính tò mò, sau khi được nhìn thấy chúng tận mắt thì thường hay có tư tưởng muốn sờ tay tận. Tuy nhiên, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với phần bình của cây. Hơn hết, nếu bạn đụng vào phần nắp ấm thường xuyên sẽ làm giảm độ bền của ấm, ấm sẽ mau tàn và tỷ lệ bắt côn trùng cũng sẽ không được cao. Trên thực tế, loại cây này được trồng với mục đích chụp ảnh, những gia đình có trẻ nhỏ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với chúng. Bởi trẻ em có tính tò mò cao, nếu không cẩn thận chúng có thể đổ hết nước trong ấm hoặc thập chí là bóp vỡ ấm.
Tuổi thọ cây nắp ấm
Cây nắp ấm có hình dáng bên ngoài ngộ nghĩnh, thích mắt, loại cây này có tuổi thọ lâu, thời gian sinh trưởng nhanh. Nếu chúng ta muốn bắt muỗi, kiến, chúng ta chỉ cần đặt một vài cây nắp ấm trong vườn, chúng ta sẽ thấy những loài côn trùng này giảm đi một cách đáng kể. Thông thường tuổi thọ cây nắp ấm trồng trong nhà sẽ thấp hơn tuổi thọ cây nắp ấm trồng trong tự nhiên. Những cây sống trong tự nhiên có thể sống cao nhất khoảng vài chục năm.
Tác dụng cây nắp ấm
Như các bạn đã biết về hình dáng bên ngoài của cây, loại cây này được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh. Với vẻ ngoài thu hút, loại cây này giúp cho không gian sống của chúng ta trở nên đặc biệt, chúng có đa dạng màu sắc phù hợp với phong thủy và sở thích của từng cá nhân. Cây có thể bắt được một số loại côn trùng tùy thuộc vào kích thước của cây. Theo nhiều nghiên cứu mới đây cho biết, loại cây này có công dụng lớn trong việc thanh lọc không khí, tạo dựng một môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Cây nắp ấm đang thu hút rất nhiều bạn trẻ tuổi teen chú ý.
Tác dụng cây nắp ấm trong y học cũng đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Trong một số thí nghiệm lâm sàng, cây nắp ấm có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp, bệnh ho, sỏi thận, huyết áp cao, tiêu chảy, viêm da, tiểu đường, nóng trong,… chính bởi những công dụng tuyệt vời này nên chúng đang được trồng thành diện rộng tại Kiên Giang và Cà Mau. Loại cây này thường nở hoa vào tháng 1 hằng năm, sau đó được thu hoạch và thái thành khúc nhỏ, phơi khô và sử dụng dần. Loại dược liệu này nếu phối hợp với các loại dược liệu khác thì sẽ có công dụng cao hơn dùng riêng lẻ.
Cách trồng cây nắp ấm bắt côn trùng
Cây nắp ấm thường được trồng chủ yếu bằng cách gieo hạt, để trồng được cây nắp ấm bắt côn trùng, chúng ta chỉ cần mua hạt giống ở ngoài các cửa hàng bán giống cây cảnh uy tín, chất lượng. Tiếp đó, chúng ta rải toàn bộ hạt lên bề mặt đất trồng đã chuẩn bị sẵn, phủ lên bề mặt thêm một lớp đất mỏng và tưới nước dạng phun sương cho toàn bộ khu vực đã trồng. Sau khoảng 1 năm, cây sẽ ra lá mầm và cao khoảng 5 – 6cm, lúc này chúng ta có thể đưa cây vào trồng trong chậu.
Cây nắp ấm ăn gì?
Cây nắp ấm là một loài thực vật đặc biệt, càng những môi trường khô hạn, thiếu dưỡng chất chúng càng xanh tốt và phát triển nhiều ấm. Vậy cây nắp ấm ăn gì để sinh trưởng? Thực chất, ngoài việc lấy chất dinh dưỡng có trong đất thì chúng còn có thể lấy chất dinh dưỡng có trong các loài côn trùng khác mà chúng bắt được.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây nắp ấm, tác dụng, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trong nhà hay không? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây mai xanh có mấy loại? Ý nghĩa, cách trồng và cách tuốt lá
Cây lựu – Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy
Cây kim ngân lượng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, độc tố
Cây lan chi – Đặc điểm, tên gọi khác, ý nghĩa và cách trồng
Cây lá ngón có độc không? Đặc điểm, tác dụng và hình ảnh