Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Cây mật nhân là loại cây thảo dược được nhiều người săn lùng trong thời gian gần đây, cây được nhiều người tin rằng có công dụng chữa được bách bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây mật nhân nấu nước uống, tác dụng, cách ngâm rượu mật nhân và tác hại của loại dược liệu này.
Đặc điểm cây mật nhân nấu nước uống
Cây mật nhân có tên tiếng anh eurycoma longifolia, thuộc họ Simaroubaceae, chi Eurycoma. Loại cây này có tên khoa học là crassula pinnata lour hoặc eurycoma longifolia jack. Trên thế giới, loại cây này có nhiều cái tên khác như cây mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây hậu phác nam, tongkat ali (Malaysia), pasak bumi (Indonesia), tho nan (Lào), anton sar, antogung sar (Campuchia), longjack (Mỹ),… Loại cây này được sử dụng trong Đông Y đã từ rất lâu, vị thuốc này nổi tiếng bởi vị đắng xuyên thấu tim gan. Cây mật nhân nấu nước uống còn có một cái tên khác trong Đông Y chính là dược liệu bá bệnh. Cây mật nhân là dạng cây bụi, có phần thân gỗ lớn, chiều cao trung bình khoảng 12 – 15m.
Cây phân nhiều nhánh, mỗi nhánh lại mọc thêm nhiều cành non, chính vì vậy cây có hệ sinh thái khá rộng. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, phần vỏ có màu trắng xám, rễ cây phát triển khá tốt, thường ăn sâu vào lòng đất. Theo nhiều nhà vườn cho biết, một cây mật nhân trưởng thành sau khi khai thác, bộ rễ có thể nặng hàng chục cân, phần ngoài có màu nâu, lõi rễ có màu trắng. Chính nhờ bộ rễ chắc chắn và ăn sâu vào lòng đất nên cây có thể chống chọi được tốt với gió bão. Lá mật nhân là dạng lá kép lông chim, một cành có khoảng 30 – 40 lá mọc so le nhau, mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu trắng ngà.
Lá mật nhân có kích thước khá lớn, một lá có chiều dài khoảng 80cm – 1m, cuống lá dài, màu đỏ nâu, kích thước cuống trong khoảng từ 30 – 40cm. Hoa mật nhân là dạng hoa lưỡng tính có cả hoa đực và hoa cái, hoa có màu đỏ nhạt, cánh hoa mềm mại như giấy. Kích thước hoa nhỏ, toàn bộ hoa được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Ngay sau khi hoa tàn, quả sẽ phát triển, quả mật nhân là dạng quả nang, bên trong có chứa một hạt. Quả mật nhân có vỏ cứng, hình tròn, đường kính trong khoảng 1 – 2cm, bên ngoài lớp vỏ cứng được bao phủ bởi một lớp lông ngắn.
Loại quả này có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu đỏ. Mùa hoa của cây mật nhân bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc ngay ở tháng 4 sau đó. Mùa quả là vào khoảng tháng 5 – 6 hằng năm. Thân cây có kích thước nhỏ, thường phát triển ở dưới những tán cây khác trong cùng khu vực sinh thái. Theo nhiều tài liệu có ghi chép lại, giống cây thuốc nam này được phát hiện lần đầu tiên ở Indonesia và Malaysia, sau một thời gian cây lại xuất hiện ở Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Tại nước ta, cây mọc tập trung ở một số tỉnh khu vực trung du và miền núi có độ cao dưới 1000m của khu vực Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam Bộ.
Tác dụng của cây mật nhân
Theo Đông Y, dược liệu mật nhân có tính mát, vị đắng, được quy vào kinh Thận và Can. Loại dược liệu này có công dụng chữa trị cảm mạo, bồi bổ khí huyết, điều trị bệnh khí hư, đau nhức xương khớp, tiêu chảy, kiết lỵ, thống kinh, tức ngực,… Bộ phận được thu hái làm dược liệu chính là phần rễ, vỏ, lá. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, tác dụng của cây mật nhân chính là phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, giảm stress, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa khối u, bổ sung năng lượng, tăng cường khả năng sinh lý, duy trì trạng thái cương dương, giúp cơ thể tăng testosterone,…
Nhiều người đã tiến hành phân tích các thành phần có trong loại dược liệu này và cho biết, bên trong chúng có chứa ba thành phần chính đó là alcaloid, tritecpenoit, quasinoide. 3 hợp chất này có công dụng ổn định huyết áp, điều trị ngộ độc, giải say rượu, đầy bụng, trị sốt rét, tẩy giun sán,… Tại nhiều nước trong khu vực Tây Âu đã sử dụng loại thuốc nam này vào việc sản xuất các loại thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể. Cây mật nhân chính là cây thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Việc tìm thấy loại dược liệu này tại nước ta chính là một tín hiệu phát triển to lớn cho nền y học nước nhà.
Rễ cây mật nhân Phú Quốc
Rễ cây mật nhân chính là vị dược liệu được trồng theo quy mô rộng lớn tại Phú Quốc, được sử dụng phổ biến trong Đông Y để điều trị những bệnh liên quan tới vấn đề sinh lý của nam giới. Mật nhân là loại cây có thân gỗ, do đó rễ cây mật nhân có kích thước khá lớn, theo nhiều nhà vườn cho biết, phần rễ cân lên sau khi thu hoạch có thể nặng tới 50kg. Rễ cây mật nhân Phú Quốc có tính mát, vị đắng, thường được sắc hoặc sao vàng lên để đắp ngoài da.
Công dụng của rễ cây mật nhân đó là: Tăng cường chức năng gan, chữa viêm gan B, chữa bệnh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ điều trị vô sinh, nâng cao chất lượng tinh trùng, giảm stress, mất ngủ, mệt mỏi, điều trị chứng khí hư, cải thiện chức năng sinh lý.
Rượu mật nhân có tác dụng gì?
Như đã biết về công dụng của rễ cây mật nhân, người ta thường hay sử dụng phần rễ cây mật nhân để ngâm rượu. Trên thị trường đang bán rất nhiều sản phẩm rượu mật nhân chữa bệnh, do đó chúng ta cần lựa chọn những địa chỉ mua uy tín, chất lượng, tốt nhất chúng ta nên thực hiện ngâm tại nhà. Nhiều người thường thắc mắc không biết rượu mật nhân có tác dụng gì? Hỗn hợp rượu mật nhân sẽ có những công dụng tương tự nước sắc từ rễ cây mật nhân.
Ngoài ra, nam giới sử dụng rượu cây mật nhân sẽ giúp cơ thể cường tráng, khỏe mạnh, cải thiện khả năng giường chiếu, tăng cường chức năng sinh lý của cơ thể, giúp cơ thể hết mệt mỏi, giảm stress, kéo dài trạng thái cương dương, kéo dài thời gian quan hệ tình dục ở nam giới. Chính bởi những công dụng tuyệt vời của loại rượu này nên cánh mày râu đang săn lùng để uống mỗi ngày. Không chỉ vậy, phụ nữ uống rượu mật nhân hằng ngày sẽ giúp ổn định nội tiết tố, điều trị rối loạn kinh nguyệt, chữa bệnh xương khớp, tăng sức bền cho cơ bắp, tăng khả năng chịu đựng cho cơ thể.
Cách ngâm rượu cây mật nhân
Cách ngâm rượu cây mật nhân cũng rất đơn giản, chúng ta cần chuẩn bị rễ cây mật nhân khô hoặc tươi đều được. Tiến hành rửa sạch dược liệu, phơi khô, cắt nhỏ và bỏ vào bình thủy tinh ngâm cùng với chuối hột và rượu. Ngâm liên tục trong 20 ngày thì chúng ta có thể lấy ra sử dụng. Người trưởng thành nên dùng khoảng 2 chén rượu trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Tác hại của cây mật nhân
Khi sử dụng cây mật nhân cần có sự chỉ định của những lương y, thầy thuốc có trình độ chuyên môn. Những người có sức khỏe quá yếu, gặp các bệnh liên quan tới nội tạng như dạ dày, mật, gan thì tuyệt đối không nên sử dụng. Tác hại của cây mật nhân là không thể lường trước được, do đó chúng ta cần thận trọng khi sử dụng, hạn chế dùng cho những bệnh nói trên và tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai.
Hình ảnh cây mật nhân trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây mật nhân trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây mật nhân nấu nước uống, tác dụng, cách ngâm rượu mật nhân và tác hại của loại dược liệu này. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Sinh Vật Cảnh -Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây mai xanh có mấy loại? Ý nghĩa, cách trồng và cách tuốt lá
Cây lựu – Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy
Cây kim ngân lượng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, độc tố