Cây óc chó – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách trồng
Cây óc chó là giống cây phát triển kinh tế trong tương lai tại nhiều địa phương ở nước ta. Cây được du nhập vào Việt Nam khá muộn, do đó chưa được trồng và nhân giống theo quy mô thương mại. Hơn hết, nhiều nhà vườn vẫn chưa nắm rõ được các kỹ thuật trồng và chăm sóc cho loại cây này nên chưa dám mạo hiểm trồng chúng diện rộng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây óc chó miền Nam, giá trị kinh tế của gỗ óc chó, cách trồng và ý nghĩa của cây óc chó rừng.
Đặc điểm cây óc chó miền Nam
Cây óc chó có tên tiếng anh là walnut, thuộc họ Hồ Đào (Juglandaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, mọc tập trung tại nhiều nước trong khu vực này. Cây là dạng thân gỗ, độ cao trung bình khoảng 25 – 40m, đường kính thân trong khoảng 1 – 1,5m. Phần thân cây khá lớn, ngắn, bù lại tán cây lại khá rộng, cây có hệ sinh thái khá rộng, tán cây thường bao trùm cả một khoảng trời. Chính vì thế, cây óc chó thường có lợi thế cạnh tranh ánh sáng trong các khu rừng rậm, những cây phát triển dưới tán cây thường sẽ còi cọc, chậm lớn, màu sắc lá cũng không được tươi tắn. Một số giống cây óc chó đang được trồng diện rộng tại nước ta đó là giống cây óc chó miền Nam hoặc giống cây óc chó ở Tây Nguyên.
Tại nước ta, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở một số tỉnh trong khu vực núi cao như Điện Biên, Hà Giang, Tây Bắc. Cây óc chó nước ta có chiều cao tương đối ổn, trung bình khoảng 20 – 30m, vỏ nhẵn bóng, có màu xám. Lá cây có kích thước lớn, hình trứng, nhọn một đầu, chiều dài trong khoảng từ 30 – 40cm, lá óc chó không có cuống, hai mặt lá nhẵn bóng không có lông. Khi chúng ta vò nát hoặc làm chúng bị thương, loại lá này sẽ tỏa ra một mùi hăng khá khó chịu. Đường kính thân khá lớn, trong khoảng 60 – 90cm, ở nhiệt độ cao phần thân sẽ chuyển dần sang màu nâu xám. Cây óc chó miền Nam cũng có tuổi thọ khá cao, thông thường sẽ từ 30 năm trở lên.
Cây óc chó được chia làm hai loại chính đó là giống cây lấy hạt và giống cây lấy gỗ. Giống cây óc chó lấy gỗ thường được ưu tiên trồng hơn cả, tuy nhiên chúng thường được trồng nhiều ở khu vực Bắc Mỹ. Giống cây óc chó lấy hạt là giống cây đang được trồng phổ biến tại nước ta. Quả óc chó có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chúng tốt cho cả trẻ em, người già và cả phụ nữ mang thai. Hơn hết, chúng còn được sử dụng trong y học với nhiều công dụng điều trị bệnh hữu hiệu.
Cây óc chó ở Tây Nguyên
Cây óc chó ở Tây Nguyên là giống cây được trồng ở độ cao trên 1000m, đây cũng là giống cây tương tự như giống cây mọc tại vùng núi phía Bắc. Nhìn chung, những giống óc chó tại nước ta đều có những đặc điểm chung giống nhau, chúng giống nhau cả về điều kiện sinh trưởng và nhu cầu chăm sóc. Tại đây, cây óc chó được nhiều nhà khoa học đánh giá là có công dụng cải tạo môi trường và phát triển kinh tế vùng cao. Nhà nước đang khuyến khích người dân trồng xen canh thêm các loại cây ưa bóng khác.
Trồng cây óc chó lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế gì?
Trước kia, gỗ óc chó là sản phẩm chỉ được giới siêu giàu trên thế giới sử dụng, chúng được ứng dụng trong việc làm những sản phẩm có giá thành cao, nội thất siêu xe, các cung điện,… Ngày nay, gỗ óc chó đã được sử dụng phổ biến hơn trước nhưng vẫn có giá thành tương đối cao, chúng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất và xây dựng nhà cửa. Không khó để chúng ta bắt gặp những sản phẩm nội thất sang trọng làm từ gỗ óc chó trong những căn biệt thự cao cấp hay những ngôi nhà có thiết kế hiện đại.
Gỗ óc chó có giá thành cao hơn các loại gỗ khác bởi chúng có thời gian sinh trưởng khá chậm, chắc chắn, thớ gỗ có màu sắc rất bắt mắt. Chính bởi những đặc điểm này nên việc trồng cây óc chó lấy gỗ đang mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn cho người trồng. Hơn hết, do nhu cầu thị trường về loại gỗ này khá cao mà thị trường hiện không cung cấp đủ nên giá gỗ óc chó lại ngày càng bị đội lên cao. Trên thị trường đồ gỗ Việt Nam, đa phần nguyên liệu gỗ đều được nhập khẩu là chính, tuy chúng ta có bắt tay vào trồng nhưng chưa được trồng thành diện rộng, lượng gỗ cung cấp ra ngoài thị trường vẫn chưa đủ cho việc tiêu dùng trong nước. Gỗ óc chó trên thị trường nước ta gồm có hai loại đó là gỗ được xẻ sấy tại nước ngoài và gỗ được xẻ sấy tại Việt Nam.
Loại gỗ được xẻ sấy tại nước ngoài có chất lượng và độ ổn định cao nhất, chúng phải trải qua những yêu cầu khắt khe theo tiêu chuẩn và công nghệ quốc tế. Còn những sản phẩm gỗ xẻ sấy ở Việt Nam thường chất lượng và độ ổn định kém hơn. Hầu hết chúng đều là do chúng ta nhập gỗ thô nguyên khối sau đó mới trải qua quá trình xẻ sấy. Tuy nhiên, quá trình xẻ sấy tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ, yếu tố con người đang quyết định quá nhiều. Gỗ óc chó được xếp vào nhóm gỗ loại I, giá thành giao động trong khoảng từ 40 – 50 triệu cho 1m3. Thông thường, những cây có tuổi thọ trên 50 năm mới có thể đạt được tiêu chuẩn thu hoạch. Chính vì vậy, mức giá trên thị trường đang hoàn toàn tương xứng với chất lượng.
Lá cây óc chó
Lá cây óc chó là một vị thuốc nam được sử dụng trong một số bài thuốc có công dụng điều trị bệnh đau thắt ngực, suy gan, suy thận. Tuy không được sử dụng nhiều như hạt óc chó nhưng lá cây óc chó vẫn là một vị thuốc nam có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh. Chúng góp mặt trong một số bài thuốc chống oxy hóa, ngăn ngừa hở van tim, loại bỏ các gốc tự do, chữa xơ vữa động mạch vành, ổn định huyết áp, tăng tuần hoàn máu và bảo vệ chức năng gan thận.
Ý nghĩa cây óc chó rừng
Cây óc chó mang lại nhiều ý nghĩa đối với đời sống con người. Quả óc chó mang lại giá trị dinh dưỡng khá cao nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Khác với cây óc chó ở Bắc Mỹ, cây óc chó rừng tại Việt Nam có phần quả nhỏ hơn, võ nhẵn hơn, khi chín sẽ ngả dần về màu vàng nâu và chứa nhiều nhân. Theo nhiều nghiên cứu, hạt óc chó rừng có chứa nhiều omega-3, vitamin E, phốt pho và axit amin l-arginine,… Chính vì vậy nhiều người đã gọi loại hạt này là vua của các loại hạt.
Hạt óc chó được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu bởi chúng rất tốt cho thai nhi, giúp trẻ thông minh hơn, sáng mắt hơn ngay từ khi trong bụng mẹ. Loại hạt này chính là một trong những vị thuốc nam có công dụng tăng sức đề kháng, chữa thận hư, đau lưng, hỗ trợ tăng cân, đen tóc, trị ỉa chảy, làm đẹp da, chữa đại tiện khó khăn, mượt da, nhuận tràng, trị giun, hư hàn, ho suyễn, đau chân tay, chống tràng nhạc.
Cách trồng cây óc chó
Thực chất, các giống cây óc chó ngoài thị trường hiện nay đều có chất lượng kém hơn giống cây óc chó Bắc Mỹ. Vùng đất Bắc Mỹ chính là cái nôi của loài cây này, với những tiềm năng to lớn của chúng trong việc thu hái quả và gỗ, đã có rất nhiều nơi tập trung phát triển loại cây này. Tuy nhiên, dù đã cố gắng học hỏi các chuyên gia nước ngoài về phương pháp trồng và chăm sóc nhưng chất lượng của quả và gỗ vẫn không thể bằng với giống óc chó bản địa của Bắc Mỹ.
Cách trồng cây óc chó như sau: Chúng ta đào những hố trồng có kích thước 60x60x60cm. Đặt cây vào chính giữa và lấp đất lại, nén chặt đất và vun gốc cho cây. Ủ rơm rạ quanh gốc và tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng. Nếu cần thiết bạn có thể tiến hành cắm cọc cho cây.
Hình ảnh cây óc chó đồng bằng
Dưới đây là một số hình ảnh cây óc chó đồng bằng trong tự nhiên, mời bạn chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây óc chó miền Nam, giá trị kinh tế của gỗ óc chó, cách trồng và ý nghĩa của cây óc chó rừng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây nhân trần – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, lưu ý
Sinh Vật Cảnh -Cây nhân trần – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, lưu ý
Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc
Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh