Cây nhân trần – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, lưu ý
Cây nhân trần là vị thuốc nam nổi tiếng, được sử dụng để nấu nước trà uống hằng ngày. Loại dược liệu này có công dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách nhận biết cây nhân trần, phân loại, công dụng của nước nhân trần và công dụng của vị dược liệu này trong Đông Y.
Cách nhận biết cây nhân trần
Cây nhân trần là vị thuốc nam thường được Đông Y Việt Nam sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh vàng da, bệnh lý liên quan tới nội tạng. Nước ta có nhiều loại nhân trần khác nhau như cây nhân trần bồ bồ, cây nhân trần Việt Nam thuộc họ Scrophulariaceae. Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm hiểu chi tiết thông tin về cây nhân trần Việt Nam. Cây nhân trần có tên tiếng anh là adenosma caeruleum, loại cây này thuộc họ Hoa Mõm Chó, thường mọc tập trung tại nhiều tỉnh thành trong khu vực miền Bắc. Một số tỉnh thành có trữ lượng lớn loại cây này đó là Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Cách nhận biết cây nhân trần như sau: Loại cây này là giống cây cỏ, mọc hoang dại, thân thảo, thân hóa gỗ khi trưởng thành. Chiều cao của cây trong khoảng từ 0,5 – 1m, phần thân có màu xám ánh tím, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá nhân trần có hình mác, chiều cao trong khoảng từ 3 – 8cm, chiều rộng trong khoảng 1 – 4cm. Lá nhân trần mọc đối xứng hai bên, nhọn hai đầu, mép lá có nhiều răng cưa, phần được bao phủ nhiều lông nhất chính là hai mặt của lá. Mặt dưới có lá nổi rõ lên trên bề mặt.
Hoa nhân trần thường mọc thành cụm, một số cây mọc đơn lẻ, quả sẽ phát triển ngay sau khi hoa tàn, quả có hình bầu dục, là dạng quả nang bên trong có nhiều hạt. Cây nhân trần là dạng cây có tuổi thọ lâu đời, một cây nhân trần có thể sống trên dưới vài chục năm trong tự nhiên. Sau khoảng 5 – 6 năm, cây nhân trần có thể thu hoạch được. Mùa hoa nhân trần là vào mùa hè, đây cũng chính là mùa thu hoạch thích hợp nhất của loại cây này. Sau khi thu hái toàn bộ cây, người trồng thường sấy khô hoặc phơi khô và bó chúng lại thành từng bó. Cây có thể gieo trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng thích hợp nhất đó chính là vào mùa xuân hằng năm.
Cây nhân trần còn gọi là cây gì?
Ở nước ta, cây nhân trần thường xuyên xuất hiện tại những khu vực đồi núi cao, mọc hoang dại tại nhiều bãi đất trống, bờ ruộng. Chúng có nhiều tác dụng trong y học nên hiện đang được trồng rộng rãi bằng hạt. Mỗi một địa phương lại đặt cho chúng những cái tên khác nhau, vậy cây nhân trần còn gọi là cây gì?
Để phân biệt cây nhân trần Việt Nam và cây nhân trần bồ bồ, người dân miền Bắc còn gọi cây nhân trần Việt Nam là cây nhân trần cái, còn cây nhân trần bồ bồ là cây nhân trần đực. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, cây nhân trần Việt Nam lại được gọi là cây hoắc hương núi. Ngoài ra chúng còn được gọi là cây chè nội, cây chè cát hay cây tuyến hương lam.
Cây nhân trần có mấy loại?
Ngoài tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở bất cứ đâu trên cả nước. Trên thế giới, loại cây này thường sống ở những vùng đất ẩm ướt, các khu vực rừng thưa có độ cao trên 500m. Chúng ta có thể tìm thấy chúng tại Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại đất nước Trung Quốc, loại cây này có trữ lượng lớn ở tỉnh Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến và Giang Tây.
Vậy cây nhân trần có mấy loại? Cây nhân trần có hai loại đó là cây nhân trần nam và cây nhân trần bắc tức cây nhân trần bồ bồ. Mỗi loại lại có những đặc điểm, cách dùng khác nhau. Khi nhắc tới cây nhân trần, hay trà nhân trần là chúng ta đang nhắc tới cây nhân trần Việt Nam.
Cây nhân trần nam
Cây nhân trần nam chính là cây hoắc hương núi mà Elead đã nói ở trên. Loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Loại cây này có công dụng lớn trong việc thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng tiết mật và điều trị một số bệnh liên quan tới nội tạng.
Cây nhân trần bắc (Cây nhân trần bồ bồ)
Cây nhân trần bắc còn có tên gọi khác là cây nhân trần cao hoặc cây nhân trần bồ bồ, loại cây này thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên tiếng anh là artemisia capillaris thunb. Loại cây này phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao, ưa thích khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Giống cây nhân trần bắc được tìm thấy nhiều nhất là ở đảo Hải Nam của Trung Quốc. Chúng có công dụng hạ sốt và điều trị một số bệnh ngoài da nên thường được chế biến thành dịch chiết bôi ngoài.
Uống nước nhân trần có tốt không?
Theo quan niệm dân gian từ trước tới nay, nước nhân trần hoặc nước cam thảo đều là những loại nước mát gan, thanh nhiệt, giải độc, giải khát những ngày nắng nóng. Nhiều người đã sử dụng chúng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nước nhân trần có công dụng hữu hiệu trong việc chống viêm và tăng bài viết mật. Tuy nhiên, việc chúng ta sử dụng nó mỗi ngày và thay nước uống là điều hoàn toàn không nên. Nhiều bệnh nhân thắc mắc việc uống nước nhân trần có tốt không? Câu trả lời là hoàn toàn tốt, tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt.
Chúng ta chỉ nên uống loại nước này khi chúng ta có bệnh, không có bệnh mà vẫn uống tức là đang bắt gan và mật của chúng ta hoạt động nhiều hơn, từ đó sẽ làm hại gan thận. Ngoài ra, chúng ta thường có xu hướng uống nước nhân trần vào ngày hè, việc này sẽ dẫn tới lượng nước và chất dinh dưỡng bị bài tiết nhanh hơn, do đó gây tình trạng cơ thể háo nước, gây thiếu tập trung, mệt mỏi. Chính vì vậy, chúng ta chỉ nên uống chúng ở một liều lượng vừa phải, tránh gây tác dụng phụ không đáng cho sức khỏe.
Ai không nên uống trà nhân trần?
Trà nhân trần là loại nước thường xuyên được sử dụng, chúng ta dễ dàng tìm thấy loại nước này ở các cửa hàng nước vỉa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống chúng được và cũng không phải ai uống chúng vào cũng tốt. Trà nhân trần nên hạn chế sử dụng cho người già, phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi.
Cây nhân trần có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu về vị thuốc nam này cho biết, bên trong chúng có chứa hàm lượng lớn flavonoid, coumarin, saponin triterpenoid, paracymen, tinh dầu và các acid có mùi thơm. Trong Đông Y, dược liệu nhân trần có tính ấm, vị cay, đắng, the, mùi thơm đặc trưng mà chúng ta chỉ cần ngửi một lần là có thể nhận ra ngay. Dược liệu này có công dụng giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu độc, khử trùng, trừ phong thấp, hành khí tán ứ và chống ngứa hiệu quả. Vậy trong Tây Y, cây nhân trần có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, cây nhân trần có thể điều trị eczema dai dẳng ở trẻ em, giun chui ống mật, viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, cải thiện công năng miễn dịch, nấm da, thương hàn ở trẻ sơ sinh, viêm loét miệng, thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào gan, ức chế vi khuẩn e.coli, song cầu khuẩn, tụ cầu vàng,… Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh những công dụng này.
Hình ảnh cây nhân trần trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây nhân trần trong tự nhiên, mời bạn chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết cây nhân trần, phân loại, công dụng của nước nhân trần và công dụng của vị dược liệu này trong Đông Y. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc
Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh