Cây thầu dầu – Đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc, độc tố

Cây thầu dầu là giống cây được trồng phổ biến tại nước ta, cây còn được gọi với cái tên là cây đu đủ tía. Loại cây này có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, là nguyên liệu sản xuất cho nhiều ngành nghề. Vậy đặc điểm cây thầu dầu đỏ như thế nào, mọc ở đâu, cách dùng, cách chăm sóc và độc tố của loại cây này như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây thầu dầu đỏ

Thực chất cái tên thầu dầu lại ít được mọi người biết tới hơn cái tên đu đủ tím. Chắc có lẽ do hình dáng bên ngoài khá giống cây đu đủ nên người dân dùng tên gọi này để phân biệt loại hai loại cây với nhau. Cây thầu dầu có tên tiếng anh là ricinus communis, thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu đỏ có chiều cao trong khoảng từ 3 – 4m, một số cây mọc ngoài tự nhiên có kích thước cao hơn.

Đặc điểm cây thầu dầu đỏ

Đặc điểm cây thầu dầu đỏ

Thân và cành đều có hình trụ, vỏ cây nhẵn, toàn bộ cây được bao phủ bởi một màu đỏ tía đẹp mắt, cành non của cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm và một lớp phấn trắng. Lá thầu dầu mọc so le, có hình xẻ chân vịt giống lá đu đủ, mỗi lá phân thành 7 thùy, mép lá có nhiều răng cưa. Đầu lá nhọn, cuống lá dài, cả hai mặt lá đều nhẵn bóng. Hoa thầu dầu phát triển thành cụm, thường mọc ra từ kẽ lá hoặc đầu cành, toàn bộ cụm hoa được bao quanh bởi khá nhiều lá bắc.

Thông thường trong một cụm hoa, hoa cái sẽ mọc ở trên, hoa đực sẽ mọc ở dưới. Tới khi hoa tàn, cánh hoa cái sẽ rụng trước, cánh hoa đực rụng sau, khi rụng sẽ để lại trên cây những vòi nhụy màu đỏ. Quả thầu dầu là loại quả nang, bên trong có chứa 3 hạt, vỏ ngoài có màu xanh lục hoặc tím nhạt. Toàn bộ quả được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Phần hạt bên trong có hình trứng, nhẵn, phần vỏ có những đốm tròn màu đen hoặc trắng. Mùa hoa thầu dầu là vào khoảng tháng 2 – 6 hằng năm, mùa quả là vào khoảng tháng 8 – 10. 

Cây thầu dầu mọc ở đâu? 

Cây thầu dầu không phải là loại cây bản địa tại nước ta, chúng có nguồn gốc từ Châu Phi, được tìm thấy tại nhiều vùng đất có khí hậu cận nhiệt đới. Hiện nay, cây đã được nhân giống và trồng tại nhiều nước trong khu vực Trung Á, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan. Chính bởi vậy, nhiều người thắc mắc không biết cây thầu dầu mọc ở đâu tại nước ta? Tuy cây sống tập trung ở những khu vực có khí hậu cận nhiệt đới nhưng ở nước ta, cây cũng đã có mặt từ lâu đời. Loại cây này mọc tập trung ở vùng ven sông Hồng, ven sông Lô và ven sông Đuống. Hiện nay, loại cây này đang dần bị thu hẹp.

Cây thầu dầu mọc ở đâu? 

Cây thầu dầu mọc ở đâu?

Cây thầu dầu thường ưa thích sống ở những nơi có nhiều ánh sáng và thoáng mát. Tùy theo đặc điểm sinh trưởng của từng loại thầu dầu mà chúng có thể thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau. Những nơi có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới ẩm đều có thể trồng chúng. Một số giống cây sinh trưởng tại Trung Quốc và Trung Á có thể chịu ngập úng trong quãng thời gian khá lâu. Cây thầu dầu là giống cây ra quả hằng năm, chúng mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dùng. 

Cây thầu dầu dùng để làm gì?

Theo nhiều nghiên cứu về công dụng của loại cây này, bên trong cây thầu dầu có chứa hàm lượng lớn palmatin, albuminosid, palmatin, nitrogen, ricinoleic, fusidic, oleic , acid malic đường, muối, cellulose, stearin cholesterin, ricin, ricinin, men lipase, acid linoleic và stearic. Theo Đông Y, thầu dầu có độc nhẹ, tính bình, cay, ngọt nhẹ, có công dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết, nhuận tràng, chống ngứa, giảm đau, ổn định tinh thần. Loại cây này cũng đã được y học hiện đại nghiên cứu và cho ra nhiều công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Nhiều người thường thắc mắc không biết cây thầu dầu được sử dụng làm gì mà y học lại săn đón chúng tới vậy?

Cây thầu dầu dùng để làm gì?

Cây thầu dầu dùng để làm gì?

Loại cây này nổi tiếng bởi sản phẩm tinh chất thầu dầu, đây là một chất có khả năng làm nhuận tràng tự nhiên. Khi sử dụng loại dầu này sẽ có thể làm gia tăng sự hoạt động của đường ruột, hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ. Dầu thầu dầu chính là một loại thuốc tự nhiên được sử dụng để điều trị táo bón cho trẻ, tuy nhiên nếu sử dụng chúng ta cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn. 

Hơn hết, sản phẩm dầu này có khá nhiều axit ricinoleic, chất béo này có công dụng như một chất giữ ẩm và ngăn ngừa tình trạng rạn da, da mất nước. Không chỉ dừng lại ở đó, dược liệu thầu dầu còn có công dụng giảm đau, kháng viêm, giảm mụn, ngăn ngừa nấm da, dưỡng tóc và da đầu. 

Cây thầu dầu chữa xương khớp

Theo nhiều nhà khoa học cho biết, cây thầu dầu tía chính là một trong những loại thảo dược có công dụng điều trị xương khớp vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, chúng còn có công dụng điều trị bệnh đau lưng, đau nhức vai gáy, đau nhức xương khớp ở người già hay những bệnh có liên quan tới xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa khớp. Cây thầu dầu chữa xương khớp khá dễ dùng, tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có liều lượng sử dụng phù hợp.

Cây thầu dầu chữa xương khớp

Cây thầu dầu chữa xương khớp

Công dụng của quả thầu dầu

Quả thầu dầu là bộ phận chính được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Khi nhắc tới dược liệu thầu dầu, người ta thường nghĩ ngay tới quả thầu dầu. Bởi, hạt thầu dầu chính là bộ phận được sử dụng để ép lấy dầu. Theo Đông Y, hạt thầu dầu có vị ngọt, cay, tính hỏa, chứa nhiều độc tố nên chúng ta cần cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng.

Công dụng của quả thầu dầu

Công dụng của quả thầu dầu

Cách chăm sóc cây thầu dầu xanh tốt

Cây thầu dầu có khả năng thích nghi nhanh với nhiều điều kiện sinh trưởng khác nhau, nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Do đó, chúng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, cách chăm sóc cây thầu dầu xanh tốt cũng rất đơn giản, chúng ta cần tuân theo những yếu tố kỹ thuật sau: 

Ánh sáng: Loại cây này ưa thích ánh sáng, do đó nên trồng chúng trong những môi trường có nhiều ánh sáng tự nhiên, nếu trồng chúng trong chậu thì cần đưa chúng ra ngoài nắng ít nhất 8 tiếng/1 ngày. Hạn chế đặt cây ở dưới những tán cây có kích thước lớn, chúng ta cần nên nhớ rằng, càng đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng, cây càng to lớn.

Cách chăm sóc cây thầu dầu xanh tốt

Cách chăm sóc cây thầu dầu xanh tốt

Đất: Cần cung cấp cho cây những hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, tốt nhất là nên sử dụng hỗn hợp các loại phân hữu cơ để tăng mật độ dinh dưỡng.

Nước: Loại cây này là giống cây ưa nước, vì vậy chúng ta cần giữ cho đất luôn ẩm, nhưng tuyệt đối không được để cây bị ngập úng. Mùa khô nên tưới 2 lần/1 ngày, mùa mưa nên hạn chế tưới nước cho cây. 

Cây thầu dầu có độc không?

Cũng giống như nhiều loại cây xanh khác, người trồng luôn quan tâm tới tộc đó có trong chúng. Việc cây thầu dầu có độc không là mối quan tâm của rất nhiều người đang mong muốn trồng loại cây này trong vườn nhà. Thực chất, đây là loài cây có độc ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là phần hạt. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong chúng có chứa chất độc ricin nổi tiếng. Chất độc này gây nguy hại cho cả người và vật nuôi nếu nhiễm độc. Nếu bạn muốn trồng loại hạt này, tốt nhất bạn nên ngắt bỏ hoa để hạn chế sự hình thành quả của chúng.

Cây thầu dầu có độc không?

Cây thầu dầu có độc không?

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Dưới đây là một số hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên dưới đây, hy vọng chúng giúp bạn dễ dàng phân biệt được loại cây này với cây đu đủ: 

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Hình ảnh cây thầu dầu trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thầu dầu đỏ, mọc ở đâu, cách dùng, cách chăm sóc và độc tố của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây sao đen – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -