Cây sưa – Đặc điểm, giá trị kinh tế, công dụng, hình ảnh

Cây sưa là giống cây gỗ quý, mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Chúng có giá trị thẩm mỹ lớn nên được sử dụng làm đồ trang trí nội thất trong nhà khá phổ biến. Cây sưa vẫn là loại cây lạ lẫm trong mắt nhiều người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây sưa đỏ và trắng, giá trị kinh tế, công dụng và hình ảnh loại cây này.

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây sưa đỏ

Cây sưa quen thuộc với người dân Việt Nam bằng những sản phẩm nội thất từ gỗ sưa. Tại nước ta, cây sưa có hai loại là cây sưa đỏ và cây sưa trắng, trong đó cây sưa đỏ được sử dụng nhiều hơn hẳn. Cây sưa đỏ còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây huỳnh đàn, cây huê, cây trắc thối, tên tiếng anh là dalbergia tonkinensis, thuộc họ Fabaceae. Loại cây này mang lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ lớn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, gỗ sưa đỏ được xếp vào nhóm IA – Đây là nhóm gỗ cực kỳ hiếm, có giá thành tương đối cao.

Đặc điểm cây sưa đỏ

Đặc điểm cây sưa đỏ

Thân cây sưa đỏ khá chắc chắn, tuổi thọ khá cao, phần vỏ bên ngoài có màu nâu xám, chiều cao trung bình trong khoảng 6 – 12m. Cây sưa có tán lá khá rộng, lá là dạng kép lông chim, thường mọc đan xen nhau trên các cành. Mỗi lá có khoảng từ 10 – 15 lá chét, mặt dưới của lá có màu xám trắng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa cây sưa mọc tập trung thành cụm, hoa có màu vàng nhạt, hoa thường phát triển khi cây đã mọc lá đầy đủ. Mùa hoa sưa là vào tháng 2 – 3 hằng năm, hoa có kích thước nhỏ, chiều dài chỉ trong khoảng 6 – 10mm. Quả sưa thường có hình trứng, mọc thành chùm, chiều dài khoảng 5 – 8cm. 

Rễ sưa ăn khá sâu vào lòng đất, chính vì vậy cây có thể được sử dụng như một loại cây trồng chống thiên tai, lũ lụt. Cây sưa đỏ có tốc độ sinh trưởng khá chậm, do đó những cây có đủ điều kiện để thu hái gỗ thường có tuổi đời khá cao. Đây chính là giống cây công trình được ưu tiên trồng tại rất nhiều nơi, hơn hết cây có thể hút khí cabonic và thải ra khí oxy, giúp thanh lọc không khí và mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Tuy nhiên, chúng ta cần phận biệt chính xác loại cây này với cây sưa trắng. Bởi gỗ sưa trắng không hiếm và có giá trị bằng cây sưa đen. 

Cây sưa trắng

Cây sưa trắng còn có nhiều tên gọi khác như: Cây sưa bắc bộ, cây huê mộc vàng, cây trắng thối, cây hoàng hoa lý, cây hoàng hoa lệ,… Cây có tên tiếng anh là dalbergia tonkinensis, cùng họ với cây sưa đen. Chúng ta thường rất dễ bắt gặp loại cây này ở nhiều nơi tại nước ta và Hải Nam – Trung Quốc. Loại cây này là giống cây bản địa của nước ta, xuất hiện trong những khu rừng rậm của nước ta từ xa xưa cho tới tận bây giờ. Cây sưa trắng là giống cây ưa sáng, sinh trưởng tốt trong những nơi có độ ẩm cao, đất dày.

Cây sưa trắng

Cây sưa trắng

Khác với cây sưa đỏ, loại cây này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, cây cho nhiều hoa, khi hoa nở lại tỏa hương thơm ngào ngạt và tươi mát. Phần thân cây được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ nội thất mỹ nghệ. Tuy chúng không phải là loại gỗ quý hiếm như gỗ sưa đỏ nhưng chúng vẫn đang là loại cây phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Loại cây này có hình dáng bên ngoài tương tự cây sưa đỏ, tuy nhiên chúng cũng có nhiều đặc điểm sinh học mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được. Đặc điểm dễ phân biệt nhất đó là dựa vào hình dáng hoa, hoa sưa trắng có hình dáng bên ngoài khá giống với hoa đậu, khi nở sẽ tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ. 

So sánh cây sưa đỏ và cây sưa trắng

Cây sưa đỏ và cây sưa trắng là hai giống cây sưa phổ biến nhất tại nước ta, chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt dễ dàng thông qua hình thức bên ngoài. Cây sưa đỏ có lá mọc so le, quả phát triển dạng chùm, thân mốc, xù xì. Trong khi đó cây sưa trắng có lá mọc đối xứng, thân có màu xanh nhạt, nhẵn, quả thường mọc đơn chứ không mọc thành cụm. Chúng ta có thể phân biệt thông qua một số đặc tính sau:

Lá cây sưa

Lá cây sưa đỏ có hình so le còn lá cây sưa trắng có kích thước nhỏ hơn, mọc đối xứng nhau.

Lá cây sưa đỏ bên trên và lá sưa trắng ở dưới

Lá cây sưa đỏ bên trên và lá sưa trắng ở dưới

Quả cây sưa

Quả cây sưa đỏ có 1 – 2 hạt bên trong, khi đốt lên có mùi thối rất khó chịu, chính vì vậy nhiều người vẫn thường gọi chúng là cây trắc thối. Ngược lại, quả sưa trắng không có hạt bên trong, là dạng quả thịt, khi đốt cũng không có mùi.

Hoa cây sưa

Hoa cây sưa đỏ thường mọc thành chùm, kích thước cánh nhỏ, có màu vàng. Hoa cây sưa trắng cũng mọc thành chùm, phần cánh lớn hơn và có màu trắng.

Phân biệt cây sưa đỏ và cây sưa trắng

Phân biệt cây sưa đỏ và cây sưa trắng

Giá trị cây sưa mang lại cho người dân

Như các bạn đã biết, gỗ sưa đỏ chính là một loại gỗ quý hiếm nằm trong nhóm IA và bị nhà nước cấm khai thác và tàng trữ trái phép từ những năm 1994. Đây là một loại gỗ vô cùng khan hiếm trong tự nhiên, gần như trong những khu rừng nguyên sinh đã khộng thể nào tìm thấy nó, nhiều nơi do nhà nước quản lý đang trồng lại loại cây này nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu khai thác. Một cây sưa trên 20 năm tuổi có thể có giá trên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí là hàng trăm tỷ. Chính vì vậy, những cây sưa được trồng trong các công viên, nhà chùa đang phải đối mặt với nguy cơ “sưa tặc” bất cứ khi nào.

Giá trị cây sưa mang lại cho người dân

Giá trị cây sưa mang lại cho người dân

Theo quan niệm dân gian, gỗ sưa đỏ có độ bền, chắc, độ giữ hương thuộc hàng đỉnh cao vượt mặt cả những giống gỗ quý như sến, táu, gụ, lim. Chúng sẽ không bị mục nát kể cả khi đã ngâm nước trong thời gian dài, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Chính vì vậy, giá trị cây sưa mang lại cho người dân là vô cùng lớn. Tuy chúng không phải là giống cây mà chúng ta có thể thu lại lợi nhuận ngay nhưng chúng mang lại giá trị lâu dài. Để có được một cây sưa đủ điều kiện lấy gỗ, phải mất hàng trăm năm. Nguồn gỗ sưa Hải Nam đã cạn kiệt, thương lái chuyển qua tìm kiếm gỗ sưa ở Việt Nam và đã tạo ra cơn sốt gỗ sưa khủng khiếp ở Việt Nam kéo dài gần một thập kỷ qua.

Công dụng cây sưa trong y học 

Theo nhiều kinh nghiệm trong dân gian, quần áo nếu được bảo quản trong tủ làm từ gỗ sưa sẽ có mùi thơm vô cùng dễ chịu, khi chúng ta mặc lên sẽ khiến cho tinh thần phấn chấn và sảng khoái. Khi tiếp xúc nhiều với gỗ sưa, hệ hô hấp của chúng ta sẽ rất tốt, những triệu chứng bệnh về mũi, họng cũng sẽ giảm bớt nhanh chóng. Theo nhiều cuốn sách y học cổ cho biết, công dụng cây sưa chính là lưu thông khí huyết, khai thông kinh mạch huyệt đạo, hoạt huyết, ngăn ngừa lão hoá, phục hồi nhan sắc, chống rụng tóc, dưỡng não, cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu.

Công dụng cây sưa trong y học 

Công dụng cây sưa trong y học

Ngay từ thời phong kiến, gỗ xưa không chỉ được sử dụng làm những sản phẩm nội thất cao cấp cho vua quan mà còn là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe con người. Không những vậy, gỗ sưa còn là loại dược liệu chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Người bị bệnh về xương khớp chỉ cần sử dụng bột gỗ sưa trộn với dấm, tiến hành đắp vào vết thương. Sau khoảng 1 – 2 giờ vết thương sẽ bớt đau nhức và nhanh lành lại. Với những cây sưa có tuổi đời hàng trăm năm, chúng sẽ phát ra bên ngoài “khí mộc dưỡng”. Loại khí này có tác dụng cải thiện và phục hồi chức năng nội tạng con người, giúp an thần, làm tỉnh táo, hỗ trợ con người đi vào giấc ngủ ngon hơn. 

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Dưới đây là một số hình ảnh cây sưa trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng: 

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Hình ảnh cây sưa trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây sưa đỏ và trắng, giá trị kinh tế, công dụng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây sồi – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -