Cây thì là – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách trồng

Cây thì là là một loại rau gia vị quen thuộc trong các món canh, đặc biệt là đối với người dân khu vực miền Tây. Cây không chỉ có công dụng khử mùi tanh của cá, tăng hương vị và màu sắc cho các món ăn mà còn được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây rau thì là, phân loại, tác dụng và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây rau thì là

Cây thì là có tên tiếng anh là peucedanum graveolens benth et hook, thuộc họ Umbelliferae (Hoa Tán Apiaceae), đây là một loại rau thơm phổ biến tại nước ta. Loại cây này là giống cây thân cỏ, tuổi thọ thấp, thường chỉ phát triển trong năm, không phân nhánh, chiều cao trung bình trong khoảng 30 – 100cm. Thân cây nhẵn, phần lá được cấu tạo bởi nhiều phiến lá mọc tập trung ở phần đầu, các phiến lá lại xẻ thành những chiếc lá có hình sợi trông vô cùng đẹp mắt. Khi chúng ta vò nát, cây rau thì là tỏa ra mùi thơm dễ chịu, tuy nhiên vì mùi quá nồng nên sẽ khiến một số người không thoải mái.

Đặc điểm cây rau thìa là

Đặc điểm cây rau thìa là

Hoa cây thì là có màu vàng nhạt, thường mọc thành chùm, mỗi chùm hoa thì là có 5 – 10 cuống hoa, mỗi cuống lại chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh lại có khoảng 3 – 5 bông hoa. Hoa thì là có kích thước khá nhỏ, sau khi hoa tàn sẽ hình thành quả. Quả thì là có hình tròn, kích thước quả nhỏ bằng kích thước hoa, đường kính trong khoảng từ 1,5 – 3mm. Loại cây này có mặt ở nước ta từ rất lâu, là giống cây bản địa nên được nhiều người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở việc làm rau gia vị mà phần quả còn được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh hiệu quả. Thậm chí chúng còn được thu hái để làm hương liệu cho việc nấu trà uống. 

Cây thì là còn gọi là cây gì?

Cây thì là chính là giống cây mọc hoang dại tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là khu vực Scandinavia, miền Nam Liên Bang Nga và vùng Địa Trung Hải. Theo nhiều nhà khoa học cho biết, chúng có tuổi thọ trên trái đất này khoảng trên 2.000 năm và mọc phổ biến nhất là ở vùng Ấn Độ, Đông Á, Bắc Phi. Hiện nay, loại cây này đã được tìm thấy tại nhiều vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Cây thì là còn gọi là cây gì?

Cây thì là còn gọi là cây gì?

Loại cây này có mặt khá lâu tại nước ta, tuy nhiên mỗi địa phương lại đặt cho nó một cái tên khác nhau. Vậy cây thì là còn gọi là cây gì? Trong dân gian, cây thì là còn được gọi là cây thìa là, tên khoa học của nó là anethum graveolens, tên tiếng anh của nó là Dill, tên y dược của nó là fructus anethi graveolens.

Cây thì là có mấy loại?

Cây thì là loại cây gia vị được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu tại Việt Nam, loại cây này được sử dụng phần lá phổ biến nhất thì ở nhiều nước phương Tây, phần hạt khô lại được sử dụng nhiều hơn cả. Chúng được sử dụng như một món ăn trang trí và sử dụng làm hạt giống cho vụ mùa sau. Đôi khi cây thì là và những sản phẩm từ thì là lại xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau. Chính vì vậy, rất nhiều người thắc mắc không biết cây thì là có mấy loại? Đó là những loại nào?

Cây thì là ta bên trái và cây thì là tây bên phải

Cây thì là ta bên trái và cây thì là tây bên phải

Tại nước ta, thì là đang có hai loại đó là thì là ta và thì là tây. Thì là ta là giống cây thì là bản địa được sử dụng làm rau ăn và rau gia vị hằng ngày. Còn giống cây thì là tây là giống cây có phần rễ củ khá lớn, tên tiếng anh fennel, thuộc họ Apiaceae. Cây thì là tây là một giống cây thảo dược lâu năm. Phần củ rễ của chúng sau khi sinh trưởng sẽ hóa củ, cái tên cây thì là tây có lẽ cũng để phân biệt loại cây này với cây thì là bản địa của nước ta.

Cây thì là tây

Cây thì là tây còn được dân gian gọi với cái tên cây củ hồi, cây củ fennel. Loại cây này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được du nhập vào nước ta thời gian gần đây và hiện đang được trồng thí điểm ở Đà Lạt. Khác với cây thì là bản địa, cây thì là tây có mùi thơm dịu nhẹ hơn. Cây ít được người dân sử dụng làm rau mà được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Phần rễ củ chính là phần có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, đây cũng chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh trong Đông Y.

Cây thì là tây

Cây thì là tây

Cây thì là tây có công dụng lợi tiểu, điều chỉnh kinh nguyệt, lợi sữa cho bà mẹ mới sinh, chữa táo bón, chữa bệnh khó tiêu, tăng cường sức khỏe gan, thận và tăng sức đề kháng của cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong phần rễ củ có chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng có thể đưa vào điều chế các loại thực phẩm chức năng. Củ thì là tây có chứa nhiều canxi, phốt-pho, rutin, mangan, vitamin C, quercetin, anethole, kali, folate, quercetin. Tất cả những hợp chất này đều có công dụng chống ung thư, ngăn ngừa các bệnh về gan, thận và giảm sưng, viêm hiệu quả. 

Cây thì là có tác dụng gì?

Như chúng ta đã biết, cây thì là một trong những giống cây có thể dùng được cả thân, lá và hạt trong ẩm thực. Chúng được sử dụng làm gia vị tươi, khô hoặc sử dụng dưới dạng bột. Chúng có công dụng át mùi tanh của thịt, cá, giúp cho món ăn được thơm ngon hơn, bắt mắt hơn. Ngoài tác dụng trong ẩm thực, cây thì là còn mang tới nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả.

Cây thì là có tác dụng gì?

Cây thì là có tác dụng gì?

Tuy cây thì là tây là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông Y nhưng tại nước ta, trước khi cây thì là tây xuất hiện, cây thì là vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh. Bên trong cây thì là bản địa có chứa hàm lượng lớn vitamin C và chất xơ có công dụng chống oxy hóa cực mạnh và giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Các nghiên cứu lâm sàng trên động vật của loại cây này cũng đã được nhiều nhà khoa học thực hiện và cho ra kết quả rất khả quan, tuy nhiên chỉ mới được thực hiện trên cơ thể động vật. 

Vậy trong Đông Y, cây thì là có tác dụng gì? Theo Đông Y, cây thì là có tính bình, mùi thơm, vị ngọt nhẹ, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu, giúp cân bằng nội tiết tố, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, chữa mụn nhọt, giảm sưng tấy, hỗ trợ ngủ ngon và chữa các bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Cách uống nước lá thì là

Như các bạn đã biết về công dụng của cây thì là, loại dược liệu này được rất nhiều người sử dụng bằng cách xay nước ép uống hằng ngày. Cách uống nước lá thì là đơn giản như sau: Lựa chọn những lá thì là bánh tẻ, rửa sạch và để ráo. Tiến hành xay lá thì là bằng máy ép chậm hoặc cho thêm một chút nước vào để xay trong máy sinh tố. Lọc lấy nước và uống mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách uống nước lá thì là

Cách uống nước lá thì là

Cách trồng cây thì là nhanh thu hoạch

Cách trồng cây thì là nhanh thu hoạch như sau: 

Thời vụ trồng: Nên trồng loại cây này vào vụ Đông Xuân hoặc tháng 9 – 10 hằng năm. 

Giống: Lựa chọn những địa chỉ mua bán giống cây uy tín, mua những gói hạt giống đã được xử lý sẵn. Hạt giống trước khi gieo nên phơi ngoài nắng nhẹ, để qua đêm, hôm sau mới mang đi gieo trồng. 

Trồng cây: Gieo vãi hạt giống cây thì là vào đất ẩm và phủ một lớp đất trên bề mặt. Tiếp đó phủ thêm một lớp rơm, rạ hoặc trấu lên trên và tưới nước cho cây.

Cách trồng cây thì là nhanh thu hoạch

Cách trồng cây thì là nhanh thu hoạch

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Để phân biệt được chính xác loại cây này với cây fennel, hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thì là trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Hình ảnh cây thì là trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây thì là, phân loại, tác dụng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết trên hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sưa – Đặc điểm, giá trị kinh tế, công dụng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -