Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng

Cây bồn bồn là giống cây thực phẩm có giá trị kinh tế lớn, được sử dụng trong Đông Y với mục đích chữa bệnh. Rau bồn bồn có vị ngọt, hơi chua, thơm ngon, hấp dẫn, có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nên được rất nhiều người yêu thích. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây bồn bồn, ý nghĩa, các món ăn từ cây bồn bồn và cách trồng loại cây này trong nước. 

Nội Dung Chính

Cây bồn bồn là cây gì?

Bồn bồn chính là một trong những món đặc sản của khu vực miền Tây mà du khách chắc chắn phải nếm thử khi đặt chân tới vùng đất này. Chúng được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon, giòn rụm mà còn bởi công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cây bồn bồn có tên khoa học là typha angustata bory et chaub, typha angustifolia hoặc typha orientalis g.a. Chúng thuộc họ Cỏ Nến (Typhaceae) và được người dân Việt Nam gọi với nhiều cái tên gọi khác như: Cây hương bồ thảo, cây bồ hoàng thái, cây thủy hương hồ, cây bông liễng, cây hương bồ, cây cỏ nến. 

Nhiều người thường nghe tới tên gọi của loại cây này nhưng lại không biết rõ cây bồn bồn là cây gì? Cây bồn bồn là giống cây thân cỏ, có hình dáng bên ngoài khá mảnh mai, chiều cao trung bình của cây trong khoảng 2 – 3m, một số cây mọc ngoài tự nhiên có thể cao lên tới 3,5m. Lá cây mọc thẳng, dài, mỏng, có hình mũi mác chỉa thẳng lên trời, hình dáng bên ngoài của cây khá giống lá lúa. Cây bồn bồn cho hoa đơn tính, thường mọc cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cành, hoa cái có màu nâu, hoa đực có màu sắc nhạt hơn.

Cây bồn bồn là cây gì?

Cây bồn bồn là cây gì?

Hoa thường mọc rải rác trên khắp cành, thời gian lưu hoa khá lâu, quả sẽ hình thành ngay sau khi ra hoa. Quả bồn bồn có hình thoi, kích thước nhỏ, mọc ngay sát vị trí hoa nở. Tại nước ta, cây bồn bồn được tìm thấy nhiều ở khu vực Nam Bộ, phát triển mạnh ở những vùng trũng nước quanh năm. Cây thích nghi tốt với các loại đất khác nhau, mọc nhiều ở tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau và Sóc Trăng. Sau ngày đất nước ta được giải phóng, tỷ lệ gia tăng dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp hơn trước, số lượng cây bồn bồn trong tự nhiên cũng dần bị cạn kiệt. 

Một phần do nơi sống của loại cây này bị thu hẹp, một phần do con người khai thác chúng một cách ồ ạt mà không trồng trở lại. Có những thời điểm, chúng ta tìm khắp nơi cũng không hề thấy một cây bồn bồn nào. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid hoành hành, giá các loại nông sản giảm mạnh thì giá bồn bồn lại đang tăng lên. Các sản phẩm từ cây bồn bồn tươi đang ngày càng trở nên có giá hơn. Các sản phẩm làm ra từ loại cây này cũng được rất nhiều người ưa chuộng. 

Cây bồn bồn miền Trung

Nếu trước đây, khi nhắc tới cây bồn bồn, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới vùng đất Cà Mau thì bây giờ, cây bồn bồn cũng xuất hiện nhiều ở các khu vực khác. Tại miền Trung hay miền Bắc, chúng ta cũng không khó để thấy những cây bồn bồn xanh mướt. Cây bồn bồn là một trong những loại cây dễ trồng, dễ sống, có thể trồng xen canh trong nước. Chính vì vậy, cây bồn bồn miền Trung có thể chịu được lũ lụt và ngập nước trong thời gian dài. Thậm chí, chúng ta có thể trồng loại cây này trong hồ nuôi thủy sản.

Cây bồn bồn miền Trung

Cây bồn bồn miền Trung

Cây bồn bồn miền Bắc

Ở miền Bắc, cây bồn bồn chủ yếu mọc hoang dại ở một số khu vực như Gia Lâm – Hà Nội, Sapa – Lào Cai, tuy nhiên cũng khá ít. Cây bồn bồn miền Bắc cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho một số gia đình bởi chúng không cần phải bỏ ra quá nhiều công chăm sóc mà vẫn có thể thu hoạch trong nhiều năm.

Cây bồn bồn miền Bắc

Cây bồn bồn miền Bắc

Ý nghĩa cây bồn bồn

Khi nhắc tới cây bồn bồn, chúng ta không thể không nhắc với vùng đất Cà Mau, nơi có tới hàng trăm, hàng ngàn hecta bồn bồn. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, cây bồn bồn còn đi vào thơ ca của vùng sông nước Nam Bộ. Những người xa quê hương mỗi khi ra chợ, nhìn thấy những sản vật từ loại cây này như gợi lại những hình ảnh tuổi thơ, những kỷ niệm cùng gia đình khi mưu sinh trên vùng đất này. Tuy thời điểm hiện tại, cây bồn bồn không phải là một loại cây chỉ trồng riêng biệt tại Nam Bộ nhưng nó vẫn là một hình ảnh đẹp trong văn hóa của vùng quê này. Không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần to lớn, giá trị ẩm thực mà cây còn mang ý nghĩa to lớn trong y học Việt Nam.

Ý nghĩa cây bồn bồn

Ý nghĩa cây bồn bồn

Cây bồn bồn ngoài công dụng làm thực phẩm còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, chúng đóng vai trò trong việc giữ gìn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và thanh lọc không khí. Phần ngọn non và lõi thân được người dân sử dụng như một món rau ăn hằng ngày. Phần phấn hoa sau khi thu hoạch được sử dụng trong Đông Y với tên gọi là dược liệu bồ hoàng. Theo y học cổ truyền, bồ hoàng có tác dụng cải thiện lưu thông máu ở động mạch vành tim, giảm nhịp tim, cầm máu, hóa ứ, giảm huyết áp, chỉ huyết, lợi tiểu, lương huyết, tiêu thũng, giảm sưng, chữa đái tháo đường. Chính bởi ý nghĩa cây bồn bồn đối với đời sống con người là vô cùng to lớn nên nó đang ngày một được trồng rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

Lá cây bồn bồn

Lá cây bồn bồn chính là phần mà chúng ta sử dụng làm rau ăn hằng ngày, người ta thường sử dụng phần lá non để làm gỏi và nấu canh. Nhiều người trồng bồn bồn cho biết, loại lá này có thể kho chung với thịt, cá để tăng hương vị và giúp món ăn đậm đà hơn. Lá cây bồn bồn cũng rất dễ bảo quản, chúng ta có thể bảo quản lá tươi trong tủ lạnh khoảng 1 tuần mà vẫn có thể sử dụng chúng một cách tươi ngon.

Lá cây bồn bồn

Lá cây bồn bồn

Cây bồn bồn làm gì ăn?

Như chúng ta đã biết, cây bồn bồn là một loại rau có thể chế biến thành nhiều món thơm ngon bổ dưỡng khác nhau. Tuy chúng khá hiếm thấy ở các khu chợ miền Bắc và miền Trung nhưng khi chúng ta thấy loại rau này được bày bán ở chợ lại lưỡng lự không biết “cây bồn bồn làm gì ăn” hay “nấu bồn bồn như thế nào”? Hôm nay, Elead sẽ giới thiệu tới bạn 5 món ăn làm từ cây bồn bồn bạn nên thử. 

Cây bồn bồn làm gì ăn?

Cây bồn bồn làm gì ăn?

Bên cạnh những món trên, chúng ta có thể sử dụng rau bồn bồn để ăn sống, kho chung với thịt, cá hoặc luộc lên chấm mắm cũng rất ngon.

Cách trồng cây bồn bồn nước

Cây bồn bồn là giống cây chủ yếu được trồng để làm rau ăn, nhiều năm gần đây để tăng sản lượng và tăng giá trị kinh tế của loại cây này, nhiều gia đình tại Bạc Liêu đã tiến hành trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá và tôm nước ngọt. Mô hình này đang mang lại giá trị kinh tế lớn, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ đây. Việc trồng cây bồn bồn nước giúp chúng ta vừa có thể tận dụng khu vực nuôi trồng thủy hải sản để trồng cây, cá nuôi trong ruộng bồn bồn không phải tốn công chăm sóc và chi phí thức ăn. Mỗi năm, 1ha kết hợp nuôi cá và trồng bồn bồn có thể giúp người nông dân lãi hơn 30 triệu đồng, tương đương với 4 công lúa.

Cách trồng cây bồn bồn nước

Cách trồng cây bồn bồn nước

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên 

Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây bồn bồn sau đây:

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên 

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên 

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên 

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên 

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên 

Hình ảnh cây bồn bồn trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bồn bồn, ý nghĩa, các món ăn từ cây bồn bồn và cách trồng loại cây này trong nước. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!

Xem thêm: Cây chòi mòi – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -