Cây vối – Tác dụng, tác hại, cách trồng và cách uống
Khi nhắc tới cây vối chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới thứ nước dân dã cùng với chè xanh mà ông bà ta sử dụng để uống mỗi ngày. Đây chính là thứ nước được rất nhiều người yêu thích, chúng khá ngon miệng lại dễ uống nên được sử dụng phổ biến trong cả thời điểm hiện tại. Không những vậy, nước vối còn có công dụng, thanh nhiệt, giải độc và chữa bệnh khá hiệu quả. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về tác dụng, tên gọi khác, tác hại, thực hư việc uống nước vối hại thận, cách uống đúng cách, cách trồng và hình ảnh cây vối.
Đặc điểm và tác dụng của lá vối
Cây vối có tên tiếng anh là cleistocalyx operculatus, thuộc họ Myrtaceae, cây có nguồn gốc tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, thường mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Cây vối là loại cây thân gỗ, chiều cao khoảng 5 – 6m, đường kính thân trung bình khoảng 30 – 50cm. Hoa vối có màu xanh lục, không có cuống, thường mọc thành từng chùm, mùa hoa nở là mùa xuân hoặc mùa hè. Khi nở, hoa vối sẽ tỏa ra mùi thơm rất dễ chịu, có lẽ chính vì điều này nên thức uống từ nụ vối gây nghiện cho rất nhiều người.
Cây vối có thể sử dụng được tất cả các bộ phận, nhưng nếu để nói bộ phận nào có nhiều công dụng nhất có lẽ là lá vối. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá vối chứa tanin – Đây là một chất có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, bảo vệ gan, dạ dày, chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc đường ruột. Trong Đông Y, tác dụng của lá vối chính là chống viêm nhiễm, điều trị loét dạ dày, điều trị bệnh viêm đại tràng. Theo nhiều người đã uống loại nước này cho biết, sau khi uống nước lá và nụ vối liên tục trong khoảng 2 – 3 tháng thì sẽ giảm được lượng đường huyết đáng kể, phòng ngừa những biến chứng đái tháo đường một cách hiệu quả.
Nước vối có màu đỏ nâu, khi uống vào có vị đắng nhẹ, một lúc sau sẽ có vị ngọt, hương thơm dịu nhẹ. Nước vối có tác dụng giải khát, lợi tiểu, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là khi sử dụng trong những ngày hè nóng bức. Theo kinh nghiệm dân gian, khi chúng ta uống nước lá vối tươi sẽ có công dụng điều trị bệnh lở loét, viêm da ngứa, vàng da, viêm gan, bỏng, chốc lở hiệu quả. Ngoài ra, loại dược liệu này còn được sử dụng kết hợp với các loại dược liệu khác để chữa bệnh đau bụng, viêm đại tràng, khó tiêu, đầy bụng.
Cây vối có tên gọi khác là gì?
Cây vối là giống bản địa của nước ta, mọc khắp mọi nơi trên cả nước. Mỗi địa phương lại gọi cây với nhiều cái tên khác nhau. Chính vì vậy, việc cây vối có tên gọi khác là gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Tại nước ta, cây vối còn có tên gọi khác là cây trâm nắp. Trong tự nhiên, có hai loại vối phổ biến đó là cây vối tẻ và cây vối kê. Trong đó, cây vối kê có lá nhỏ, kích thước cũng nhỏ hơn so với cây vối tẻ. Cả hai loại đều được sử dụng làm trà uống hằng ngày và có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Tác hại của lá vối
Từ trước tới nay, chúng ta thường sử dụng lá vối để hãm trà uống hằng ngày mà không lường trước được những tác hại của chúng khi sử dụng sai cách. Thông thường, việc chúng ta uống nước lá vối sẽ không có tác hại gì đối với cơ thể cả. Nếu uống nước vối quá nhiều hoặc uống khi đói thì sẽ gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Nếu chúng ta uống nước lá vối chỉ để giải khát thì tốt nhất chỉ nên uống nước lá vối khô bởi nước lá vối tươi có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn, có thể gián tiếp gây nên tình trạng hao huyết và tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Theo quan niệm dân gian, nếu chúng ta sử dụng quá nhiều nước vối hoặc uống trước khi ăn thì lá vối sẽ bị phản tác dụng. Tác hại của lá vối đó là: Gây yếu sinh lý, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và gây chảy máu cam.
Thực hư việc uống nước vối hại thận
Nhiều người vẫn luôn cho rằng, khi uống nước vối quá nhiều hoặc uống sai thời điểm sẽ làm hại thận. Việc uống nước vối hại thận là hoàn toàn không có cơ sở, bởi chúng ta chưa hề ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng sức khỏe khi uống loại nước này. Nhiều nghiên cứu cũng đã bác bỏ tác hại này, do đó chúng ta không cần quá lo lắng khi sử dụng loại trà này.
Hướng dẫn uống nước lá vối đúng cách
Mặc dù nước nấu từ lá vối có nhiều lợi ích không ngờ dành cho sức khỏe con người nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng chúng một cách ồ ạt mà không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. Muốn chúng mang lại cho cơ thể chúng ta những tác dụng tốt, chúng ta cần tuân thủ theo những yêu cầu sau dưới đây:
Để uống nước lá vối đúng cách, chúng ta chỉ nên uống với liều lượng vừa đủ, không uống quá nhiều trong một lần hoặc uống quá nhiều trong một ngày. Bất kỳ loại thực phẩm hay thảo dược nào dù cho công dụng của chúng có tuyệt vời tới thế nào đi chăng nữa thì chúng ta nên sử dụng với liều lượng phù hợp với có thể. Việc lạm dụng nhiều nước vối gây nên hậu quả nhất định như rối loạn tiêu hóa, chúng ta chỉ nên sử dụng khoảng 300 – 400ml/1 ngày là đủ.
Tuyệt đối không uống nước vối ngay sau khi vừa mới ăn xong. Ngay sau bữa ăn nếu sử dụng luôn nước vối, bao tử sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng mà lá vối có thể tạo ra, gây tình trạng bao tử đồng loạt phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới các chất dinh dưỡng có trong lá vối và khiến cho hệ tiêu hóa của chúng ta xảy ra vấn đề.
Hạn chế sử dụng nước vối khi bạn đang đói: Việc uống nước vối khi bụng đang đói sẽ khiến cho đường ruột của chúng ta phải hoạt động nhiều, từ đó gây nên cảm giác mất năng lượng, chóng mặt, thèm ăn, mệt mỏi và tụt huyết áp.
Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?
Như các bạn đã biết, việc uống nước lá vối sau khi ăn, trong khi đói hay uống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của chúng ta. Chính vì vậy, nhiều người e ngại không biết việc uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không? Tuy nhiên, nếu uống nước vối đúng liều lượng, đúng thời điểm thì chúng hoàn toàn không có vấn đề gì cả, thậm chí rất tốt cho sức khỏe.
Cách trồng cây vối luôn xanh tốt
Cây vối khá dễ trồng và dễ chăm sóc, chúng ta nên trồng cây vào đầu mùa mưa, trong khoảng từ tháng 7 – 8 hằng năm. Chúng ta nên trồng cây ở nơi có nắng thường xuyên, vị trí trồng thoáng mát và thoát nước nhanh chóng. Cây vối được trồng chủ yếu bằng cây con, hiện tại nhiều cửa hàng cây cảnh đang có bán những giống cây vối tẻ và vối kê, cách trồng cây vối luôn xanh tốt như sau: Tiến hành đào những hố trồng có kích thước bằng với bầu cây, lấp đất lại và tiến hành vun gốc cho cây. Tưới nước đều đặn cho cây vào mỗi buổi sáng sớm và tiến hành bón phân theo chu kỳ 6 tháng/1 lần.
Hình ảnh cây vối trong tự nhiên
Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây vối sau đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng, tên gọi khác của cây vối, tác hại, thực hư việc uống nước vối hại thận, cách uống đúng cách, cách trồng và hình ảnh cây vối. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!
Xem thêm: Cây từ bi là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây từ bi là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây tùng bồng lai hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây tóc tiên là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây thiên tuế là gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây thì là – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách trồng
Cây sưa – Đặc điểm, giá trị kinh tế, công dụng, hình ảnh
Cây sồi – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng