Cây xương cá – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và độc tố
Cây xương cá là giống cây thuốc nam quen thuộc có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Loại cây này cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cho rằng chúng có chứa độc tố không nên trồng trong nhà. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây xương cá, phân biệt loại cây này với cây xương khỉ, tác dụng, ý nghĩa, giá trị kinh tế, độc tố và hình ảnh loại cây này.
Đặc điểm cây xương cá rừng
Cây xương cá có tên tiếng anh là euphorbia tirucalli, thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Tại nước ta, cây được nhiều người gọi với cái tên cây quỳnh giao, cây nọc rắn hoặc cây giao. Cây thường mọc hoang dại nhiều ở vùng nông thôn, chúng khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây có sức sống vô cùng tốt, mọc tập trung ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ở vùng Ả Rập và Châu Phi. Ngày nay, cây đã có mặt tại nhiều nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Cây xương cá có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, nhiều loại khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Bởi đặc tính mọc hoang dại tự nhiên nên chúng ta thường bắt gặp chúng ở vách núi, ven sông, đồi hoang và thậm chí là cả sa mạc. Tại nước ta, chúng có mặt rải rác khắp nơi, phần thân cây được chia thành nhiều đốt giống cây tre. Khi mới trông thấy loại cây này, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ bị ấn tượng bởi vẻ đẹp tương tự như các loài cây xương rồng mạnh mẽ.
Đúng như cái tên gọi, cây phân nhiều nhánh, toàn bộ cây được bao trùm bởi các nhánh thân mọc chi chít nhau và vô số những đốt nhỏ có đường kính khoảng 3 – 5mm. Tốc độ sinh trưởng của cây xương cá rừng khá nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngay cả trong thời tiết hạn hán kéo dài, cây vẫn tồn tại và phát triển khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, nếu để cây ngập nước trong thời gian dài thì cây rất dễ bị thối gốc. Toàn cây được bao phủ bởi màu xanh rất đẹp, chiều cao của cây trong khoảng từ 1,5 – 2,5m, khi chúng ta làm bị thương cây sẽ chảy ra một chất nhựa màu trắng.
Lá cây xương cá có kích thước nhỏ, dẹt, tuy nhiên chúng ta rất ít khi thấy lá của cây xuất hiện. Bởi ngay sau khi ra lá chúng sẽ rụng ngay và trơ trọi trong suốt cả năm. Cây xương cá cũng là một loại cây có hoa, hoa xương cá có kích thước nhỏ, thường mọc thành cụm. Chúng có hình trứng, thường phát triển ngay sau khi hoa tàn. Quả xương cá là dạng quả nang, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mềm, phần hạt bên trong có hình tròn, bề mặt nhẵn.
Phân biệt cây xương khỉ và cây xương cá
Khi nghe tới cái tên cây xương cá chắc hẳn trong chúng ta cũng đã một lần nghĩ tới những loại cây có cái tên tương tự. Cây xương khỉ là một trong số những loại cây đó. Để phân biệt cây xương khỉ và cây xương cá không hề khó. Chúng ta chỉ cần dựa vào những đặc điểm bên ngoài là có thể phân biệt dễ dàng.
Cây xương khỉ là loại cây thân thảo, phát triển dạng bụi, lá màu xanh đậm, hình mũi mác, mặt lá dưới có nhiều lông mềm bao phủ. Hoa xương khỉ có màu hồng, mỗi bông hoa có khoảng 3 – 4 cánh hoa. Khi chúng ta nhìn từ xa, hoa xương khỉ trông giống như bông hoa mào gà, ngay sau khi hoa tàn cây sẽ phát triển quả, quả xương khỉ có cuống ngắn, phần thịt bên trong có màu vàng.
Cây xương cá có tác dụng gì?
Cây xương cá là một trong những loại cây có hình dáng bên ngoài bắt mắt, được trồng làm cây cảnh trang trí cho không gian sống. Nhìn hình dáng thô cứng bên ngoài, chắc hẳn rất ít người biết tới công dụng điều trị bệnh của loại cây này. Trong y học cổ truyền đã sử dụng loại cây này để khử phong, giải ngứa, tiêu viêm. Vị dược liệu này có tính mát, vị chua, có độc tính. Tuy chúng vừa có tính khử khuẩn, sát trùng hiệu quả nhưng do chứa độc tố từ phần nhựa nên chúng ta cần hạn chế dùng để uống. Vậy trong y học hiện đại, cây xương cá có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học về loại dược liệu này cho biết, bên trong cây xương cá có chứa hàm lượng lớn như: Vitamin cephalexin, euphorginol, taraxasteryl acetat, cycloeucalenol, caroten, canxi, protein, tro, chất xơ, glucid và nước. Những chất này hầu hết đều có công dụng điều trị bệnh liên quan tới đường hô hấp và đóng vai trò là chất kháng sinh tự nhiên hiệu quả. Không chỉ vậy, chất nhựa màu trắng của cây sau khi phân tích, các nhà khoa học còn khám phá ra chất isophorone (Là một xeton cyclic không bão hòa, được sử dụng làm dung môi và là tiền chất của polyme).
Cây rau xương cá trong ẩm thực
Ngoài công dụng trong việc trang trí và y học, cây xương cá còn được sử dụng trong ẩm thực phổ biến. Tại nhiều nơi, cây xương cá được sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày. Cây rau xương cá có thể dùng để nấu canh với xương, thịt hoặc sử dụng để nhúng lẩu. Đặc biệt rau xương cá nấu với đậu phụ sẽ là một bài thuốc tuyệt vời chữa cao huyết áp, rau xương cá xào có thể hạn chế tóc bạc sớm.
Ý nghĩa cây xương cá
Cây xương cá sở hữu vẻ ngoài khá đẹp và lạ mắt, chính sự gai góc và thô cứng đã mang rất nhiều ý nghĩa cho người sở hữu. Trong phong thủy, ý nghĩa cây xương cá chính là sức mạnh, ý chí và tinh thần chiến đấu của con người. Khi trồng loại cây này làm cây cảnh phong thủy, cây sẽ giúp cho chúng ta không ngừng phấn đấu, gia tăng sự cố gắng và thúc đẩy tinh thần mỗi người vượt lên khó khăn.
Không chỉ dừng lại ở đó, cây xương cá còn có thể xua đuổi muỗi, ruồi, bọ xít rất hiệu quả. Cây chống lại sự xâm nhập của sâu bọ và côn trùng khá tốt. Cũng chính vì điều này nên cây được trồng nhiều trong các trang trại, trong vườn, xung quanh nhà. Đặc biệt, nếu chúng ta trồng cây xương cá ở hai bên cột nhà sẽ giúp tôn lên được vẻ đẹp của không gian sống, giúp thanh lọc không khí và tăng cường sức khỏe.
Giá trị cây xương cá thân gỗ
Cây xương cá là giống cây hiện đang được nhiều người ưa thích, chúng ta không khó để bắt gặp cây trong không gian nhà ở, sân vườn,… Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, đặc biệt là những cây xương cá đã có tuổi thọ lâu năm trong tự nhiên. Thông thường, phần thân cây sẽ hóa gỗ khi già, những cây xương cá thân gỗ mang lại khá nhiều giá trị về phong thủy và kinh tế cho người trồng. Hiện mức giá một cây xương cá dưới 10 năm tuổi giao động từ 150.000 – 10.000.000 đồng, những cây xương cá thân gỗ trên 10 năm giao động trong khoảng trên dưới vài chục triệu.
Cây xương cá có độc không?
Cây xương cá có độc không là sự thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định trồng loại cây này. Phần nhựa trắng của cây là phần có nhiều dược tính chữa bệnh nhất nhưng cũng là phần chứa độc tố. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây xương cá có thể gây ra các vết phồng rộp trên da như lở loét, mụn nước, bỏng đỏ. Nếu tiếp xúc với mắt sẽ bị tổn thương giác mạc, đau rát nặng, thậm chí gây mù lòa.
Hình ảnh cây xương cá trong tự nhiên
Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây xương cá sau đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây xương cá, phân biệt loại cây này với cây xương khỉ, tác dụng, ý nghĩa, giá trị kinh tế, độc tố và hình ảnh loại cây này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!
Xem thêm: Cây vối – Tác dụng, tác hại, cách trồng và cách uống
Sinh Vật Cảnh -Cây vối – Tác dụng, tác hại, cách trồng và cách uống
Cây từ bi là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây tùng bồng lai hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây tóc tiên là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây thiên tuế là gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây thì là – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách trồng
Cây sưa – Đặc điểm, giá trị kinh tế, công dụng, hình ảnh