Cây chòi mòi – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây chòi mòi là một trong những loại cây mọc hoang dại tại khu vực đồng bằng Nam Bộ. Khi nhắc tới chúng, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới tuổi thơ tươi đẹp cùng những trái chòi mòi hay còn gọi là chùm mồi chua. Mỗi lần thấy loại cây này chắc hẳn ai trong chúng ta cũng một lần xao xuyến nhớ về tuổi thơ. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây chòi mòi, phân loại, ý nghĩa phong thủy và cách trồng của loại cây này.
Đặc điểm cây chòi mòi bonsai
Có thể, người dân thành phố không biết cây chòi mòi là cây gì nhưng chắc chắn nếu là người sinh ra và lớn lên ở đồng quê thì không thể nào không biết tới trái chòi mòi. Trước kia, cây chòi mòi chỉ là giống cây mọc hoang ngoài tự nhiên và gần như không có giá trị kinh tế gì, lũ trẻ con thường đi hái những trái chòi mòi để chấm muối ăn. Ngược lại, ngày nay khi khoa học phát triển, người ta lại khám phá ra được nhiều công dụng mà nó mang lại.
Chính vì thế, cây chòi mòi được ứng dụng nhiều trong y học và làm cây cảnh bonsai phổ biến, mang lại giá trị cao cho người trồng. Tại nước ta, cây chòi mòi bonsai còn được nhiều người biết với cái tên cây sương mòi, cây tơi lợi, cây xô con, cây mà ca, cây cơm nguội, cây chua mòi, cây chu mòi,… Cây có tên tiếng anh là antidesma ghaesembilla, thuộc họ Diệp Hạ Châu. Loại cây này được tìm thấy đầu tiên vào năm 1788, cây mọc tại nhiều nơi trên khắp thế giới, từ thảo nguyên cho tới rừng sâu. Loại cây này là nơi sinh trưởng lý tưởng cho một số loại côn trùng, nấm và động vật kích cỡ nhỏ.
Cây chòi mòi thường mọc tập trung lại thành bụi, đây là giống cây thân gỗ, đường kính thân nhỏ, chiều cao trung bình trong khoảng 2 – 20m. Cây có tuổi thọ khá cao, tuổi thọ trung bình của một cây chòi mòi khỏe mạnh thường trên 25 năm, cây càng to, càng cao chứng tỏ tuổi thọ của chúng càng lớn. Vỏ cây màu sẫm, lá cây có màu xanh lục quanh năm, lá chòi mòi là dạng lá kép chân vịt, cuống lá khá dài, mép lá có nhiều răng cưa.
Hoa chòi mòi thường mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Đây là giống cây cho hoa lưỡng tính, trên cùng một cành có xuất hiện cả hoa đực lẫn hoa cái. Hoa có màu vàng nhạt, đường kính của một bông hoa khoảng 1 – 2mm. Quả chòi mòi sẽ phát triển ngay sau khi hoa tàn. Quả chòi mòi có hình tròn, đường kính khoảng 4 – 5mm, quả chòi mòi thường mọc thành cụm và trĩu xuống đất. Quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu hồng nhạt, nâu đen hoặc nâu đất, khi ăn vào có vị hơi chát.
Cây chòi mòi có mấy loại?
Tại nước ta, cây chòi mòi thường mọc hoang dại tại bờ sông, ao hồ, sông suối, hình dáng lá khá giống lá ổi nhưng có kích thước nhỏ hơn. Cây chòi mòi bản địa thường có kích thước quả nhỏ như hạt tiêu, khi non có hình tròn, màu sắc khá bắt mắt và đẹp. Vậy cây chòi mòi có mấy loại? Ngoài loại cây chòi mòi bản địa mà chúng ta thường hay thấy thì còn một số loại cây chòi mòi khác như:
- Chòi mòi tía (Antidesma bunius): Loại cây này còn được biết với tên gọi khác như cây chòi mòi nhọn, cây chòi mòi bun, cây chòi mòi lá tía, cây chòi mòi lá dài, cây chòi mòi lá dày.
- Chòi mòi gân lõm (Antidesma montanum): Loại cây này còn được biết với tên gọi khác như cây chòi mòi rừng, chòi mòi núi hoặc chòi mòi nhẵn.
- Chòi mòi bụi (Antidesma fruticosum): Loại cây này còn được biết với tên gọi khác như cây chòi mòi mảnh, cây mọt trắng.
- Chòi mòi chua (Antidesma acidum): Loại cây này còn được biết với tên gọi khác như cây chòi mòi song hùng, cây chòi mòi trâu, chòi mòi hai nhị.
Các giống cây chòi mòi hầu hết đều có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Úc, Châu Á, phía Tây Himalaya. Nơi có trữ lượng nhiều nhất đó chính là Trung Quốc, New Guinea. Hiện tại, những khu vực lãnh thổ mà nó đang sinh sống bao gồm: Sri Lanka, Nepal, Băng-la-đét, Ấn Độ, Myanmar, Lào, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Malaysia. Tại nước ta, cây mọc tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Lào Cai, Gia Lai, Quảng Ninh, Hà Tây, Lạng Sơn.
Ý nghĩa phong thủy cây chòi mòi
Cây chòi mòi là giống cây thân gỗ, thường dẻo dai, dễ uốn nắn thành nhiều hình dáng khác nhau nên được sử dụng làm cây cảnh bonsai phổ biến. Chúng không phải giống cây có kích thước quá lớn nên có thể đặt ở cả những nơi có khoảng không gian hẹp. Do đặc tính sinh trưởng chủ yếu trong rừng nên bộ rễ và bộ lá của cây phát triển khá tốt. Đây cũng chính là ưu điểm của loại cây này. Cây chòi mòi là giống cây cảnh hoa và quả, khi chúng nở hoa hay ra trái thường rất sum suê.
Xét theo yếu tố thẩm mỹ thì cây có hình dáng bên ngoài vô cùng độc đáo và mới lạ, những hình ảnh quả chòi mòi tròn trĩnh, nặng trĩu khiến cho mọi không gian xung quanh cũng đều tràn đầy sức sống. Ý nghĩa phong thủy cây chòi mòi chính là năng lượng tích cực, sức sống mãnh liệt. Khi cây ra hoa và quả sẽ đem lại sự thịnh vượng và sự may mắn cho gia chủ. Hơn hết, cây chòi mòi còn được sử dụng làm dược liệu chữa một số bệnh vặt của người và động vật. Chính vì vậy, cây mang ý nghĩa to lớn trong cả mặt y học chứ không chỉ dừng lại ở mặt phong thủy.
Trong y học, cây chòi mòi có công dụng điều kinh, chữa đau đầu, trị bệnh tiêu chảy khá tốt. Nhiều người cũng sử dụng phần đọt non để làm rau ăn sống hằng ngày. Chúng ta có thể xào hoặc luộc chung với các loại thịt hoặc các loại rau khác. Tuy nhiên, do diện tích rừng tự nhiên bị giảm xuống đáng kể nên trữ lượng cây chòi mòi trong tự nhiên không còn nhiều. Cũng vì thế nên loại rau này không còn được sử dụng nhiều như trước.
Như các bạn đã biết về đặc tính dẻo dai của cây chòi mòi, chúng thường dễ tạo hình nên thường xuyên được nhiều người sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà, hầu hết những cây chòi mòi cảnh mà chúng ta thường thấy đều là cây chòi mòi bụi. Quả chòi mòi có vị chua, đây cũng là một trong những loại dược liệu có công dụng nuôi dưỡng làn da, chữa ho, chữa bệnh viêm phổi, phong tê thấp vô cùng hiệu quả. Cây chòi mòi khá hiếm nên không phải cửa hàng nào cũng bán, do đó việc tìm kiếm chòi mòi sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, nó mang lại cho người trồng giá trị kinh tế không hề nhỏ.
Cách trồng cây chòi mòi
Thông thường, cây chòi mòi được trồng bằng cách gieo hạt. Hạt chòi mòi thường nảy mầm trong khoảng 10 – 30 ngày. Lá mầm của cây chòi mòi có hình trứng, chiều cao trung bình khoảng 5 – 8mm, chiều rộng khoảng 3 – 5mm. Khi mới ra lá non, toàn bộ cây chòi mòi được bao phủ bởi một lớp lông mềm, mịn. Ở nước ngoài, mùa hoa chòi mòi là vào khoảng tháng 8 – 12 hằng năm, tại nước ta mùa hoa chòi mòi lại kéo dài từ tháng 3 – 9 và từ tháng 6 – 12. Cách trồng cây chòi mòi bằng phương pháp gieo hạt như sau:
Chúng ta cần lựa chọn những hạt giống chòi mòi chắc khỏe, có nguồn gốc rõ ràng, nơi mua uy tín. Tiến hành gieo trực tiếp xuống đất và tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ khu vực trồng. Cuối cùng là ủ một lớp rơm, rạ hoặc khăn bông lên bề mặt, sau khoảng 20 – 30 ngày cây sẽ ra rễ và mọc thành cây con. Lúc này chúng ta có thể đưa cây tới khu vực trồng phù hợp.
Hình ảnh cây chòi mòi trong tự nhiên
Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh chòi mòi sau đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây chòi mòi, phân loại, ý nghĩa phong thủy và cách trồng của loại cây này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!
Xem thêm: Cây ăn thịt người và côn trùng, đặc điểm và tác dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây ăn thịt người và côn trùng, đặc điểm và tác dụng
Cây xương cá – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và độc tố
Cây vối – Tác dụng, tác hại, cách trồng và cách uống
Cây từ bi là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây tùng bồng lai hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây tóc tiên là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây thiên tuế là gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng