Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Cây bông là một trong những giống cây công nghiệp được trồng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương. Cây có thể tận dụng được tất cả các bộ phận làm nguyên liệu cho nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây bông, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây bông là cây gì?

Cây bông là một giống cây trồng lấy sợi được trồng phổ biến với mục đích cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may của con người. Cây thuộc chi Gossypium, thuộc họ Malvaceae. Đây là một loại cây công nghiệp lâu năm mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn, cây mang lại lợi nhuận khủng cho nhiều nước trên thế giới như: Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Australia, Mỹ. Theo quan niệm của người Trung Quốc, cây bông chính là cây công nghiệp có giá trị nhất trong số những loại cây công nghiệp được trồng tại nước này.

Tại nước ta, cũng phải trải qua gần 30 năm vừa qua, cây bông mới được nhà nước quan tâm, đầu tư và phát triển như thời điểm hiện tại. Khi Liên Xô chưa tan rã, chúng đã được trồng thí nghiệm trên hầu hết tất cả các nước trong khu vực Liên Xô và phương Tây. Hiện nay, sản lượng bông và diện tích trồng loại cây này đang ngày một tăng lên. Trước kia, khi mới bắt đầu trồng thử nghiệm khoảng 500 – 1000ha thì sản lượng bông mỗi năm có thể lên tới khoảng 14.000 tấn, cung cấp khoảng hơn 20% nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt may của nước ta.

Cây bông là cây gì?

Cây bông là cây gì?

Thông qua 3 thập kỷ vừa rồi, cây bông thực sự đã trở thành một loại cây nông nghiệp có giá trị kinh tế giúp người nông dân thoát nghèo và ăn nên làm ra. Những nơi trồng bông điển hình trên cả nước bao gồm: Vùng ven sông Mã; huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La); huyện Điện Bàn, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam); huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận); huyện Chư sê, huyện Krông Pa, huyện Kon Chro (tỉnh Gia Lai); huyện Buôn Đôn, huyện Kuma, huyện Eahleo (tỉnh Đắc Lắc); huyện Đắc Min, huyện Kizuts (tỉnh Đắk Nông). Vậy cây bông là cây gì, cây có đặc điểm sinh thái như thế nào mà đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người trồng tới vậy? 

Cây bông có chiều cao trung bình trong khoảng 1 – 3m, là loại cây có kích thước vừa phải, thường sinh trưởng nhiều năm. Những cây trồng với mục đích kinh tế thường chỉ có tuổi thọ trong năm. Lá cây bông thường mọc so le, cuống khá dài, phiến lá chia làm 5 thuỳ. Hoa cây bông thường mọc ra từ nách lá, quả phát triển ngay sau khi hoa tàn. Quả của cây bông có hình bầu dục, nhọn một đầu, là loại quả nang bên trong có khoảng 5 – 7 hạt. Hạt bông có hình trứng, được bao phủ bởi những sợi bông màu trắng hoặc vàng, cam. 

Cây bông vải

Cây bông vải thực chất cũng chỉ là một tên gọi khác của cây bông mà thôi. Vì cây bông được trồng chủ yếu để lấy sợi làm nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may nên nhiều người đã đặt cho nó cái tên cây bông vải. Sợi vải lấy từ cây bông rất được ưa chuộng trong công nghiệp may mặc bởi chúng có tính co giãn, mềm mại, thoáng khí. Mặc dù trong thời gian gần đây, sợi bông nhân tạo đang cạnh tranh gay gắt với chúng nhưng những sợi bông thuần, tuy nhiên sợi bông nông nghiệp vẫn có nhiều đặc tính riêng biệt là không một loại sợi nào khác có thể thay thế được.

Cây bông vải

Cây bông vải

Cây bông gòn

Cây bông gòn có tên tiếng anh là gossampinus malabarica, thuộc họ Gạo (Bombacaceae), cây còn được nhiều người gọi với cái tên cây hoa gạo, cây gạo, cây mộc miên, cây gòn, cây bông gạo. Khác với cây bông vải, cây bông gòn lại được trồng với mục đích thu hái mủ. Cây phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.

Cây bông gòn

Cây bông gòn

Cây hoa bỏng

Cây hoa bỏng là giống cây cảnh có nhiều công dụng chữa bệnh trong Đông Y hiệu quả. Cây được trồng nhiều trong nhà với mục đích trang trí sân vườn, hành lang, cổng nhà, để bàn.

Cây hoa bỏng

Cây hoa bỏng

Cây bông dùng để làm gì?

Như chúng ta đã biết, khi nhắc tới cây bông thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những sợi bông trong dệt may. Đúng như vậy, cây bông có công dụng chính là đó là làm nguyên liệu cho ngành dệt may, những sợi bông mà chúng ta thường thấy chính là phần bông bên ngoài của vỏ hạt. Mỗi hạt sẽ có khoảng 5000 – 10000 sợi bông, các sợi bông thường đóng thành kén lớn màu trắng. Đây cũng chính là một đặc điểm mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được loại cây này với các loại cây khác trong tự nhiên. Sợi bông khá chắc chắn, dài, là nguyên liệu cao cấp của ngành dệt may và được rất nhiều người yêu thích. 

Cây bông dùng để làm gì?

Cây bông dùng để làm gì?

Vậy ngoài công dụng làm nguyên liệu của ngành dệt may, cây bông dùng để làm gì? Dựa theo công dụng của sợi bông, y học chia bông ra làm hai loại đó là bông xơ và bông hút nước. Bông xơ chính là loại bông tự nhiên đã được loại bỏ hoàn toàn tạp chất bám bên trong, loại bông này không hề thấm hút nước nên được sử dụng rộng rãi trong y tế. Chúng được chế biến thành những sản phẩm băng bó vết thương, bông gạc, dùng làm nút của các bình đựng dung dịch thí nghiệm, bình nuôi cấy nấm mốc, vi khuẩn. 

Bông hút nước là loại bông đã được tẩy trắng và phơi khô, để đạt được tiêu chuẩn hút nước thì chúng phải trải qua quá trình kiểm tra tốc độ hút nước, độ tro, độ ẩm, chất màu, chất béo, calci, sulfat, clorid, giới hạn chất tan trong nước, acid-kiềm. Trước kia, các bộ phận thu hái của cây bông chính là sợi bông và hạt bông. Nhưng tới thế kỉ XIX thì hạt bông đã bị bỏ đi. Ngày nay, phần hạt này lại được thu hái để chiết xuất tinh dầu, sản xuất xà phòng, pha sơn. 

Ý nghĩa của cây bông vải

Tại nước ta, không ai biết cây bông có mặt từ bao giờ, có lẽ chúng đã xuất hiện xung quanh chúng ta từ vài thế kỷ trước. Chúng có thể thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu, có mặt trên bất kì loại thảm thực vật nào có dinh dưỡng. Tại Huế, cây bông đã bước vào độ tuổi “thất thập cổ lai hy” và có thể còn hơn thế nữa. Hiện nay, trên nhiều nẻo đường của thành phố mộng mơ này vẫn còn tồn tại vô số cây bông có tuổi thọ lớn, phần thân cằn cỗi, già nua. Con đường còn nhiều cây bông cổ thụ nhất đó chính là đường Đào Duy Anh và đường Huỳnh Thúc Kháng.

Ý nghĩa của cây bông vải

Ý nghĩa của cây bông vải

Ý nghĩa cây bông vải đối với đời sống người dân Việt Nam vô cùng to lớn. Sợi bông được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau như dệt vải, làm lớp lót của chăn, ga, gối, đệm, làm thú nhồi bông, lớp cách điện và cách nhiệt. Hạt bông được sử dụng trong ngành sản xuất xà phòng, nước uống nấu từ vỏ cây bông có công dụng điều trị tiêu chảy, lợi tiểu, đau răng, làm thuốc kích dục. Nước uống pha từ mủ cây bông là một loại nước giải khát hiệu quả ngày hè. Gỗ bông cũng thuộc hàng gỗ có kích thước lớn, dễ gia công, mềm mại và khá nhẹ. 

Cách trồng cây bông vải

Hầu hết tất cả các nơi tại nước ta đều có thể trồng được cây bông vải. Đối với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung thì chúng ta nên trồng cây ở những nơi có đất phù sa, đất xám, đất đen, đất bazan, đất nâu đỏ. Loại cây này không chịu được ngập úng nên chúng ta cần trồng cây ở nơi khô ráo, thoát nước nhanh chóng, nhưng lại dễ dàng tưới tiêu trong những ngày hè. Cách trồng cây bông vải như sau: 

Tiến hành gieo hạt bông khi đất đang còn ẩm, mỗi hốc đào chỉ gieo khoảng 1 – 2 hạt bông. Sau khi gieo cần tiến hành lấp khoảng 3 – 4cm đất và phun 1,5 – 2 lít/1 ha thuốc trừ cỏ Dual 720 EC.

Cách trồng cây bông vải

Cách trồng cây bông vải

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây bông vải sau đây:

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Hình ảnh cây bông trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bông, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!

Xem thêm: Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -