Cây si là cây gì? Phân loại, cách trồng và chuyện cây si có ma
Cây si là một trong những loại cây đa tác dụng được trồng để làm cây cảnh bonsai. Loại cây này thường dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, phần thân dẻo dai, dễ uốn nên được rất nhiều nhà chơi cây nghệ thuật yêu thích. Hơn hết, cây còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp, được nhiều người ca tụng là giống cây gắn liền với sinh khí đất trời. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây si, phân biệt loại cây này với cây sanh, phân loại cây si, công dụng, cách trồng và thực hư chuyện cây si có ma.
Cây si là cây gì?
Cây si có tên tiếng anh là ficus microcarpa l, cây thuộc họ Dâu Tằm, cây được biết tới với tên gọi khác là cây gừa hoặc cây cừa. Đây là giống cây cảnh bonsai vô cùng nổi tiếng trong giới chơi cây nghệ thuật. Thông thường, những cây si cổ thụ có kích thước lớn được sử dụng làm cây bóng mát trước nhà, trong sân vườn. Cây si không chỉ dừng lại ở việc làm cây cảnh mà cây còn được sử dụng làm thuốc trong Đông Y. Loại cây này có nguồn gốc từ nước Úc, Sri Lanka, Campuchia, Lào, Ấn Độ.
Cây chủ yếu mọc hoang dại tại nhiều nơi có mực nước biển cao, ở những vùng mưa nhiều, thường xuyên có thủy triều lên xuống thất thường. Nơi tìm thấy loại cây này chủ yếu là kênh rạch, sông suối. Cây si là một giống cây thân gỗ, tuổi thọ lớn, thường sống hàng trăm năm trong tự nhiên. Một cây si trưởng thành có thể có chiều cao từ 20 – 25m, phần vỏ cây có màu trắng xám, nhẵn bóng. Một đặc điểm làm nên thương hiệu của loại cây này đó chính là bộ rễ. Rễ cây si thường mọc ra từ các cành cao và thân, tiếp đó mọc dài ra thành tua quấn để hút các chất dinh dưỡng và nước. Sau khi phần rễ nhánh này chạm đất, chúng sẽ phát triển với kích thước lớn hơn, nhìn từ xa trông giống như những cột chống giúp cây đứng vững trong tự nhiên.
Chính bởi những đặc điểm hình dáng bên ngoài nên khi nhìn ngắm, chúng ta sẽ thấy cây toát lên một vẻ bề thế, vững chãi. Lá cây si thường mọc so le, có màu xanh lục, hình trứng. Kích thước lá khá lớn, chiều dài trung bình khoảng 10 – 15cm, chiều rộng khoảng 5 – 6cm. Cuống lá khá dài, hai mặt lá có nhiều lông mềm bao phủ. Quả si có cấu tạo giống quả sung, mọc tập trung ở đầu cành. Khi còn non, quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu đỏ hồng, khi già sắp rụng thì lại chuyển về màu đen. Mùa hoa và quả si thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 6 hằng năm.
Trên đây chính là thông tin về việc cây si là cây gì mà bạn quan tâm. Cay si cổ thụ hiện đang có giá thành khá khủng, chúng cao hàng chục mét và có nhiều rễ phụ kích thước lớn. Ở Việt Nam, loại cây này thường được phát hiện ở những khu vực biển, đảo, trong rừng thứ sinh, rừng núi đá. Chúng được đưa về trồng với mục đích tạo quang cảnh, làm cây bóng mát và làm dược liệu chữa bệnh. Cây cũng khá dễ trồng và dễ chăm sóc, chúng ta chỉ cần cắm một cành nhánh của nó vào trong đất ẩm, sau một thời gian cây có thể sinh rễ và phát triển thành một cây si khỏe mạnh.
Phân biệt cây sanh và cây si
Đối với những người có thú chơi tao nhã là cây xanh nghệ thuật thì cây sanh và cây si chắc hẳn đều là những giống cây cảnh rất quen thuộc. Tuy nhiên, đối với nhiều người không phải dân sành sỏi thì việc phân biệt cây sanh và cây si cũng đã là điều khó khăn. Bởi nếu chúng ta không thực sự hiểu biết thì khi nhìn thoáng qua sẽ thấy hai loại cây này có hình dáng bên ngoài vô cùng giống nhau, nhiều người con lầm tưởng hai loại cây này là một.
Hai loại cây này đều có cấu tạo rễ giống nhau và đặc tính sinh trưởng tương tự nhau, do đó để phân biệt được cây sanh và cây si, chúng ta dựa vào những đặc điểm hình thái bên ngoài như sau: Cây si có lá dày, to, màu xanh đậm hơn cây sanh. Quả si thường mọc ra từ nách lá, không có cuống, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng và bên ngoài có một vài sọc màu đỏ. Trong khi đó, quả sanh lại có cuống, khi chín lại không có những vết màu đỏ bên ngoài.
Các loại cây si tại nước ta
Cây si nằm trong bộ cây cảnh Tứ Linh (đa – sung – sanh – si), do đó cây mang lại giá trị phong thủy không hề nhỏ cho người trồng. Nhiều người quan niệm, cây si là giống cây gắn liền với sự cát tường, may mắn và sinh khí của đất trời. Chính vì vậy, cây thích hợp trồng để trang trí cho phòng khách, phòng làm việc. Bên cạnh đó, cây có hình dáng bên ngoài khá vững chãi nên chính là thần hộ mệnh, là người bảo vệ ngôi nhà của chúng ta khỏi ma quỷ, xua tan điềm xấu, giúp gia chủ giữ chặt tiền bạc, của cải.
Chính bởi ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy nên hiện có rất nhiều người quan tâm tới các loại cây si tại nước ta, trồng loại si nào sẽ phù hợp với phong thủy của gia đình. Ngoài giống si bản địa thì hiện nước ta đang xuất hiện một loại si nữa đó là cây si Nhật. Giống si thông thường chính là giống cây được sử dụng để trang trí cảnh quan, làm cây bóng mát. Giống cây si Nhật chính là giống cây si bonsai để bàn. Với kích thước khá nhỏ so với cây si thường, chiều cao chỉ khoảng từ 30 – 50cm, loại cây này được nhiều người ưa thích làm cây trang trí cho phòng làm việc, phòng khách hoặc trang trí tiểu cảnh.
Công dụng của lá cây si
Như đã biết, cây si không chỉ được sử dụng làm cảnh mà cây si còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh. Trong y học cổ truyền, dược liệu chính được thu hái từ cây si chính là phần lá cây. Lá cây si được dân gian sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn các chức năng của cơ thể. Theo nghiên cứu, bên trong lá cây si có chứa phenylpropanoit, axit phenolic và triter-penoit. Đây đều là những chất có công dụng giảm lipid máu, giải độc gan, chống hen suyễn, chống viêm, ngăn ngừa tiêu chảy, chữa bệnh tiểu đường, phòng chống ung thư, kháng chuẩn, kháng viêm, chống oxy hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, lá cây si có tính mát, vị đắng nhẹ, được sử dụng trong điều trị các vết thương hở, các vết bầm tím và đau đầu. Loại dược liệu này được dùng để chủ trị viêm loét dạ dày, thanh lọc máu, chữa viêm ruột cấp, lỵ, hạ sốt, giải cảm, chữa viêm phế quản, viêm amidan, hỗ trợ điều trị bệnh ho, đau nhức xương khớp và chăm sóc răng miệng.
Thực hư chuyện cây si có ma
Thời gian gần đây, việc cây si ở Lương Sơn – Hòa bình được định giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng đang tốn khá nhiều giấy mực của giới báo chí. Cây đã có mặt tại đây từ thời kháng chiến chống Mỹ, được nhiều người truyền tai nhau những câu chuyện kì lạ liên quan tới ma quỷ xung quanh gốc cây. Theo lời kể, khi người dân chặt những nhánh si để ươm cây cảnh thì đều sẽ bị ốm hoặc gia đình gặp chuyện không may. Chính vì vậy, việc cây si có ma được rất nhiều người đồn thổi. Tuy nhiên, thực hư chuyện này vẫn chưa được chứng minh, do vậy hoàn toàn không có chuyện cây si có ma như lời đồn.
Cách trồng cây si luôn xanh tốt
Với bộ rễ tốt, kích thuớc cây lớn, phần thân cây dễ uốn nên được rất nhiều người ưa thích. Việc trồng cây si cũng khá đơn giản:
Chúng ta chỉ cần lựa chọn nơi trồng thoáng mát, đủ không gian cho cây sinh trưởng. Nơi trồng có nhiều ánh nắng và giàu dinh dưỡng trong đất. Trước khi trồng cần bón lót và bón thúc cho đất. Đào một hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt bầu cây vào giữa hố và cố định cho cây thẳng đứng. Tưới nước thật đẫm cho cây vào mỗi buổi sáng sớm. Sau khoảng 1 – 3 tháng, cây đã cứng cáp và bắt đầu phát triển thì chúng ta tiến hành bấm ngọn, cắt đi những cành nhánh để cây tập trung dinh dưỡng đi nuôi thân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây si, phân biệt loại cây này với cây sanh, phân loại cây si, công dụng, cách trồng và thực hư chuyện cây si có ma. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bình bát – Đặc điểm, tác dụng của trái bình bát và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây bình bát – Đặc điểm, tác dụng của trái bình bát và hình ảnh
Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng
Cây chòi mòi – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây ăn thịt người và côn trùng, đặc điểm và tác dụng
Cây xương cá – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và độc tố
Cây vối – Tác dụng, tác hại, cách trồng và cách uống