Cây thù lù – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây thù lù là giống cây thuốc nam được trồng phổ biến tại nước ta. Bên trong cây có chứa một số chất độc có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta nếu sử dụng quá nhiều. Có nhiều trường hợp trúng độc do sử dụng cây thuốc này. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây thù lù, cách phân biệt với cây tầm bóp, tác dụng, cách trồng và việc cây thù lù đực có ăn được không?
Phân biệt cây tầm bóp và cây thù lù
Cây thù lù có tên tiếng anh là physalis angulata, thuộc họ Cà, cây có nguồn gốc tại vùng nhiệt đới của Châu Mỹ. Tại nước ta, cây có tên gọi khác là cây lồng đèn, cây bùm bụp, cây thù lù cạnh, cây bôm bốp, cây tầm bóp. Đây là một loại cây thân thảo, có đặc tính sinh trưởng giống như cỏ dại. Tại nước ta, cây thù lù được tìm thấy tại nhiều nơi, đặc biệt là Tuyên Quang. Cây có chiều cao trung bình khoảng 50 – 90cm, lá mọc so le, hình trứng. Hoa thù lù thường mọc đơn lẻ chứ không mọc tập trung thành cụm giống nhiều giống cây trong họ.
Quả thù lù thường phát triển ngay khi hoa vừa sinh trưởng, chúng có hình dáng giống trái cà, có kích thước nhỏ hơn, bên ngoài có một lớp vỏ mỏng như giấy. Nhìn từ xa quả thù lù khá giống chiếc đèn lồng nên được nhiều nơi gọi là cây đèn lồng. Nhiều nơi thường gọi cây thù lù là cây tầm bóp, do đó cây tầm bóp và cây thù lù là cùng một loại. Khi chúng ta bóp nát quả tầm bóp, phần vỏ nên ngoài sẽ bị vỡ và phát ra một tiếng nổ nhỏ, đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người gọi nó là cây tầm bóp. Quả thù lù khi chín sẽ chuyển dần về màu đen trông khá bắt mắt, ăn vào có vị hơi chua và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông Y, cây thù lù có tính hàn, vị đắng nhẹ, không chứa độc tố, được sử dụng để làm rau ăn hằng ngày và làm dược liệu chữa bệnh. Bởi tính mát của loại cây này nên khi chúng ta ăn rau thù lù thường xuyên rất có hiệu quả cho việc thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn nhọt và một số bệnh dạ dày. Trong tự nhiên, có một loại cây rất giống với cây thù lù mà nhiều người vẫn nhầm tưởng hai loại cây này với nhau đó là cây lu lu đực dẫn tới nhiều hậu quá đáng tiếc trong quá trình điều trị nên chúng ta cần tỉ mỉ quan sát các đặc điểm bên ngoài để dễ dàng phân biệt chúng với nhau.
Tác dụng cây thù lù
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây thù lù có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Bên trong chúng có chứa hàm lượng lớn cacbonhydrat, clo, natri, sắt, lưu huỳnh, vitamin C, vitamin B1, protein và chất béo. Trong Đông Y, cây thù lù có tính hàn, vị đắng nhẹ và hoàn toàn an toàn trong quá trình sử dụng nên chúng thường góp mặt trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc. Quả thù lù có vị chua nhẹ, có công dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp, lợi tiểu, hạ sốt, chữa cảm mạo giảm, ho hiệu quả.
Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trong Đông Y như một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, tác dụng cây thù lù trong việc điều trị bệnh thận đã được rất nhiều lương y trên thế giới và cả Việt Nam công nhận. Phần lá thù lù được sử dụng để hãm trà uống điều trị rối loạn dạ dày và điều trị các bệnh ngoài da. Quả thù lù có công dụng phòng bệnh sỏi bàng quang, sỏi thận, bệnh gout, các bệnh liên quan tới đường tiết niệu. Quả thù lù sau khi phơi khô được đắp trực tiếp lên vết thương có tác dụng nhanh lành vết thương một cách nhanh chóng.
Lá cây thù lù ngoài công dụng làm rau ăn hằng ngày thì cũng thường được nấu chín để đắp lên những vết thương bị sưng, viêm, đau xương khớp. Tại nhiều nước ở Châu Phi, người dân sử dụng lá thù lù như một loại dược liệu có công dụng phòng tránh nhiễm trùng, kháng viêm mạnh mẽ. Tuy nhiên, phương pháp này được cho là kém an toàn, bởi hai mặt lá của cây thù lù được bao phủ bởi một lớp lông mềm, chính vì vậy nếu chúng ta không rửa sạch thật kỹ để lông và vi khuẩn còn bám lại trên lá thì sẽ khiến cho chúng bị phản tác dụng, làm tổn thương vùng da của bạn một cách nặng hơn.
Cách chế biến cây thù lù để ăn
Cây thù lù là giống cây được trồng nhiều tại nước ta từ lâu, chính vì vậy cách chế biến cây thù lù để ăn cũng vô cùng đa dạng. Phần lá và đọt non được người dân sử dụng như một món rau ăn hằng ngày. Loại rau này cũng chính là loài rau cứu đói những khi người dân không có gì để ăn. Những cây thù lù sống trong vùng núi cao ăn sẽ ngon hơn những cây mọc những vùng đồng bằng. Chính vì vậy, khi cần làm thuốc thì người ta cũng sẽ tìm tới những cây thù lù mọc ở vùng núi cao nhiều hơn.
Với đặc tính mọc hoang dại, đặc tính chữa bệnh và hàm lượng dinh dưỡng có bên trong, loại cây này được người dân thành phố xem là một loại rau sạch có thể luộc, xào, ăn lẩu, nấu canh với ngao, cua, tôm. Quả thù lù khi ăn vào có vị giống như trái cà chua, là món ăn ưa thích của rất nhiều trẻ em. Tại Châu Âu và Bắc Mỹ, quả thù lù còn được gọi là quả anh đào đất hoặc quả cà chua dại, chúng được sử dụng phổ biến như một loại nguyên liệu làm salad. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chế biến chúng thành những món salad rau củ thơm ngon hoặc dùng ăn tươi cũng rất bổ dưỡng.
Cây thù lù đực có ăn được không?
Cây thù lù đực còn có một tên gọi khác là cây lu lu đực, chúng có hình dáng bên ngoài không khác gì cây thù lù thông thường nên nhiều người đã nhầm tưởng chúng là cùng một loại. Vậy quả cây thù lù đực có độc không, cây thù lù đực có ăn được không? Câu trả lời đó chính là không ăn được. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu mới đây thì quả cây thù lù đực vẫn có thể ăn được, lá cũng vậy, tuy nhiên chúng ta phải luộc qua nước sôi 1 vài lần và ăn với liều lượng ít.
Cách trồng cây thù lù nhanh thu hoạch
Cây thù lù được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Hiện nay, hạt thù lù được bày bán ở rất nhiều cơ sở buôn bán giống cây trồng trên cả nước. Cách trồng cây thù lù nhanh thu hoạch như sau:
Khác với các loại hạt giống khác, sau khi mua hạt giống về chúng ta không cần phải xử lý chúng mà có thể gieo vãi trực tiếp ngay. Ngay sau khi gieo hạt, chúng ta tiến hành tưới nước dạng phun sương cho toàn bộ bề mặt trồng, sau khoảng 1 – 2 tuần hạt sẽ nảy mầm và ra cây con. Khi chúng lớn khoảng 1 – 3 lá mầm thì chúng ta có thể đưa cây vào trồng trong chậu hoặc sang những khu vực trồng lâu dài khác.
Cây thù lù đực có độc không?
Thời gian gần đây, nhiều người đã nghe được rất nhiều thông tin về các trường hợp ngộ độc cây thù lù đực. Vậy cây thù lù có độc không? Chúng ta phải vô cùng cẩn thận với loại cây này, bởi bên trong chúng có chứa chất độc tên là solanin. Theo báo cáo của CCOHS, bên trong quả cây thù lù đực có chứa hàm lượng solanin nhiều hơn bất kỳ bộ phận nào của cây.
Không chỉ vậy, lá cây thù lù đực còn có chứa thêm một chất độc tên nitrate. Đây là một chất độc khá nguy hiểm mà chỉ cần ăn vào một hàm lượng nhỏ, sau 6 – 12 tiếng chúng ta có thể xảy ra các triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc. Dấu hiệu của việc ngộ độc loại cây này chính là nghén ngủ, rối loạn hô hấp, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, sốt vã mồ hôi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thù lù, cách phân biệt với cây tầm bóp, tác dụng, cách trồng và việc cây thù lù đực có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dầu – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Sinh Vật Cảnh -Cây dầu – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây chùm bao là gì? Tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây si là cây gì? Phân loại, cách trồng và chuyện cây si có ma
Cây bình bát – Đặc điểm, tác dụng của trái bình bát và hình ảnh
Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng
Cây chòi mòi – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng