Cây công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại cây công nghiệp
Đồng hành cùng quá trình phát triển nền nông nghiệp nước nhà, sự phát triển của các loại cây công nghiệp chính là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua sự chăm lo của nhà nước, các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm đang tăng dần về năng suất và sản lượng qua các năm. Vậy chúng ta hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cây công nghiệp là gì, đặc điểm và các loại cây công nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Cây công nghiệp là gì?
Cây công nghiệp có tên tiếng anh là industrial crop, chúng là giống cây trồng cung cấp các nguyên liệu thô dùng để sản xuất và chế biến các mặt hàng công nghiệp. Chúng thường được trồng để bảo vệ môi trường, phá thế độc canh, khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên đất, rừng. Đây chính là loại cây trồng có các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Thông thường, chúng đều là những loại cây ưa ẩm, ưa nhiệt, đòi hỏi người trồng cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cao.
Nhiều người thường không biết rõ cây công nghiệp là gì, loại cây này mang lại giá trị gì. Cây công nghiệp thường được trồng với hình thức thương mại, chúng được trồng với diện tích lớn nên việc chúng ta chưa từng thấy nó cũng là điều dễ hiểu. Loại cây này đóng vị trí quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp nhẹ và thủ công. Cây mía, lạc, vừng, đậu tương là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; cây đay, bông, gai, tơ tằm là nguyên liệu chính cho công nghiệp dệt. Ngoài ra, cây thuốc cũng đã được trồng dưới hình thức công nghiệp và hiện đang phục vụ cho ngành dược liệu nước nhà.
Đặc điểm của cây công nghiệp
Việc phát triển cây công nghiệp đang là một bài toán khó của rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc sản xuất cây công nghiệp cũng cần phải chú ý đến nguồn lực kinh tế, tiềm lực kỹ thuật của nước nhà. Các đặc điểm của cây công nghiệp chính là đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao trong việc sản xuất, bảo quản cho tới chế biến. Cây công nghiệp cũng đòi hỏi nguồn lao động sống lớn, chất lượng, trình độ thâm canh cao. Chúng đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kì xây dựng cơ bản, những điều kiện tự nhiên khắt khe, sự bố trí sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Đặc biệt, đối với những giống cây công nghiệp lâu năm, việc thu hồi vốn khá dài ngày nên chúng ta cần chuẩn bị những chu trình kinh doanh thích hợp trong suốt chu kỳ chăm sóc. Nước ta là nước có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vậy nên rất thích hợp để phát triển các giống cây công nghiệp nhiệt đới, khí hậu nước ta phân hóa theo từng khu vực riêng nên cũng sẽ có sự đa dạng về cơ cấu cây công nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam có sự đa dạng về thổ nhưỡng nên có thể phù hợp trồng cây lâu năm và cả những giống cây hàng năm.
Ngoài những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, nước ta cũng vấp phải nhiều khó khăn. Do nhu cầu thị trường ngày một lớn, các sản phẩm ngoại nhập ngày càng nhiều dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm công nghiệp với nhau. Chính vì vậy, yêu cầu đối với nền công nghiệp nước nhà cũng ngày một cao hơn, đòi hỏi chúng ta phải áp dụng khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Buộc chúng ta phải nỗ lực và thay đổi để bắt kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, nước ta thường xuyên gặp hạn hán, lũ lụt, mưa nhiều tại nhiều địa phương dẫn tới việc xói mòn đất và sâu bệnh hại, đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển cây công nghiệp.
Cây công nghiệp gồm những cây gì?
Cây công nghiệp gồm những cây gì là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm tới nền công nghiệp của nước nhà. Các loại cây công nghiệp được chia làm hai nhóm đó là nhóm cây công nghiệp lâu năm và nhóm cây công nghiệp hàng năm. Cả hai giống cây đều có những đặc điểm và giá trị riêng. Đặc biệt là nhóm cây công nghiệp lâu năm được nhà nước ưu ái và tạo điều kiện hơn cả.
Cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm là nhóm cây công nghiệp chỉ cần trồng một lần mà có thể sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch nhiều năm về sau. Chúng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp hoặc phải trải qua chế biến thì mới có thể sử dụng được. Một số giống cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều tại nước ta đó là: Cao su, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, ca cao,… Từ năm 2001 tới nay, nước ta vẫn luôn chiếm ngôi vị số 1 trên thế giới về số lượng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp lâu năm.
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp hàng năm là nhóm cây công nghiệp có thời gian sinh trưởng và tồn tại không quá một năm. Cây công nghiệp hàng năm thường được trồng ở vùng đồng bằng, xen canh chung với các loại cây lâu năm hoặc xen canh trên đất lúa. Một số cây trồng hàng năm điển hình đó là cây thuốc lá, cây đậu tương, cây mía, cây dâu tằm, cây đay,…
Dâu tằm là giống cây công nghiệp hàng năm truyền thống của nước ta, cây được trồng và phát triển với mục đích khôi phục làng nghề tơ tằm tại Việt Nam, hiện tại loại cây này đang được trồng nhiều tại Lâm Đồng. Mía được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Các sản phẩm cây công nghiệp hàng năm còn lại thì nằm rải rác tại nhiều vùng công nghiệp trên cả nước.
Các loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở nước ta
Nước ta có sự đa dạng về thổ nhưỡng, sự phân hóa về khí hậu của ba miền nên thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. Các loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở nước ta bao gồm: Chè, quế, sơn, hồi, dừa, cà phê, cao su, hồ tiêu,… Trong đó, cây chè, hồi, cao su và cà phê là giống cây có giá trị xuất khẩu cao. Cây hồi là giống cây công nghiệp cây cận nhiệt đới nên chỉ thích hợp trồng ở miền Bắc nước ta. Dầu hồi chính là một mặt hàng xuất nhập khẩu rất quý của Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở các tỉnh như: Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng,…
Cây công nghiệp chính là loại cây phục vụ cho nhu cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng của nhân dân, trước hết là phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt của nhân dân, sau đó là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu để phát triển kinh tế, công nghiệp hóa của đất nước. Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp cần thực hiện một cách hợp lý và quá trình quản lý những nguồn lực về nguồn lao động, khí hậu và đất đai cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Hơn hết, cây công nghiệp đang cải thiện dần chất lượng sống của người nông dân, tăng nguồn thu nhập của người lao động. Việc nhân rộng cây công nghiệp đang góp phần dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.
Bông có phải cây công nghiệp không?
Các giống cây công nghiệp ngắn ngày là những giống cây mang lại giá trị khá lớn về mặt kinh tế, chúng có tiềm năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau của nước ta. Vậy bông có phải cây công nghiệp không? Cây bông là giống cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhiều tại nước ta để phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may. Việc phát triển loại cây này đang vấp phải nhiều khó khăn do tình hình sản xuất còn gặp nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây công nghiệp là gì, đặc điểm và các loại cây công nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thù lù – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây thù lù – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây dầu – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây chùm bao là gì? Tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây si là cây gì? Phân loại, cách trồng và chuyện cây si có ma
Cây bình bát – Đặc điểm, tác dụng của trái bình bát và hình ảnh
Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng