Cây kim tiền thảo – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây kim tiền thảo là giống thực vật được trồng nhiều tại các vườn dược liệu trên cả nước, chúng được ứng dụng trong Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Ngoài công dụng chữa sỏi thận nổi tiếng, loại cây này còn có nhiều công dụng mà không phải ai cũng biết. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cách nhận biết cây kim tiền thảo, phân loại, tác dụng và cách sử dụng loại cây này.
Cách nhận biết cây kim tiền thảo
Cây kim tiền thảo có tên tiếng anh là desmodium styracifolium merr, thuộc họ Đậu – Fabaceae. Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên khác như: Cây mắt rồng, cây vảy rồng, cây mắt trâu, cây cửu lý hương, cây biến địa kim tiền, cây biến địa hương, cây bàn trì liên, cây bạch nhĩ thảo,… Loại cây này có tuổi thọ cao, thường sinh trưởng dạng thân bò dưới mặt đất, chiều dài của cây trong khoảng 30 – 50cm. Toàn bộ cây được phủ một lớp lông mềm có màu trắng. Lá cây có màu xanh, mặt lá dưới có màu trắng bạc, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa kim tiền thảo có màu đỏ tía, thường mọc thành cụm và mọc ra từ kẽ lá.
Cây thường sinh trưởng khá tốt trong điều kiện khí hậu nóng ấm, phù hợp trồng trong đất chua và có thể chịu được khô hạn trong thời gian dài. Đây là giống câu ưa sáng và có thể chịu được bóng râm toàn phần, có thể tái sinh được bằng các bộ phận khác của cây như: Hạt, cành, thân, chồi gốc, chồi thân, chồi cành,… Cách nhận biết cây kim tiền thảo như sau: Phần vỏ cây kim tiền thảo có màu vàng nâu, khá dễ bóc, dai, phần ngọn non được mọc ra từ nách lá. Phần rễ nhánh của thân và gốc phát triển khá mạnh, trên rễ có nhiều cục u màu nâu.
Cây kim tiền thảo mọc ở đâu?
Cây kim tiền thảo là giống cây thuốc được quy hoạch trồng tại nhiều vườn dược liệu và trạm y tế trên cả nước. Vậy ngoài tự nhiên, cây kim tiền thảo mọc ở đâu? Loại cây này thường mọc hoang dại nhiều ở những vùng đồi núi và trung du, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Cây không ưa khí hậu lạnh giá, chính vì vậy chúng ta nên trồng cây vào tháng 4 – 5 hằng năm, như vậy cây sẽ sinh trưởng tốt. Hiện tại, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội.
Cây kim tiền thảo có mấy loại?
Cây kim tiền thảo được thu hái khoảng 1 – 2 lần trong năm vào vụ thu và vụ hè. Khi thu hái, người ta thường thu hoạch toàn bộ các bộ phận trên mặt đất và chỉ giữ lại phần thân sát gốc để cây tiếp tục sinh trưởng. Sau khi thu hái, chúng ta có thể sử dụng lá tươi hoặc phơi khô tùy theo mục đích sử dụng.
Cũng giống như nhiều người, khi nghe tới cái tên kim tiền, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới giống cây cảnh phong thủy, tuy nhiên cây kim tiền thảo lại là giống cây thuốc quý dạng thân leo. Nhiều người cũng thắc mắc không biết cây kim tiền thảo có mấy loại? Thực chất, cây kim tiền thảo chỉ có duy nhất một loại, do mỗi địa phương lại đặt cho nó một cái tên khác nhau nên mới khiến nhiều người hiểu lầm chúng có nhiều loại mà thôi.
Cây kim tiền thảo có tác dụng gì?
Cây kim tiền thảo là một trong những cây thuốc nam có thể sử dụng được tất cả các bộ phận để làm thuốc. Thông thường, người dân thường thu hái những phần trên mặt đất và chỉ chừa lại phần thân sát gốc và rễ để sinh trưởng tiếp, do đó dược liệu kim tiền thảo chủ yếu là phần thân, lá, hoa. Theo nhiều nghiên cứu, cây thuốc nam này có chứa nhiều thành phần hóa học như: L-menthone, succinic acid, choline, amino acid, palmitic, ursolic acid, menthol, iso pinocamphone, limonene, l-pulegone, l-pinocamphone.
Theo y học cổ truyền, dược liệu kim tiền thảo có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, được quy vào kinh Bàng Quang và kinh Can. Vị thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh can đởm thấp nhiệt, thông lâm, lợi thấp. Vị dược liệu này chủ trị các chứng: Nhiệt độc ung nhọt, hoàng đản, sạn gan mật, thạch lâm, nhiệt lâm, rắn độc cắn. Vậy, trong Tây Y, cây kim tiền thảo có tác dụng gì? Theo nhiều nghiên cứu, những hợp chất có trong cây kim tiền thảo có công dụng đào thải sỏi ra ngoài cơ thể, hỗ trợ bào mòn sỏi, giảm tình trạng phù nề niệu quản, chữa sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận.
Ngoài ra, cây kim tiền thảo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, điều trị bệnh thủy thũng, điều hòa kinh nguyệt, âm đạo tiết dịch bất thường, tốt cho hệ tim mạch, điều trị bệnh trĩ, trị rắn độc cắn.
Uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không?
Cây kim tiền thảo là một vị thuốc nam lành tính, có công dụng chữa nhiều loại bệnh nên được dân gian sử dụng làm trà uống khá nhiều. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng chúng, sử dụng bừa bãi sẽ dẫn tới phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe con người. Có nhiều người muốn sử dụng loại dược liệu này nhưng lại không rõ uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là “không có vấn đề gì”, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý trong một số trường hợp không nên sử dụng loại dược liệu này quá nhiều.
Đầu tiên, đối với người bị đau dạ dày, được chẩn đoán là có kèm theo tiêu chảy hoặc chứng tỳ hư thì không nên sử dụng vị thuốc này. Bởi theo nhiều nghiên cứu, bên trong chúng có chất soyasaponin, đây là chất có công dụng tiêu sỏi nhưng lại có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây kích ứng dạ dày. Ngay khi sử dụng loại dược liệu này mà gặp các triệu chứng như: Buồn nôn, chân tay nặng nề, bụng cồn cào, tức bụng, xuất huyết thì tốt nhất nên dừng ngay việc sử dụng kim tiền thảo. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên uống kim tiền thảo bởi các hợp chất trong cây kim tiền thảo sẽ gây nên tình trạng dị tật thai nhi.
Cách sử dụng cây kim tiền thảo
Tuy cây kim tiền thảo là loại dược liệu an toàn và không có tác dụng phụ đối với sức khỏe con người nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ mang lại hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được. Cách sử dụng cây kim tiền thảo như sau:
Mỗi ngày, một người trưởng thành chỉ nên dùng từ 10 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Chúng ta có thể sử dụng chúng riêng lẻ hoặc kết hợp thêm với một vài vị thuốc khác nhau. Vì vậy, khi muốn sử dụng vị thuốc này để điều trị thì cần kết hợp thêm với các loại thuốc khác, tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế được tối đa những tác hại mà chúng mang lại.
Cách nấu lá kim tiền thảo điều trị sỏi thận
Cách nấu lá kim tiền thảo điều trị sỏi thận như sau: Chuẩn bị 40g kim tiền thảo, 20g mã đề, 20g tỳ giải. 12g ngưu tuất, 8g ke nội kim, 12g trạch tả, 12g uất kim. Tiến hành rửa sạch dược liệu, để ráo và cho tất cả vào nồi và đun với 1,5 lít nước cho tới khi nước chuyển sang màu nâu đậm. Sử dụng nước này để uống mỗi ngày/1 lần và kiên trì trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Hình ảnh cây kim tiền thảo trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kim tiền thảo dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết cây kim tiền thảo, phân loại, tác dụng và cách sử dụng loại cây này Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hông là cây gì? Công dụng và giá trị kinh tế lâu dài
Sinh Vật Cảnh -Cây hông là cây gì? Công dụng và giá trị kinh tế lâu dài
Cây điều – Tổng quan, đặc điểm, năng suất và cách trồng
Cây hoa sữa trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Top 10+ loại cây đuổi muỗi nên trồng trong nhà và ngoài trời
Cây đào tiên ăn được không? Cách trồng và ý nghĩa phong thủy
Cây dưa hấu – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu bắp – Đặc điểm, tuổi thọ, tác dụng và cách trồng