Cây hông là cây gì? Công dụng và giá trị kinh tế lâu dài
Cây hông là giống cây đã có mặt tại Việt Nam từ lâu, loại cây này được mệnh danh là vua của các loài cây công nghiệp. Tuy nhiên, việc quy hoạch trồng loại cây này vẫn đang là một bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo tại nhiều địa phương. Đọc ngay bài viết sau để biết cây hông là cây gì, công dụng, giá trị kinh tế và việc có nên trồng cây hông không?
Cây hông là cây gì?
Cây hông là giống cây công nghiệp bản địa của bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, thuộc họ Hông (Paulowniaceae), chi Paulownia – Phao Đồng (Bao đồng, Bào đồng). Đây là một chi khá hạn chế về số lượng loài, theo nghiên cứu, hiện trên thế giới chỉ có khoảng 5 – 6 loài thực vật nằm trong chi này. Họ Hông cũng có họ hàng khá gần với họ Huyền Sâm (Scrophulariaceae). Ngoài Triều Tiên và Trung Quốc, chúng cũng mọc rải rác tại nhiều nước trong khu vực Châu Á như: Lào, Việt Nam, Myanmar, Uzbekistan, Turkmenistan, Bangladesh. Cho tới thời điểm hiện tại, loại cây này xuất hiện cả ở những nước trong khu vực Châu Âu như: Hoa Kỳ, Slovakia, Czech, Italia, Anh, Áo, Pháp,…
Vậy cây hông là cây gì mà lại được nhiều nhà khoa học đặt cho cái tên “vua của các giống cây công nghiệp”? Hông là giống cây thân gỗ, lá thường rụng khá sớm, chiều cao trung bình trong khoảng 10 – 25m, lá hông có kích thước lớn, chiều dài trong khoảng 30 – 40cm, chiều rộng khoảng 10 – 15cm. Lá thường mọc đối xứng nhau trên cành. Hoa cây hông thường nở vào mùa xuân, tràng hoa có màu đỏ tía, khi mới nhìn thoáng qua, hoa hông có hình dáng tương tự hoa của cây Digitalis – Cây mao địa hoàng. Quả hông là dạng quả nang, bên trong chứa hàng nghìn hạt có kích thước nhỏ li ti.
Thân cây hông thường mọc thẳng, đường kính thân giao động trong khoảng 1 – 2m, vỏ cây có màu xám nâu. Lá có cuống khá dài, hình dáng lá cũng không cố định mà thay đổi thành hình tim hoặc hình trứng tùy từng thời điểm sinh trưởng. Trước đây, loại cây này thường mọc hoang dại tại vách núi, thung lũng hoặc những khu đất bỏ hoang. Sau này, cây được trồng với diện tích lớn, là một loại cây công nghiệp có giá trị phát triển kinh tế tại nhiều địa phương. Cây hông mọc tập trung tại vùng núi Bắc Bộ nước ta, phần rễ thường ăn khá sâu vào lòng đất, một cây hông trưởng thành có bộ rễ có thể ăn sâu vào lòng đất khoảng 40m.
Công dụng của cây hông và cây tếch
Tại Trung Quốc, diện tích trồng cây hông lên tới 1 triệu ha, tại nhiều nước khác như Hoa Kỳ và Australia cũng đang nghiên cứu trồng loại cây này. Tại Việt Nam, cây hông đã có mặt tại vùng núi Bắc Bộ từ lâu nhưng vài năm gần đây mới được thử nghiệm trồng trên diện rộng. Cây hộng còn được gọi là cây tếch, nhờ hình dáng bên ngoài đẹp, chúng cũng thường được trồng xen kẽ với một số loại cây cảnh ngoài trời khác như tre, trúc, cây ăn quả,… để làm cây che bóng mát và tạo cảnh quan. Công dụng của cây hông và cây tếch là:
Vì là giống cây có tuổi thọ cao nên chúng thường được trồng với mục đích phòng hộ. Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, được trồng số lượng lớn với mục đích tạo cảnh quan, phục hồi rừng trắng, đồi trọc và làm nguyên liệu cho một số ngành sản xuất. Hoa của cây hông cũng có màu sắc khá đẹp, thường được trồng làm cây cảnh hoa bonsai. Ngoài ra, các bộ phận khác cũng có công dụng tuyệt vời trong đời sống con người. Lá hông được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bởi chúng có lượng đạm lớn, hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao.
Hơn nữa, khi lá hông rơi xuống đất có công dụng tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất. Cây hộng còn được gọi là cây tếch, hoa cây hông thường được dùng để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc và gia cầm, phần vỏ cây được chế biến thành thuốc nhuộm. Gỗ hông sau khi đốt được sử dụng để làm than hoạt tính, bột chì màu, bột pháo hoa. Theo nhiều nhà khoa học cho biết, gỗ hông cháy ở nhiệt độ 4250 độ C, chính vì vậy chúng ta có thể trồng hông thành rừng với mục đích phòng chống cháy rừng.
Giá trị kinh tế cây gỗ hông
Gỗ hông có độ cứng ổn định, nhẹ trong khoảng 0,27 – 0,28g/m3 nên được xếp vào nhóm gỗ 5. Loại gỗ này cũng ít khi bị mục và mối mọt, chúng thường được sử dụng làm nguyên vật liệu trong xây dựng. Tại Trung Quốc, có những ngôi nhà làm từ gỗ hông đã có tuổi thọ trên dưới 100 năm mà không hề bị cong vênh hay co rút. Chính bởi đặc tính này nên chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây gỗ hông có chứa hàm lượng xenlulose khá cao, trung bình chiếm khoảng 49 – 52%.
Tại Việt Nam, loại gỗ này được ứng dụng trong việc sản xuất bao bì, thùng đựng, trang trí nội thất, trần nhà, làm ván đóng thuyền, đồ gia dụng, bột giấy, vỏ ngoài của du thuyền, toa xe, lót vỏ máy bay và một số loại nhạc cụ âm nhạc khác. Chắc hẳn chưa có nhiều người biết, gỗ hông còn được ứng dụng trong việc sản xuất giấy in tiền, vì vậy loại cây này mang lại giá trị kinh tế khá lớn cho người trồng. Để nói về ưu thế và giá trị kinh tế của loại gỗ này, nhiều nhà khoa học đã cho rằng, loại cây này ăn đứt nhiều giống công nghiệp hiện có trong rừng của Việt Nam.
Theo tìm hiểu thực tế, 1 ha có thể trồng được khoảng gần 2000 cây gỗ hông, sau khoảng 3 năm trồng, người dân có thể thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Khi cây đã trưởng thành, cây có thể tự sinh sản ra các chồi non và chúng ta chỉ cần dùng những chồi đó làm cây giống cho vụ mùa sau. Sau khoảng 12 năm, người dân có thể thu về được gấp 81 lần số tiền vốn đã bỏ ra. Ngoài thu hoạch gỗ, việc thu hái quả hàng năm cũng mang lại giá trị không hề nhỏ. Chính bởi đặc tính tự sinh trưởng này nên nhà nước đang có những chính sách khuyến khích người dân tăng diện tích trồng hông.
Có nên trồng cây hông để phát triển kinh tế
Thực chất, nếu ai chỉ mới nhìn thoáng qua cây hông còn non thì sẽ nghĩ loài cây này có hình dáng bên ngoài giống cây đa và không mang lại giá trị kinh tế gì. Tuy nhiên, cây hông lại mang những đặc điểm và giá trị mà không có loài cây công nghiệp nào có thể so sánh được. Loại cây này không kén đất, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng, cây vẫn có thể sinh trưởng thuận lợi. Hơn hết, cây còn có thể trồng xen canh cùng một số loại cây ưa bóng, kích thước nhỏ khác mà không hề ảnh hưởng tới năng xuất.
Việc có nên trồng cây hông không chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời. Hiện tại, giá thương phẩm của gỗ hông đang được Bộ Nông Nghiệp quy định theo quy cách, tuổi thọ và phẩm chất của cây. Theo báo cáo kinh doanh và tiếp thị của Bộ Nông Nghiệp ngày 14/10/1022, giá gỗ hông trên thị trường giao động trong khoảng 700 – 1000 USD/m3 gỗ, đây là mức giá khá cao. Còn theo báo nông nghiệp ngày 26/10/2002, gỗ hông trên 6 năm tuổi sẽ có mức giá dao động trong khoảng 120 – 150 USD/m3 gỗ.
Dự án trồng cây hông tại nước ta
Nhà nước đã nhìn thấy tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài từ loại cây này, chính vì vậy có nhiều dự án trồng cây hông tại nước ta đã được triển khai. Một số dự án đang được Bộ Nông Nghiệp và giới báo chí quan tâm, chú ý đó là: Dự án trồng xen canh cây hông với cây cà phê tại Tây Nguyên, dự án trồng cây hông tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, dự án trồng cây hông tại Hà Giang, vườn quốc gia Xuân Sơn. Theo kết quả của các dự án cho thấy cây hông có khả năng sinh trưởng rất nhanh, tỷ lệ sống trên 90%.
Trên đây là toàn bộ thông tin cây hông là cây gì, công dụng, giá trị kinh tế và việc có nên trồng cây hông. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây điều – Tổng quan, đặc điểm, năng suất và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây điều – Tổng quan, đặc điểm, năng suất và cách trồng
Cây hoa sữa trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Top 10+ loại cây đuổi muỗi nên trồng trong nhà và ngoài trời
Cây đào tiên ăn được không? Cách trồng và ý nghĩa phong thủy
Cây dưa hấu – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu bắp – Đặc điểm, tuổi thọ, tác dụng và cách trồng
Cây công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại cây công nghiệp