Cây kinh giới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại

Cây kinh giới là một loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong ẩm thực, loại cây này cũng có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh. Dược liệu kinh giới được sử dụng để chữa viêm họng, viêm amidan, đau đầu, ớn lạnh,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây kinh giới, tác dụng của nước lá kinh giới, cách dùng và tác hại của loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm dược liệu kinh giới

Cây kinh giới thuộc họ Lamiaceae (Hoa Môi), đây là một loại cỏ có tuổi thọ thấp, thường chỉ sinh trưởng trong năm. Chúng có mùi thơm rất dễ chịu, chiều cao trung bình khoảng 0,6 – 1m, có công dụng điều trị phong thấp, bại liệt, viêm ruột cấp tính, viêm dạ dày, băng huyết, nôn ra máu, cảm cúm. Gốc cây có màu tím đỏ, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông ngắn. Lá kinh giới thường mọc đối xứng hai bên, càng dần về dưới gốc, kích thước cuống lá sẽ ngắn dần đi cho tới khi không còn cuống. Lá kinh giới xẻ thành 5 thùy, một số lá xẻ thành 3 thùy.

Đặc điểm dược liệu kinh giới

Đặc điểm dược liệu kinh giới

Dược liệu kinh giới thường được sử dụng làm rau gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Những công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu khoa học. Hoa kinh giới thường mọc thành cụm, mọc ra từ nách lá, có màu tím nhạt, một bông hoa thường dài khoảng 30 – 38cm. Quả sẽ hình thành ngay khi hoa vừa phát triển, quả có hình trứng, đường kính trung bình khoảng 0,5 – 1mm, vỏ ngoài có màu nâu, nhẵn bóng. 

Hiện nay, trong tự nhiên có một loại cây khác cũng được đặt tên là kinh giới và cũng được sử dụng để làm dược liệu đó là cây origanum syriacum, cũng thuộc họ Lamiaceae (Hoa Môi). Tuy nhiên loại cây này chưa thấy mọc tại nước ta. Hiện cây kinh giới được trồng tại nước ta là cây kinh giới có tên tiếng anh là elsholtzia cristata. Vào mùa thu, người dân thường thu hoạch cây bằng cách nhổ toàn bộ cây để ăn tươi hoặc phơi khô, nhiều nơi lại chỉ thu hoạch cây bằng cách cắt cành và hoa. Trong Đông Y, hoa kinh giới khô được gọi là dược liệu kinh giới tuệ.

Lá kinh giới miền Nam gọi là gì?

Cây kinh giới có tên khoa học là elsholtzia ciliata thunb hyland hoặc sideritis ciliata thunb. Khi nhắc tới cây kinh giới, người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng trong ẩm thực, bộ phận được sử dụng nhiều nhất của loại cây này là phần lá, nơi ưa chuộng sử dụng loại lá này nhiều nhất chính là khu vực miền Nam nước ta. Vậy lá kinh giới miền Nam gọi là gì?

Lá kinh giới miền Nam gọi là gì?

Lá kinh giới miền Nam gọi là gì?

Tại đây, lá kinh giới còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: Lá như thánh tán, lá hồ kinh giới, lá giả tô, lá tịnh giới, lá kinh giới trồng, lá tái sinh đơn, lá thử minh.

Phân biệt rau kinh giới và tía tô

Kinh giới và tía tô là hai loại rau thường xuyên được sử dụng cùng nhau trong ẩm thực, chúng hợp vị nhau tới lạ thường. Hình dáng bên ngoài của chúng cũng khá tương tự nhau nên nhiều người lầm tưởng rau kinh giới và tía tô là cùng một loại. Để phân biệt được chính xác 2 loại rau này, chúng ta cần dựa vào các đặc điểm sau: 

Điểm giống nhau: Cả hai loại đều thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae), thân thảo và có mùi thơm. 

Phân biệt rau kinh giới và tía tô

Phân biệt rau kinh giới và tía tô

Điểm khác nhau: Khác với cây kinh giới, cây tía tô có tên gọi khác là cây tô ngạnh, cây tử tô, cây tô diệp, tên khoa học là perilla frutescens. Theo nghiên cứu khoa học, bên trong cây tía tô có chứa: A – pinnen, elsholtziaceton, perillaldehyde, limonene. Loại cây này có đặc điểm sinh thái bên ngoài tương tự cây kinh giới và có kích thước lá nhỉnh hơn, lá màu tím đỏ hoặc màu tím ở phần mép lá. Chúng được sử dụng để chữa hen suyễn, ho, giảm sốt, giải cảm, tăng tiết mồ hôi, chữa nôn mửa, đầy bụng và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, loại cây này còn được sử dụng để chế biến tinh dầu chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm mỡ trong máu, điều trị hen suyễn. 

Uống nước lá kinh giới có tác dụng gì?

Theo dân gian, lá kinh giới là một loại rau gia vị thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm, hơi nồng nên được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn, rau gia vị và trang trí. Mặc dù chúng ta đã sử dụng chúng thường xuyên nhưng ít ai biết, mỗi một lần ăn lá kinh giới là chúng ta đang tăng khả năng ngăn ngừa vi khuẩn và giảm viêm cho cơ thể. Nước lá kinh giới là một biệt pháp điều trị bệnh hiệu quả mà dân gian đã áp dụng từ lâu. Vậy uống nước lá kinh giới có tác dụng gì?

Uống nước lá kinh giới có tác dụng gì?

Uống nước lá kinh giới có tác dụng gì?

Theo Đông Y Việt Nam, lá kinh giới có tính ấm, vị cay nhẹ, không độc, được quy vào Kinh Phế và kinh Can. Theo cuốn sách Đông Dược Học Thiết Yếu, lá kinh giới có khả năng chỉ huyết, khứ hàn, giải biểu, tán nhiệt. Theo cuốn sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách thì lá kinh giới lại có tác dụng tán hàn, thấu chẩn, chỉ huyết, giải biểu. Theo cuốn sách Bản Kinh, vị dược liệu kinh giới có tác dụng trừ phong thấp, phá kết tụ khí và hạ ứ huyết. 

Theo y học hiện đại, việc uống nước kinh giới có công dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, phòng chống ung thư, giảm nguy cơ nhiễm virus hiệu quả. Nhiều nhà khoa học đã đánh giá, lá kinh giới có công dụng chống lại các gốc tự do tương tự carvacrol và thymol, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư và các bệnh mãn tính khác. Khi kết hợp loại lá kinh giới này với các loại thực phẩm khác có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp bạn cải thiện vóc dáng và làn da, tăng cường sức khỏe. Chúng ta có thể sử dụng cây kinh giới dưới dạng khô hoặc tươi đều được, ngoài ra còn có thể sử dụng dưới dạng tinh dầu để bổ sung vitamin K hàng ngày.

Công dụng hoa kinh giới

Hoa kinh giới được gọi là kinh giới tuệ, đây chính là bộ phận có chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất. Một số hoạt chất có trong hoa kinh giới như: D – menthol, kẽm, vitamin C, natri, kali, sắt, magie, đạm, chất đường bột và menthol racemic. Nhờ những hợp chất này nên hoa kinh giới có công dụng chữa dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt, chữa cảm mạo, sốt nóng, ho, đau đầu, trị chảy máu cam, đại tiện kèm theo máu, mụn mủ sưng đau, trị mề đay, mụn nhọt, trứng cá, làm đẹp da hiệu quả.

Công dụng hoa kinh giới

Công dụng hoa kinh giới

Cách nấu nước kinh giới

Nấu nước kinh giới uống hằng ngày là một trong những cách điều trị bệnh phổ biến của dân gian. Để chúng mang lại hiệu quả cao nhất, cách nấu nước kinh giới như sau:

Chuẩn bị 15g cây kinh giới và 15g kim ngân hoa. Rửa sạch tất cả nguyên liệu và ngâm với nước muối loãng. Vớt ra ngoài và để ráo, tiếp đó cho cả 2 loại dược liệu vào nồi và nấu chung với 1 lít nước, khi nước vừa sôi thì đun tiếp 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước, bỏ bã và chia nhỏ lượng nước ra để uống nhiều lần trong ngày để kháng khuẩn, giải độc, tiêu viêm hiệu quả.

Cách nấu nước kinh giới

Cách nấu nước kinh giới

Tác hại của rau kinh giới

Lá kinh giới tuy là loại dược liệu phổ biến trong Đông Y nhưng nếu chúng ta sử dụng quá nhiều cũng mang lại một số tác hại cho sức khỏe con người. Tác hại của rau kinh giới là ngứa ngáy, đỏ da, phát ban, tiêu chảy. Tuyệt đối không được phép sử dụng loại dược liệu này cho phụ nữ có thai và người sắp phẫu thuật.

Tác hại của rau kinh giới

Tác hại của rau kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kinh giới trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Hình ảnh cây kinh giới

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây kinh giới, tác dụng của nước lá kinh giới,cách dùng và tác hại của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hồng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -