Cây mắt mèo – Đặc điểm, công dụng, cách xử lý khi chạm vào
Cây mắt mèo là giống cây dại có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, loại cây này nổi tiếng với công dụng điều trị bệnh Parkinson – Một căn bệnh liên quan tới não bộ thường gặp ở người lớn tuổi. Đây là giống cây khiến chúng ta ngứa ngáy, phát ban khi không may chạm vào. Vậy, đặc điểm cây mắt mèo ngứa là gì, công dụng, cách trồng và cách xử lý khi chẳng may chạm vào loại cây này ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây mắt mèo ngứa
Cây mắt mèo còn được nhiều nơi gọi với cái tên: Cây mắc mèo, cây điệp mắt mèo, cây vuốt hùm, cây đại ngứa, cây đậu mèo rừng, cây đậu ngứa, cây móc mèo,… Chúng có tên khoa học là mimosa pigra, sinh trưởng dạng thân bụi hoặc dạng gỗ, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Cây mắt mèo có chiều cao trong khoảng 1 – 3m, đường kính thân khá nhỏ chỉ khoảng 2 – 3cm. Cây phân nhánh ngay từ giữa thân, toàn bộ cây được một lớp gai nhọn bao phủ.
Lá cây mắt mèo ngứa có hình lông chim, một chiếc lá có khoảng 2 – 10 lá chét bậc nhất, 13 – 22 lá chét bậc 2. Lá cây thường mọc so le, khi còn non có nhiều lông tơ và khi trưởng thành thì lớp lông này sẽ rụng dần. Hoa mắt mèo thường sinh trưởng thành cụm, mọc ra từ nách lá. Cuống hoa dài khoảng 3 – 5 cm, hoa mắt mèo cũng được bao phủ bởi một lớp lông mịn, có nhiều gai. Hoa mắt mèo thường sinh trưởng với kích thước không đều nhau, thông thường một bầu nhụy có khoảng hai noãn. Hoa mắt mèo có màu vàng, phần nhị hoa có lông, quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn.
Quả mắt mèo có hình trứng, nhọn 2 đầu, thông thường một quả mắt mèo trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 5 – 10cm, chiều rộng khoảng 4 – 8cm. Mùa hoa cây mắt mèo thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9, mùa quả bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Loại cây này được sử dụng nhiều trong Đông Y với mục đích giảm sốt, chữa ho, cầm máu và một số bệnh khác. Quả mắt mèo gây ngứa ngáy khó chịu cho chúng ta nhưng lại là một vị thuốc có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh viêm khớp, viêm gan, ung bướu.
Cây mắt mèo mọc ở đâu?
Theo nhiều báo cáo của Hiệp Hội Nghiên Cứu Thảo Dược của Mỹ, loại cây này có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Vậy cụ thể cây mắt mèo mọc ở đâu chính là câu hỏi của rất nhiều người đang quan tâm tới loại cây này. Hiện tại, cây mắt mèo đang sinh trưởng tại Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka,… Tại nước ta, loại cây này thường mọc tập trung tại những vùng núi cao trên 1500m, bìa rừng kéo dài từ Kiên Giang về tới Hòa Bình. Tại nhiều địa phương, loại cây này được trồng để làm hàng rào bảo vệ.
Công dụng cây mắt mèo gai
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây mắt mèo gai có chứa thành phần chính là levodopa – Đây là thành phần hóa học có công dụng điều trị bệnh Parkinson. Ngoài ra, bên trong chúng còn có chứa monosin – Đây là một loại axit amin có độc đối với động vật. Theo những kinh nghiệm dân gian, chính chất độc monosin này lại là chất có công dụng điều trị bệnh ở người. Theo cuốn sách Nam Dược Thần Liệu, hạt mắt mèo có tính mát, hơi the, vị đắng, được sử dụng để sát trùng, chỉ thông, giải độc, hạ huyết áp, thanh nhiệt, khử ứ.
Ngay từ xưa, người dân đã biết sắc nước từ rễ và lá cây mắt mèo hoặc ngâm chúng với rượu để uống chữa đau nhức và bệnh mất ngủ khá hiệu quả. Công dụng của cây mắt mèo gai chính là điều trị ung bướu, hạch cổ, bướu cổ, viêm gan B, viêm xoang, viêm khớp. Chính bởi những công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh nên nhiều bác sĩ cũng đã khuyến khích bệnh nhân tự đun nước mắt mèo uống tại nhà để tình trạng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Các cuộc nghiên cứu chứng minh công dụng của cây mắt mèo gai. Theo đó, trong quá trình điều trị bằng cây mắt mèo, chúng ta cần thực hiện một chế độ ăn uống thanh đạm, ăn nhạt, ít muối, thay muối thường bằng muối i-ốt. Hạn chế ăn các món ăn như nội tạng, thịt đỏ và hải sản. Một nghiên cứu mới đây cho biết, hạt mắt mèo ở dạng khô có thể đốt lên để xông mũi để giúp cho khoang mũi thông thoáng hơn, kích thích khứu giác, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Ngày nay, với sự phát triển của Đông Y, việc sử dụng các loại thuốc dược liệu đang ngày càng được ưa chuộng, người bệnh nên tham khảo những bài thuốc từ trái mắt mèo để các triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng hơn.
Vì sao cây mắt mèo lại gây ngứa?
Cây mắt mèo được giới y học xếp vào là một trong những loại cây chứa nhiều độc tố. Các độc tố từ loại cây này tập trung ở phần hạt, quả mắt mèo có chứa nhiều lông. Vậy vì sao cây mắt mèo lại gây ngứa? Những chiếc lông này có chứa chất độc serotonin mucunain sẽ làm cho da chúng ta bị ngứa và phồng rộp khi chạm phải.
Loài cây này chính là nguyên nhân gây nên phát ban và gây mẩn ngứa trong những trường hợp dị ứng cỏ, chính vì vậy chúng được xếp vào 1 trong 5 loài cây có khả năng gây dị ứng cao nhất trong giới thực vật. Khi chẳng may bị ngứa thì không nên gãi, bởi vì khi gãi sẽ lây ngứa sang phần khác và ngứa càng lan rộng hơn.
Cách trồng cây mắt mèo
Chắc hẳn nhiều bài báo cũng đã đưa thông tin về tác hại của cây mắt mèo đối với hệ sinh thái. Cây mắt mèo có tốc độ xâm lấn khá nhanh nên chúng sẽ tự hình thành một thảm thực vật riêng và làm chết tất cả các loại cây khác trong khu vực. Chính vì vậy, loại cây này chính là một kẻ thù của những loài thực vật khác trong quần thể thực vật ngoài tự nhiên. Tuy chúng có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nhưng nếu nơi nào có loài cây này sinh sống hầu hết các loại cây khác đều không thể sinh trưởng được, các loại gia súc và gia cầm cũng sẽ tránh đi nơi khác bởi độc tố từ gai và lông của chúng.
Nhà nước không hề khuyến khích người dân trồng loại cây này nên cách trồng cây mắt mèo không được hướng dẫn chi tiết. Chúng đang làm suy thoái đất nhanh chóng ở những vùng bị hoang hóa nặng và gây hại cho nhiều vùng ở nước ta và thế giới. Gây tốn công sức và tiền bạc của nhân dân trong việc phát triển canh tác, đất bán ngập nước do phải thường xuyên loại bỏ, diệt trừ những cây này.
Cách xử lý khi bị troll cây mắt mèo
Thông thường, cây mắt mèo thường được các cô cậu học trò nghịch ngợm sử dụng để bôi lên ghế của bạn học và thầy cô như một trò chơi tiêu khiển. Cách chơi cây mắt mèo chúng ta thường thấy trên tivi là điều hoàn toàn không nên làm theo. Để hạn chế đụng phải những sợi lông của cây mắt mèo, tốt nhất bạn không nên dùng tay tiếp xúc trực tiếp với những bãi cỏ rậm rạp, nếu bắt buộc phải tiếp xúc với chúng thì bạn nên mặc quần áo kín đáo và đeo bao tay.
Cách xử lý khi bị troll cây mắt mèo đó là: Sử dụng một miếng băng keo lớn, dán lên vùng da đó và lột ra. Như vậy sẽ giúp tránh được việc lông bị dính sang vùng da khác. Rửa sạch chỗ ngứa với nước cho đến khi hết ngứa và bôi lên đó một ít amonia, acetone, dầu hỏa hoặc xăng. Lưu ý, cần giặt sạch quần áo bằng nước sạch, xà phòng,… tránh chứng ngứa này lại tìm tới trong lần sử dụng tới.
Trên đây là toàn bộ thông tin đặc điểm cây mắt mèo ngứa là gì, công dung, cách trồng và cách chơi loại cây này ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây kinh giới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây kinh giới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây hồng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây kim tiền thảo – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây hông là cây gì? Công dụng và giá trị kinh tế lâu dài
Cây điều – Tổng quan, đặc điểm, năng suất và cách trồng
Cây hoa sữa trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Top 10+ loại cây đuổi muỗi nên trồng trong nhà và ngoài trời