Cây me – Đặc điểm, giá trị kinh tế, ý nghĩa và cách trồng
Cây me là giống cây ăn trái bản địa của nước ta, tuổi thơ của chúng ta gắn bó sâu sắc với những chùm quả me nặng trĩu. Những cây me cổ thụ xanh mát, rợp cả một khoảng trời là hình ảnh tươi đẹp của quê hương Việt Nam mà bất cứ ai xa xứ cũng phải bồi hồi mỗi khi nhắc tới. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu đặc điểm, giá trị kinh tế, ý nghĩa phong thủy và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây me ta
Cây me có tên tiếng anh là tamarindus indica, tên khoa học là tamarind tree, đây là giống cây duy nhất trong chi Tamarindus của họ Đậu (Fabaceae). Cây me là loài cây có thân gỗ, sinh sống chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, những vùng có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Loại cây này có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực Châu Phi, được tìm thấy tại Châu Mỹ La Tinh và Châu Á. Tại Việt Nam, gần như tỉnh thành nào cũng có thể trông thấy loại cây này, quả me là thành phần chính trong nhiều món ăn, là thức quả ngon có vị chua chua ngọt ngọt, được sử dụng làm gia vị không thể thiếu trong một số món ăn.
Đặc điểm cây me ta gồm: Cây me có tuổi thọ khá cao, chiều cao trung bình trong khoảng 8 – 20m, là giống cây thường xanh, có tán cây rộng trong khoảng 4 – 5m. Gỗ của cây me bao gồm lớp lõi gỗ khá cứng có màu đỏ thẫm và lớp dác gỗ khá mềm mại, có màu ánh vàng. Hoa cây me thường sinh trưởng thành chùm, cuống hoa mọc xen kẽ cùng với cuống lá, mỗi một cuống hoa chính lại chia nhỏ thành nhiều cuống phụ, mỗi cuống hoa đều sẽ có 1 bông hoa. Lá cây me là dạng lá kép lông chim, mỗi một lá me thường có từ 10 – 35 lá kép nhỏ.
Cây me có lá xanh tốt 4 mùa, khi sang đông, lá cây chuyển sang màu vàng đẹp mắt nhưng cũng không rụng hết. Tới mùa xuân, cây bắt đầu đâm chồi, nảy nở và sinh trưởng mạnh, lá non sẽ mọc ra ngày càng đẹp hơn. Khi mùa hè tới, lá cây me sẽ cụp lại, lúc này lá me được gọi là lá ngủ, khi qua hè lá me sẽ xòe trở lại. Quả me màu nâu, là loại quả đậu, bên trong có chứa nhiều hạt, bên ngoài có lớp vỏ cứng. Quả me khá chua, thường được sử dụng để nấu canh, khi chín vỏ sẽ khá giòn, thịt quả bên trong bắt đầu khô lại và chuyển về màu nâu, khi ăn vào có vị ngọt.
Giá trị kinh tế gỗ cây me ta
Gỗ me có màu vàng khá đẹp mắt, tâm gỗ có màu tím nhạt, chất lượng gỗ ở mức ổn định. Gỗ me ta khá cứng cáp và bền, chắc, có thể đánh bóng tốt. Gỗ cây me ta không có mùi, phần lõi gỗ ít bị mối mọt tấn công còn phần dác gỗ hay bị mối mọt xâm hại. Đây chính là loại gỗ thường được sử dụng trong ngành mộc, chúng được sử dụng để làm đồ dùng bằng gỗ, đồ nội thất, đồ chơi, ván thuyền, nông cụ, bánh xe,… Ở nhiều nước trong khu vực Bắc Mỹ, gỗ me được buôn bán phổ biến với tên gọi là madeira mahogany.
Gỗ cây me được xếp vào nhóm củi khá tốt với nhiệt trị 4850 kcal/1kg, đây cũng là một loại than củi tuyệt vời. Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam, gỗ me được xếp vào nhóm 7, thuộc nhóm gỗ nhẹ, dễ bị cong vênh, khả năng chống mối mọt thấp, sức chịu đựng kém, được xếp cùng loại với gỗ bạch đàn, gỗ săng máu, gỗ lõi khoai,… Loại gỗ này khá tốt nên thường được sử dụng để thay thế các loại gỗ quý, chúng thường được ứng dụng để làm đồ nội thất, kệ sách, giường, bàn ghế, tủ, ván ốp tường, xe đồ chơi và các đồ mỹ nghệ khác.
Sau quá trình xử lý, tẩm sấy, gỗ me sẽ có độ bền lên tới hàng chục năm. Gỗ me tốt, vân đẹp, có giá thành tương đối rẻ. Giá gỗ nhóm 7 có thể tham khảo từ 1,5 triệu đến 2,5tr/1m3.
Ý nghĩa cây me bonsai
Với người Việt Nam, việc trồng cây xanh trong nhà được xem là một yếu tố quan trọng trong phong thủy. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời trong việc cải vận thì cây còn mang lại vẻ đẹp cho không gian sống, giúp cho con người hòa mình với thiên nhiên hơn. Cây me là một trong những loại cây cảnh ăn trái được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà. Loài cây này được nhiều nhà phong thủy học cho rằng, chúng chính là biểu tượng của sự tài lộc.
Chính vì vậy, những cây me bonsai được rất nhiều người yêu thích trồng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh sân vườn. Việc trồng cây me trong nhà còn có thể giúp cho chúng ta được thưởng thức trái cây ngon mỗi khi đến mùa me chín, quả me xanh có thể sử dụng trong ẩm thực. Ý nghĩa cây me bonsai chính là sự thăng tiến, sự cần cù và tài lộc. Cây có sức sống khỏe khoắn, bền bỉ, sinh trưởng tốt trong cả những môi trường khắc nghiệt, cây được ví như một loài cây luôn biết vươn lên trong cuộc sống.
Chính bởi ý nghĩa phong thủy tốt, cây tượng trưng cho thử thách, sự nỗ lực, ngụ ý giúp cho gia chủ thăng quan tiến chức, tài lộc hanh thông. Cũng giống như nhiều loại cây cảnh phong thủy khác, khi trồng cây me chúng ta cũng nên chú ý tới tuổi và mệnh của người trồng. Cây me không kén tuổi nhưng để cây mang lại nhiều tài lộc và may mắn hơn cả thì cây khá hợp với người trồng mệnh Mộc.
Có nên trồng cây me trước nhà?
Với những ý nghĩa tốt đẹp mà loài cây này mang lại, cây được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trồng trước nhà. Trước nhà chính là vị trí quan trọng, nhất là lối đi, bởi đây chính là nơi đón nhận may mắn, sinh khí vào nhà. Không chỉ riêng cây me mà bất cứ loại cây nào khi muốn trồng trước nhà cũng đều phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng. Vậy, chúng ta có nên trồng cây me trước nhà không? Câu trả lời là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý: Trước khi trồng cần bỏ ngay những cành khô, lá úa, ban đêm nên thắp đèn để tránh ma quỷ trú ngụ và tăng dương khí cho cây. Trồng cây chếch về một bên, không chắn hay cản trở lối đi, thường phải thường xuyên cắt tỉa, giữ không gian thoáng mát. Nên chọn những cây me thấp, hình dáng bonsai đẹp mắt, giúp cây không bị ngả bóng, giúp lối đi thông thoáng.
Cách trồng cây me nhanh thu hoạch
Cây me là giống cây khá dễ tính, chúng thường dễ trồng, dễ chăm sóc và cho thu hoạch chỉ sau khoảng 2 – 3 năm. Cây me có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Để đảm bảo thời gian sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm, tốt nhất bạn nên lựa chọn phương pháp trồng bằng cây con. Hiện có rất nhiều cơ sở buôn bán cây cảnh đã có bán rất nhiều giống cây me, bạn có thể tham khảo mua trực tiếp giống cây tại đây để hạn chế công chăm sóc.
Cách trồng cây me như sau: Trước tiên, sau khi mua giống cây me về, chúng ta nên xé bỏ hết các bao nilon bao quanh ngoài bầu cây và tiến hành đặt cây con vào trong chậu. Nếu trồng cây ngoài tự nhiên thì tiến hành đào hố trước đó 7 ngày. Tiếp theo là lấp đất và nén chặt đất xung quanh gốc cây, cắm cọc để mọc thẳng đứng. Sau khi trồng xong, chúng ta nên tưới nước liên tục cho cây trong khoảng 2 tuần. Khi cây bắt đầu ra lá non thì giảm dần lượng nước tưới.
Chúng ta có thể đặt cây ở trong nhà, ngoài sân, nên lựa chọn vị trí đặt cây thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên. Khi vào hè, nếu trồng trong nhà thì tốt nhất bạn nên mang cây ra ngoài phơi nắng khoảng 3 – 4 giờ/1 tuần. Nếu được chăm sóc tốt và đúng cách, thì cây me sẽ cho quả ngay sau 3 – 4 năm trồng. Khi vào mùa xuân, cứ cách khoảng 2 – 3 năm, chúng ta nên thay đất và thay chậu mới cho cây. Tiến hành cắt bỏ những cành không cần thiết, cành yếu, tỉa xén những cành mọc ra sát gốc vào cuối mùa hè. Ngoài ra, chúng ta nên bón phân theo định kỳ mỗi tháng 1 lần trong mùa xuân và mùa thu.
Hình ảnh cây me trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây me trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây me, giá trị kinh tế, ý nghĩa phong thủy và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mía – Đặc điểm, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây mía – Đặc điểm, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây móng quỷ và IridoforceTM, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Cây mắc khén – Đặc điểm, tác dụng, giá trị và cách trồng
Cây mai chiếu thủy – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy
Cây mẫu đơn – Đặc điểm, ý nghĩa và có nên trồng chúng trước nhà
Cây mắt mèo – Đặc điểm, công dụng, cách xử lý khi chạm vào
Cây kinh giới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại