Cây nhãn – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và hình ảnh

Cây nhãn là một trong những giống cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Không chỉ là giống cây cho trái đơn thuần, cây nhãn còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong đời sống và sức khỏe của con người. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây nhãn, giá trị kinh tế, cách trồng và hình ảnh của loại cây này trong tự nhiên. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây nhãn

Cây nhãn là giống cây ăn trái quen thuộc tại nước ta, loại cây này thường mọc tập trung tại các tỉnh trong khu vực Đông Bắc Bộ. Đây là giống cây ăn trái lâu năm, mang lại giá trị kinh tế cao được rất nhiều người lựa chọn làm cây phát triển kinh tế. Cây nhãn có tên tiếng anh là dimocarpus longan, thuộc chi Nhãn, họ Sapindaceae, thuộc bộ Bồ Hòn, giới Plantae. Loại cây này có tên đầy đủ là dimocarpus longan lour. 

Trước kia, loại cây này có mặt nhiều nhất ở Ấn Độ, sau này loại cây này đã có mặt ở nhiều nước tại Châu Á như Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Cây nhãn là giống cây không chịu được lạnh, cây có thể sinh trưởng tốt trong những môi trường ít chất dinh dưỡng, thích nghi tốt với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Tán cây nhãn khá rộng nên có thể làm cây bóng mát, quả nhãn cũng là một trong những loại trái cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.

Đặc điểm của cây nhãn

Đặc điểm của cây nhãn

Về nguồn gốc cụ thể của cây nhãn thì đang vẫn là một sự tranh cãi, nhiều người cho rằng cây có nguồn gốc từ Quảng Tây và Quảng Đông của Trung Quốc, nhiều người lại cho rằng cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này mới được đưa đi trồng ở Trung Quốc và Malaysia. Một số khác lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) chính là ngôi nhà đầu tiên của loại cây này. Vì là giống cây nhãn nhiệt đới và cây á nhiệt đới nên chúng thường được trồng ở những quốc gia trải dài từ vĩ tuyến 18 – 36 tới đường xích đạo. 

Hiện tại, những nước trồng nhãn trên diện rộng bao gồm: Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Tại nước ta, loại cây này được trồng trên khắp mọi miền của đất nước. Nhờ giá trị kinh tế cao, năng suất ổn định, nhiều năm gần đây diện tích trồng cây nhãn đang tăng mạnh. Tuy chưa có số liệu cụ thể về diện tích trồng nhãn hiện tại nhưng dự đoán diện tích trồng nhãn cuối năm 2022 sẽ lên tới 80 – 90 ngàn ha. Trong số đó, các tỉnh thành phía nam sẽ chiếm khoảng 70% trong tổng diện tích này. Các đặc điểm cây nhãn bao gồm: 

Thân cây nhãn

Một năm cây nhãn sẽ ra khoảng 3 – 5 đợt cành, cành non thường mọc ra từ đỉnh của cành mẹ, một số khác mọc ra từ mầm hoặc nách lá. Thời gian sinh trưởng của thân cây nhãn thường phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và hàm lượng dinh dưỡng có trong đất. Cây phân nhánh ở trên cao, thường bắt đầu sinh trưởng cành từ mùa thu của năm trước. Cây nhãn là giống cây thân gỗ, mọc thẳng, nhiều cành nhánh, tán lá rộng lớn nên được nhiều người ứng dụng làm cây cảnh trang trí và tạo bóng mát.

Thân cây nhãn

Thân cây nhãn

Rễ của cây nhãn là rễ gì?

Để trồng và chăm sóc cây hiệu quả, việc rễ cây nhãn là rễ gì luôn được các nhà vườn quan tâm. Cây nhãn là giống cây ăn trái lâu năm nên rễ của cây nhãn là rễ cọc, rễ cây nhãn thường ăn sâu vào lòng đất và lan rộng ra rất nhiều khu vực xung quanh. Một cây nhãn trưởng thành có rễ ăn sâu tới 4 – 5m. Một năm rễ nhãn sinh trưởng làm 3 đợt, các đợt sinh trưởng của rễ thường xen kẽ với các đợt ra lộc của cây. Sinh trưởng của lộc và rễ lại phụ thuộc vào quả, năm trước quả nhiều thì năm sau rễ và lộc sinh trưởng kém.

Rễ của cây nhãn là rễ gì?

Rễ của cây nhãn là rễ gì?

Lá cây nhãn hình gì?

Tương tự như rễ cây nhãn, lá cây nhãn hình gì được rất nhiều người quan tâm. Nhãn là giống cây có lá rộng, lá um tùm, xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le hai bên, bao gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, có chiều dài khoảng 7–20 cm, chiều rộng trung bình 2,5 – 5cm.

Lá cây nhãn hình gì?

Lá cây nhãn hình gì?

Giá trị kinh tế của cây nhãn

Cây nhãn là loại cây mang lại nhiều giá trị cho đời sống và sức khỏe của con người. Cùi nhãn tuy không dày như cùi của quả vải nhưng lại mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần. Chúng có thể ăn tươi, ngâm đường, ngâm rượu, làm chè, siro. Người ta cũng thường sử dụng cùi nhãn để sấy khô làm long nhãn để cải thiện chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và giúp tăng cường trí nhớ. Trong Đông Y, hạt nhãn có công dụng chữa mụn nhọt, thoát vị đĩa đệm, đau dạ dày, bỏng,… Lá nhãn được dùng để chữa các bệnh ngoài da, sởi, sốt rét, viêm ruột kết. Phần vỏ cây lại được sử dụng để tán bột, nấu cao. Ngoài ra, cây nhãn thường được trồng làm cây cảnh công trình, cây trang trí cho nhà cửa, sân vườn.

Chúng giúp thanh lọc không khí và tạo bóng mát khá tốt, phần thân dẻo dai nên được rất nhiều nhà vườn uốn nắn thành cây cảnh bonsai đẹp mắt. Gỗ cây nhãn cũng được rất nhiều người sử dụng làm nguyên liệu chế tác các vật dụng trong gia đình. Các sản phẩm được làm từ các bộ phận của cây nhãn được người tiêu dùng đón nhận khá nồng nhiệt. Nếu người dân đảm bảo được điều kiện sinh trưởng thuận lợi cho cây thì nhãn sẽ ra nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả trên 80%. Thông thường, 1ha trồng nhãn có thể cho thu hoạch từ 10 – 12 tấn quả mỗi năm. Giá nhãn tươi tại vườn hiện đang được các thương lái thu mua với giá 10.000 – 15.000 đồng/1 kg.

Giá trị kinh tế của cây nhãn

Giá trị kinh tế của cây nhãn

Giá trị kinh tế của cây nhãn mang lại cho người dân là vô cùng lớn, chính vì vậy nhà nước đang có nhiều chính sách phát triển nhằm tăng diện tích trồng loại cây này. Khi quả nhãn có đường kính khoảng 0,3 – 0,5cm là đã có thể thu hoạch. Đầu tư trồng và chăm sóc nhãn không nhiều tiền, khoảng 30 triệu đồng/ha nhưng công sức thì phải bỏ ra rất nhiều. Hơn nữa, giống cây phải cho quả to, tròn, mã màu da bò đẹp, cùi dày, khô giòn, hạt nhỏ. Muốn có vườn nhãn như ý chúng ta cần chọn được giống nhãn phù hợp với chất đất, khí hậu để khi xử lý kỹ thuật sẽ không ép cây.

Kinh nghiệm trồng cây nhãn

Ở nước ta, cây nhãn được trồng rộng khắp trong Nam cho tới ngoài Bắc, trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất chúng ta nên lựa chọn trồng cây trên đất phù sa, đất ẩm, thông thoáng và thoát nước nhanh khi gặp mưa bão. Đây là giống cây chịu hạn tốt, chịu ngập liên tục được trong khoảng 2 – 3 ngày, nhiệt độ từ 21 – 27 độ C là lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng. Kinh nghiệm trồng cây nhãn cho năng suất cao như sau: 

Thời vụ trồng: Đối với khu vực miền Nam nên trồng cây vào tháng 6 – 7 hằng năm, với khu vực miền Trung thì nên trồng vào tháng 9, miền Bắc nên trồng vào tháng 2 – 3 hoặc 9 – 10. 

Mật độ trồng: Ở những vùng đồng bằng chúng ta nên trồng với mật độ 125 cây/ha còn nếu trồng tại khu vực đồi núi thì nên trồng cây với mật độ cao hơn khoảng 156 cây/ha.

Kinh nghiệm trồng cây nhãn

Kinh nghiệm trồng cây nhãn

Cách nhân giống: Hiện đang có hai phương pháp nhân giống chính đó là ghép cành và chiết cành. Cả hai phương pháp đều có những ưu điểm và đặc điểm riêng biệt, tốt nhất nên lựa chọn phương pháp trồng mà bản thân nắm rõ kỹ thuật nhất. 

Lưu ý trước khi trồng thì chúng ta nên phân loại cây giống, chọn lựa được những cây giống tốt, khỏe mạnh, đạt chuẩn. Như vậy khi trồng sẽ giúp cây thích nghi tốt với môi trường sống và cho tỷ lệ sống cao.

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Hình ảnh cây nhãn trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây nhãn, giá trị kinh tế, cách trồng và hình ảnh của loại cây này trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây ngâu – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách uốn bonsai

Sinh Vật Cảnh -