Cây sâm cau – Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Cây sâm cau là giống cây dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với tên gọi dược học là tiên mao. Loại cây này có nhiều công dụng trong việc chữa liệt dương và yếu sinh lý hiệu quả ở nam giới. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong nhiều trường hợp bị suy giảm chức năng tình dục, tiêu chảy, phong thấp. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây sâm cau, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây sâm cau như thế nào?

Cây sâm cau có tên khoa học là curculigo orchioides, thuộc họ Hypoxidaceae (Tỏi Voi Lùn), cây còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây nam sáng ton, cây cồ nốc lan, cây củ tiên mao, cây thài léng, cây ngải cau,… Dù là vị thuốc nam quen thuộc trong Đông Y nhưng đối với nhiều người, sâm cau vẫn là một cái tên xa lạ. Nhiều người vẫn thường thắc mắc, không biết cây sâm cau là cây gì, đặc điểm cây sâm cau như thế nào? Đây là một giống cây cỏ, thường mọc hoang dại trong tự nhiên với chiều cao trung bình trong khoảng 25 – 30cm.

Đặc điểm cây sâm cau như thế nào?

Đặc điểm cây sâm cau như thế nào?

Lá cây sâm cau mọc từ thân, cuống dài và tỏa rộng sang hai bên, bề mặt lá nhẵn bóng và có nhiều đường gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Nếu khó hình dung loại lá này bạn hãy tưởng tượng tới lá cau, bởi lá sâm cau có hình dáng tương tự cây cau ăn trầu. Thông thường, mỗi cây sâm cau lại có khoảng 3 – 5 lá. Hoa có màu vàng, mọc ra từ thân và mọc ở giữa các cuống lá, mỗi bông hoa có 6 cánh. Rễ cây sâm cau có màu đen, xung quanh sinh trưởng nhiều rễ nhánh. Quả sẽ sinh trưởng sau khi hoa nở khoảng 2 – 3 tuần, quả sâm cau là dạng quả nang, thuôn, dài, đường kính khoảng 1 – 1,5cm, bên trong có chứa khoảng 2 – 4 hạt. 

Cây sâm cau là giống cây ưa ánh sáng và độ ẩm, thường xuyên được tìm thấy ở chân núi, ven nương rẫy, thung lũng, bìa rừng. Chúng xuất hiện tại nhiều khu vực trên thế giới và có trữ lượng lớn tại Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Tại nước ta, loại cây này phân bổ chủ yếu ở các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang,… Tuy nhiên, do nhu cầu về loại dược liệu này ngày càng tăng mạnh, nhiều vùng dược liệu sạch cũng đã nuôi trồng thành công giống cây này. 

Cây sâm cau đỏ

Cây sâm cau đỏ là giống sâm cau có phần rễ hóa củ màu hồng tương tự củ khoai lang tím. Giống cây này có tên khoa học là pleomele angustifolia, tên dân gian thường gọi là cây phú quý hoặc cây hoa long huyết. Củ sâm cau đỏ mọc thành chùm, sau khi cạo phần vỏ màu hồng bên ngoài thì phần thịt bên trong có màu trắng. Khi ăn vào có vị ngọt nhẹ, thơm, thường được nhiều người ưa chuộng khi ngâm rượu.

Cây sâm cau đỏ

Cây sâm cau đỏ

Cây sâm cau trắng

Cây sâm cau trắng hay còn được gọi là cây sâm cau đen, phần củ rễ có vỏ màu đen, phần thịt bên trong có màu trắng. Khác với củ sâm cau đỏ, củ sâm cau trắng không mọc thành chùm mà mọc riêng lẻ. Tuổi thọ của cây sâm cau trắng cũng cao hơn, để thu hoạch được củ sâm sau trắng thì cũng phải mất tối thiểu là 4 năm. Khi ăn vào có vị cay, chứa hàm lượng steroid tự nhiên.

Cây sâm cau trắng

Cây sâm cau trắng

Tác dụng của cây sâm cau rừng

Theo cuốn Trung Dược Học, củ sâm cau có vị cay, tính nóng, có độc, được quy vào kinh Can, Thận. Theo cuốn Điền Nam Bản Thảo, loại dược liệu này có vị cay, vị mặn nhẹ, tính ấm được quy vào kinh Can, Thận. Theo cuốn Cương Mục, củ sâm cau có tính nhiệt và theo cuốn Khai Bảo Bản Thảo, vị thuốc này lại có vị cay, tính ấm, có độc, được quy vào kinh phế và kinh Thận. Trong y học cổ truyền, củ sâm cau rừng có đặc tính dược lý là bổ kích dục và lợi tiểu. Tác dụng của cây sâm cau rừng chính là điều trị bệnh lậu, tiêu chảy, chữa ngứa ngoài da (đắp ngoài), hen suyễn, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn, thần kinh suy nhược, phụ nữ đái đục, bạch đới và chữa bệnh nam giới tinh lạnh, liệt dương. 

Tác dụng của cây sâm cau rừng

Tác dụng của cây sâm cau rừng

Theo nhiều lang y cho biết, củ sâm cau rừng tốt hơn sâm cau trồng. Theo y học hiện đại, sâm cau rừng có chứa peptid curculin C có công dụng tăng khả năng thích nghi của cơ thể, bảo vệ tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch. Curculigosaponin F, curculigosaponin G, curculigosaponin C, curculigosaponin F và cycloartan triterpen saponin trong củ sâm cau có công dụng tăng khối lượng tuyến ức, tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh tế bào lympho lách, tăng cường sản xuất nội tiết tố nam testosterone, giãn cơ, ức chế thần kinh. Hiện tại, có nhiều loại thuốc chống mệt mỏi, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sản xuất tinh trùng, kích dục được sản xuất từ vị dược liệu này. 

Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì?

Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã sử dụng rượu ngâm củ sâm cau rừng trong việc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Củ sâm cau rừng có nhiều tác dụng dược lý tốt hơn củ sâm cau trồng, chính vì vậy khi lựa chọn để ngâm rượu, người ta luôn ưu tiên tìm củ sâm mọc hoang dại thay vì những loại củ được bán ngoài thị trường. Vậy, sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì mà nhiều người lại săn đón tới vậy? Khi nhắc tới rượu sâm cau, người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng cải thiện sinh lý nam và tăng cường chất lượng của đời sống tình dục.

Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì?

Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu về loại dược liệu này đã cho biết, rượu ngâm củ sâm cau có công dụng bổ thận, tráng dương, chữa bệnh liệt dương và tăng cường sức khỏe tinh trùng. Chính vì vậy, nam giới thường rất ưa chuộng món rượu quý này. Khi uống rượu sâm cau sẽ giúp cải thiện cải thiện chức năng thận, giúp cho thận khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc yêu, kéo dài thời gian quan hệ, tăng ham muốn. Trước mỗi bữa ăn, chúng ta nên sử dụng một ly nhỏ rượu sâm cau sẽ giúp cho bạn tự tin trong việc quan hệ, một người dùng nhiều người vui.

Cách trồng giống cây sâm cau đỏ

Trước kia, giống cây sâm cau đỏ mọc hoang dại tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng mọc tập trung tại nhiều tỉnh ở miền Bắc, có mặt từ Hà Nội vào tới Lâm Đồng. Sau năm 1980, các tỉnh miền núi phía Bắc đột ngột khai thác chúng trên diện rộng dẫn tới sự thiếu hụt nghiêm trọng trong tự nhiên. Những năm gần đây, giống cây này được đưa vào danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam.

Cách trồng giống cây sâm cau đỏ

Cách trồng giống cây sâm cau đỏ

 

Đây là loại cây ưa ánh sáng, sinh trưởng tốt ở những vùng ẩm ướt, có khả năng chịu bóng trong thời gian dài. Chính vì vậy, lúc thích hợp trồng sâm cau nhất là vào mùa mưa. Cách trồng giống cây sâm cau đỏ bằng hạt như sau: Sau khi quả sâm cau già sẽ tự mở hạt và phát tán xung quanh, do vậy chúng ta nên tới những khu vực sinh trưởng của cây sâm cau để lấy cây non hoặc mua trực tiếp hạt giống ở những vườn dược liệu để gieo vãi. Loại cây này sinh trưởng rất nhanh và khỏe mạnh, nếu trồng số lượng lớn nên trồng với khoảng cách 30x40cm hay 30x50cm. 

Cách chăm sóc cây sâm cau rừng

Cách chăm sóc cây sâm cau rừng cũng khá đơn giản, chúng ta cần thực hiện theo các kỹ thuật sau: 

Che phủ: Tuy là giống cây ưa sáng nhưng sau khi gieo hạt hoặc trồng cây con thì nên tiến hành che phủ cho cây. Đây cũng là cách để tránh trường hợp mưa xuống làm nổi hạt giống lên trên. 

Tưới nước: Tưới phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng với lượng nước tưới 2-3 lít/m2. Số lần tưới tùy khí hậu thời tiết, có thể tưới 1-2 lần/ngày. Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn; không tưới khi trời còn nắng to hay mưa xuống.

Cách chăm sóc cây sâm cau rừng

Cách chăm sóc cây sâm cau rừng

Làm cỏ, xới đất: Tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ để làm cỏ mà phải dùng tay nhổ, sau khi làm cỏ thì kết hợp với xới đất và loại bỏ những cây bị sâu hại.

Bón phân: Bón phân NPK hòa tan theo chu kỳ 7 ngày/1 lần với liều lượng 0,5g/1 lít nước. Trước khi thu hoạch 15 ngày thì ngưng tưới. 

Phòng trừ sâu bệnh hại: Trong 3-4 tuần kể từ khi bắt đầu gieo cấy, phun thuốc phòng trừ bằng ridomil gold nồng độ 1g/lít nước định kỳ 1 tuần/1 lần, loại bỏ và xử lý những cây đã bị bệnh ra khỏi vườn ươm, phơi ải và khử trùng giá thể trước khi gieo ươm, tưới nước sạch, vừa đủ, chia nhiều lần, không tưới quá nhiều, chọn vườn ươm nơi thông thoáng, thoát nước tốt.

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh sâm cau rừng trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Hình ảnh cây sâm cau rừng

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sâm cau, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sanh là gì? Ý nghĩa, cách trồng và công dụng trái sanh

Sinh Vật Cảnh -