Cây ô rô là cây gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây ô rô là giống cây cảnh công trình mọc hoang dại ở nhiều nơi tại nước ta, cây sinh trưởng tốt cả trên cạn lẫn dưới nước. Cây có nhiều công dụng trong việc cầm máu, chữa rong kinh, thấp khớp, đau nhức xương khớp,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây ô rô, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này.
Cây ô rô là cây gì?
Cây ô rô là một trong những vị thuốc nam quý có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng biết. Trong dân gian, người ta gọi chúng với nhiều cái tên khác nhau như: Cây ô rô hoa, cây ô rô nước, cây sơn ngưu bàng, cây ô rô hoa nhỏ, cây ô rô gai, cây ô rô cạn, cây ắc ó, cây dã hồng hoa,… Cây có tên khoa học là acanthus ebracteatus vahl, thuộc họ Acanthaceae. Tại nước ta, cây mọc tập trung tại miền Bắc và miền Trung, khu vực miền Nam rất khó thể thấy loài cây này. Chính vì vậy, nhiều người thường thắc mắc không biết cây ô rô là cây gì?
Cây ô rô sinh trưởng dạng bụi, phần thân nhỏ và tròn, chiều cao trung bình khoảng 1 – 1,5m. Phần thân có màu xanh nhạt, điểm những chấm nhỏ màu đen, nhẵn bóng và không có lông tơ. Lá cây mọc đối xứng hai bên, không có cuống, một chiếc lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20cm, chiều rộng khoảng 3 – 4cm. Lá có hình mác, khá cứng, dày, một đầu nhọn và một đầu thon, mép lá có nhiều răng cưa bao phủ. Hoa cây ô rô nở quanh năm, nở rộ nhất là vào mùa thu. Hoa thường sinh trưởng ở đầu cành, mọc đối xứng hai bên, mỗi bông hoa có 1 – 2 lá bắc dài và có khoảng 1 – 2 tràng hoa, 3 – 4 nhị hoa. Toàn bộ hoa được bao phủ bởi một lớp lông mềm.
Quả ô rô là dạng quả nang, chiều dài khoảng 2cm, bên trong có 4 hạt có hình dạng giống hạt lúa. Trong tự nhiên, có hai loại cây ô rô đó là cây ô rô cạn và cây ô rô nước. Tuy chúng có hình dáng bên ngoài tương tự nhau nhưng lại khác nhau về công dụng và đặc tính sinh trưởng. Loại cây này có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, sau này được di cư tới nhiều nơi trên thế giới như: Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Cây ô rô nước thì sinh trưởng ở những vùng có độ ẩm cao, đất ẩm, vùng đầm lầy, bãi biển, cửa sông, ao hồ. Trong khi đó cây ô rô lại là giống cây ưa nắng, mọc nhiều ở chân đồi núi thấp, triền núi.
Tác dụng của cây ô rô
Theo nhiều nghiên cứu, mỗi loại ô rô khác nhau sẽ có những thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh khác nhau. Cây ô rô cạn có chứa tinh dầu, axetat, pectol inarin, beta-sitosterol, alpha amyrin beta-amyrin, alkaloid. Theo y học cổ truyền, Cây ô rô cạn có tính bình, vị ngọt, thường xuyên được sử dụng để điều trị các bệnh lý về máu như: Rong kinh ở phụ nữ, băng huyết, đi đại tiện ra máu, thổ huyết, mất máu, xuất huyết. Ngoài ra, loài cây dược liệu này còn thường xuyên được các lương y dùng để chữa viêm ruột thừa, tiêu thũng, chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
Cây ô rô nước là giống cây ô rô được sử dụng làm dược liệu phổ biến hơn cây ô rô cạn. Nhiều cuốn sách dược liệu cổ cho thấy, loại cây này có tính hàn, vị mặn, thường xuyên được dùng để hạ khí, trị viêm gan, làm tan máu ứ, tiêu đờm, giảm sưng, giảm đau. Chúng ta có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây để chữa bệnh từ thân, lá, rễ cho tới ngọn non. Theo y học hiện đại, bên trong cây ô rô nước có chứa chất nhờn, tanin, alcaloid có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh ở người.
Ngoài ra, tác dụng của cây ô rô đã được khoa học chứng minh bao gồm: Trừ phong thấp, kháng viêm, giúp giảm đau, chữa ho đờm, chữa bệnh đường ruột, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư, chữa động kinh, co thắt cơ, trị sỏi bàng quang, hỗ trợ chữa trị vàng da, viêm gan do bị virus, điều hòa, thông kinh ứ huyết, trị hen suyễn, ho gà, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, trị hen suyễn, u ác tính, đau dạ dày, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết. Tại Cà Mau, lá cây ô rô được người dân sử dụng để chữa đái buốt, đái dắt, thấp khớp, thủy thũng. Lá và rễ cây ô rô được sử dụng để chữa các bệnh về đường ruột, đọt non được dùng để trị bệnh về gan.
Cách dùng cây ô rô gai cầm máu
Cây ô rô có thể dùng được trong các trường hợp chảy máu cam, đi tiểu ra máu, rong kinh ở phụ nữ. Cách dùng cây ô rô gai cầm máu như sau: Chuẩn bị khoảng 10 – 20g rễ cây ô rô cạn và đem đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ và sắc cùng với nước. Sắc khoảng 15 phút thì chắt lấy nước, bỏ bã. Uống 2 lần mỗi ngày sau khi ăn, kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Trong trường hợp bị thương nặng, máu chảy nhiều, chúng ta có thể lấy lá non của cây và giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vết thương. Những hợp chất hóa học có bên trong cây sẽ giúp cho vết thương nhanh chóng được cầm máu.
Cách trồng cây ô rô rừng
Cây ô rô rừng hiện đang được trồng chủ yếu bằng cây con, cách trồng cây ô rô rừng như sau:
Bước 1. Chúng ta cần lựa chọn vị trí trồng thoáng mát, có nhiều ánh nắng tự nhiên. Nếu trồng cây trong bóng râm cây sẽ ít phân cành, lá sẽ nhỏ hơn bình thường. Đất trồng nên được cày bừa kĩ lưỡng, đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt sẽ là điều kiện ký tưởng để cây sinh trưởng nhanh chóng.
Bước 2. Tiến hành đào hố trồng cây với kích thước bằng với kích thước của bầu cây. Loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt cây thẳng đứng xuống hố sao cho cổ rễ bằng với miệng hố. Vun đất và ấn nhẹ xung quanh gốc cho chắc chắn. Sau khi trồng thì nên tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ cây.
Cách làm hàng rào cây ô rô
Nhằm tạo dựng một không gian sống xanh, đẹp, gần gũi với thiên nhiên, chúng ta nên tham khảo các kiểu hàng rào làm bằng cây xanh. Cây ô rô là một ứng cử viên sáng giá cho công việc này. Cách làm hàng rào cây ô rô như sau:
Đào đường rãnh dài cao hơn mặt đất khoảng 30 – 50cm, tiến hành đào thêm các hố trong rãnh, mỗi hố cách nhau 30 – 40cm. Cây ô rô sinh trưởng dạng bụi nên chúng ta không cần quá lo lắng khi cây con cách nhau quá thưa. Sau khi đặt cây vào hố trồng thì lấp đất và tiến hành vun thêm đất cho cây. Để có một hàng cây ô rô đẹp, tốt nhất trong 1 năm đầu nên cắm cọc để cây sinh trưởng theo chiều thẳng đứng.
Cách chăm sóc cây ô rô nước
Cây ô rô trong nước sẽ ít tốn công chăm sóc hơn cây ô rô cạn, bởi chúng ta sẽ không cần tưới nước hằng ngày hay bón phân quá đều đặn. Cách chăm sóc cây ô rô nước như sau:
Trong năm đầu tiên khi trồng cây, chúng ta nên bón phân sinh dưỡng cho cây khoảng 3 lần. Trong các năm sau thì giảm dần lượng phân xuống mỗi năm một lần. Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ lá vàng úa trên cây. Loại cây này khi trồng trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ bị ốc sên cắn phá nhiều hơn cây ô rô cạn. Do đó, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra các tầng tán của cây xem có bị hiện tượng ốc sên phá hoại hay không. Ngoài ra, hằng năm nên rải thuốc ốc cho cây để tránh việc ốc gặm nhấm thân cây.
Hình ảnh cây ô rô trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh ô rô trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây ô rô, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh của loại cây này trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây Osaka – Đặc điểm, phân loại, cách trồng và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây Osaka – Đặc điểm, phân loại, cách trồng và ý nghĩa
Cây núc nác – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách dùng
Cây ổi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và tuổi thọ
Cây nhãn – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và hình ảnh
Cây ngâu – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách uốn bonsai
Cây monstera – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Cây mộc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc