Cây thìa canh – Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và tác hại

Cây thìa canh là một trong những loại dược liệu có công dụng chữa bệnh tiểu đường nổi tiếng. Thời gian gần đây, loại cây dược liệu này đang được rất nhiều người săn đón. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cách nhận biết, tác dụng, cách sử dụng và tác hại của loại dược liệu này. 

Nội Dung Chính

Cách nhận biết dây thìa canh

Nhờ công dụng tuyệt vời trong việc điều trị tiểu đường, cây thìa canh đang được rất nhiều bệnh nhân sử dụng để ngăn ngừa cao huyết áp và mỡ trong máu. Chính bởi nhu cầu của thị trường đột ngột tăng cao nên loại cây này đang bị rất nhiều kẻ xấu trục lợi bằng cách trộn những loại dược liệu thìa canh giả và kém chất lượng vào cây thìa canh thật để bán cho người tiêu dùng. Hiện nay, có rất nhiều người bệnh lo ngại khi sử dụng cây thìa canh bởi họ không biết cách nhận biết cây thìa canh thật, chuẩn, sạch và đảm bảo an toàn cũng như có hàm lượng dược chất cao nhất.

Cách nhận biết dây thìa canh

Cách nhận biết dây thìa canh

Cây thìa canh là một giống cây thân leo nên thường được người dân gọi là dây thìa canh, chúng thường leo trên các thân cây gỗ lớn. Trong tự nhiên có hơn 100 loài cây có hình dáng tương tự cây thìa canh nên việc phân biệt cây thìa canh trong tự nhiên cũng là một điều khó khăn đối với nhiều người. Cách nhận biết dây thìa canh trong tự nhiên như sau: Cây thìa canh sinh trưởng dạng thân leo, một cây thìa canh trưởng thành có thể leo cao khoảng 3 – 5m, phần thân cây rỗng ruột, hình tròn, đường kính thân trong khoảng từ 0,5 – 1mm. Toàn bộ cây được bao quanh bởi một lớp mủ màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa.

Trong tháng đầu tiên khi mới bắt đầu sinh trưởng, cây đã bắt đầu phát triển dây leo mạnh, các lá mọc đối xứng hai bên, cuống lá dài khoảng 3 – 5mm. Lá cây thìa canh có hình trứng, nhọn một đầu và thon một đầu, lá không có tua cuốn. Cây càng sống lâu thì màu sắc lá càng đậm và dễ nhận biết hơn. Quả thìa canh sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn và ở ngay vị trí hoa mọc. Tại nước ta, có hai loại cây thìa canh đó là thìa canh lá nhỏ và cây thìa canh lá to. Cây thìa canh lá to có kích thước lá lớn, nhựa cây có màu vàng, khi ăn vào cảm nhận rõ vị ngọt, thanh, cây có dược tính tốt hơn nên thường được sử dụng trong Đông Y với mục đích chữa bệnh. Cây thìa canh lá nhỏ thì có nhựa cây màu trắng, dược tính ít hơn.

Tác dụng của cây thìa canh

Cây thìa canh có mặt tại nhiều nước trên thế giới như: Caledoni, Nuven, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc tập trung tại nhiều tỉnh như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Kon Tum. Các bộ phận của cây có thể được thu hái quanh năm, chúng ta có thể dùng tươi hoặc dùng khô tùy vào nhu cầu sử dụng. Theo các nghiên cứu, cây thìa canh có chứa: Acid gymnemic, anthrax – quinoic, inositol, acid tartric, nhựa, phytol, chlorophylle a và b, 2-hydrat carbon, hợp chất hữu cơ, acid chrysophanic, acid gymnemic và glucosidic.

Tác dụng của cây thìa canh

Tác dụng của cây thìa canh

Nhờ những chất có trong cây thìa canh mà chúng có công dụng kháng khuẩn rất tuyệt vời, có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy tạng, gây nôn, long đờm, nhuận tràng, làm giảm glucose – niệu, gây bài tiết nước tiểu, kích thích tim và hệ thống tuần hoàn, tăng cường sức khỏe, chữa tiêu chảy, giảm trạng thái ăn kém ngon, chống độc, làm thuốc dễ tiêu hóa và điều trị đái tháo đường. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, đây là vị thuốc có công dụng điều trị các vết thương do dao, đạn, diệt chấy rận, trĩ, chữa phong thấp, chữa trị rắn độc cắn rất hiệu quả. 

Tác dụng của cây thìa canh đã được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh. Chúng được sử dụng để chiết xuất các loại thuốc giảm đường huyết, điều hòa đường huyết, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch, cải thiện tình trạng mỡ máu, giảm được sự sinh trưởng của các gốc tự do, chống oxy hóa, tăng HDL, giảm cholesterol toàn phần, giảm lượng đường cơ thể hấp thu, ức chế sự hấp thu glucose ở ruột, tái tạo tế bào β của tuyến tụy – tế bào tiết insulin. 

Cao dây thìa canh

Cao dây thìa canh chính là sản phẩm LITIC 100g – Cao tiểu đường được chiết xuất và cô đặc từ 100% cây thìa canh, không có tác dụng phụ, an toàn và rất hiệu quả cho người sử dụng. Chúng có công dụng ức chế hấp thu đường glucose ở ruột, tăng cường hoạt lực của insulin, tăng tiết insulin của tuyến tụy, giảm tổng lượng cholesterol toàn phần, hạ lipid máu, hạ và ổn định đường huyết.

Cao dây thìa canh

Cao dây thìa canh

Dây thìa canh trị tiểu đường

Cây thìa canh là loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều trị tiểu đường. Đây chính là phương pháp đơn giản, không tốn nhiều chi phí và hoàn toàn có thể thực hiện được tại nhà. Để điều trị tiểu đường, tốt nhất chúng ta nên dùng lá cây thìa canh tươi thay vì lá khô vì như vậy sẽ giúp giữ được tất cả các thành phần dược chất bên trong. Cách dùng dây thìa canh trị tiểu đường như sau: Rửa sạch 100g lá thìa canh tươi, ngâm với nước muối loãng và để ráo. Đun cùng với 2 lít nước trắng trong khoảng 30 phút và tắt bếp. Để nguội và uống thay nước hằng ngày.

Dây thìa canh trị tiểu đường

Dây thìa canh trị tiểu đường

Cách sử dụng dây thìa canh khô

Thông thường, dây thìa canh khô được sử dụng chủ yếu với mục đích nấu cao. Hiện nay, với quy trình nấu hiện đại đã giúp cho các công ty dược phẩm sản xuất ra được các loại cao thìa canh đảm bảo chất lượng. Chúng ta có thể sử dụng cao nấu từ dây thìa canh khô tại nhà mà vẫn giữ được hàm lượng dược chất cao nhất. Cách sử dụng dây thìa canh khô như sau: 

Sử dụng khoảng 100g cao thìa canh trong suốt nửa tháng, mỗi ngày dùng khoảng 6 – 7g. Tiến hành chuẩn bị 1 ly nước ấm và cho thêm khoảng 6 – 7g thìa canh vào và khuấy đều cho tan. Uống liên tục sau khi ăn sáng mỗi ngày. Chúng ta nên bảo quản cao thìa canh trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ sử dụng trong khoảng 1 tháng kể từ khi mở nắp.

Cách sử dụng dây thìa canh khô

Cách sử dụng dây thìa canh khô

Lưu ý khi dùng dây thìa canh

Cây thìa canh là một loại dược liệu có trong từ điển y dược của nước ta từ năm 2006, trải qua nhiều năm, loại cây này được ghi nhận công dụng tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh ở người. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở sự phân tích y khoa và chưa có cuộc nghiên cứu thực tế nào về tác hại của chúng trên cơ thể người. Do đó, lưu ý khi sử dụng dây thìa canh chính là không nên tự ý tìm mua và sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng sai cách hay dùng quá liều lượng cho phép, dược liệu thìa canh nói riêng hay tất cả các loại thảo mộc nói chung khi sử dụng đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng.

Lưu ý khi dùng dây thìa canh

Lưu ý khi dùng dây thìa canh

Tác hại của dây thìa canh

Hiện nay, có nhiều sản phẩm Đông – Tây Y từ cây thìa canh đã ra đời, chúng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây thìa canh nếu không được hiểu đúng và sử dụng đúng cách cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Đã có vô số trường hợp bệnh nhân tự ý mua cây thìa canh về để sắc thuốc uống và khi khám lại thì bệnh tình lại còn nặng hơn trước.

Tác hại của dây thìa canh

Tác hại của dây thìa canh

Nhiều người nghĩ đây là tác hại của dây thìa canh khi sử dụng lâu dài, thực chất không phải hoàn toàn như vậy. Nhiều trường hợp tới gặp bác sĩ đã được cho biết sản phẩm mình sử dụng có tới 70% không phải cây thìa canh. Các chuyên gia y tế khẳng định, việc sử dụng loại dược liệu này với lượng lớn và tần suất dày sẽ khiến cho cơ thể chán ăn, khiến đường huyết hạ quá mức, thậm chí sẽ khiến chúng ta phải nhập viện cấp cứu. 

Hình ảnh cây thìa canh

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thìa canh dưới đây:

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Hình ảnh cây thìa canh

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết cây thìa canh, tác dụng, cách sử dụng và tác hại của loại dược liệu này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thanh trà là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -