Cây trúc đào là cây gì? Đặc điểm, tác dụng và độc tố
Cây trúc đào là một trong những giống cây cảnh được trồng nhiều trong các không gian công cộng để tạo cảnh quan. Nhờ đặc tính hoa đẹp, chúng được rất nhiều người yêu thích lựa chọn làm cây cảnh trang trí trong nhà. Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số bệnh ở người. Tuy nhiên, đây lại chính là loại dược liệu chúng ta cần cân nhắc khi sử dụng bởi hàm lượng độc tố bên trong khá cao. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây trúc đào, đặc điểm tác dụng và độc tố của loại cây này.
Cây trúc đào là cây gì?
Cây trúc đào có tên khoa học là nerium oleander, đây là giống cây sinh trưởng dạng bụi, thân gỗ, kích thước nhỏ. Chúng là giống cây thường xanh nằm trong họ La Bố Ma (Apocynaceae), chi Nerium. Hiện nay, chỉ có duy nhất giống cây trúc đào nằm trong chi này. Tên gọi trúc đào là cái tên theo tiếng Latin được người dân của thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi đặt cho. Tại Trung Quốc, loại cây này được gọi là cây giáp trúc đào. Loại cây này là giống cây bản địa của khu vực rộng lớn kéo dài từ Bồ Đào Nha và Maroc về tới Địa Trung Hải và phía nam của Châu Á.
Cây trúc đào ưa nước và ẩm nên thường mọc nhiều ở trong các lòng suối ít nước, chiều cao trung bình khoảng 2 – 6m. Chính vì đặc tính sinh trưởng này nên không phải nơi nào chúng ta cũng có thể bắt gặp được chúng. Việc cây trúc đào là cây gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây. Đây là giống cây phát triển tốt trong những khu vực có khí hậu nhiệt đới ấm áp. Trong quá khứ, chúng được coi là một loài riêng biệt tên là n.odorum có hương thơm dịu nhẹ. Tuy nhiên các đặc trưng về mùi thơm của nó không ổn định nên hiện tại chúng không còn được xem là một loài thực vật có họ tách biệt.
Ngày nay, cây trúc đào được trồng nhiều nơi như công viên, trường học, ven đường để tạo cảnh quan. Nó có khả năng chịu hạn tốt và có thể chống chọi được với bão tuyết không thường xuyên, nhiệt độ mà chúng có thể sinh trưởng là -10. Vì thế, ngoài những khu vực có khí hậu nhiệt đới ấm áp chúng cũng thường được trồng trong những khu vực có khí hậu lạnh giá. Hoa trúc đào khá đẹp và nổi bật, chúng có hương thơm dịu nhẹ nên ngày càng được ưa chuộng trong giới cây cảnh nghệ thuật. Hiện nay có hơn 400 giống trúc đào đã được đặt tên theo màu sắc của hoa, hiện cây hoa trúc đào màu hồng được trồng phổ biến hơn cả.
Đặc điểm cây trúc đào
Cây trúc đào là một trong những loại cây có đa dạng chủng loại, mỗi loại lại có một màu sắc hoa khác nhau, từ màu hồng cho tới trắng, màu đỏ cho tới vàng, hoa đơn cho tới hoa kép. Tại Việt Nam, cây trúc đào có hoa màu hồng được trồng phổ biến nhất, chúng có mùi thơm dịu nhẹ, được sử dụng làm cây cảnh quan và cây trang trí nội thất. Cây trúc đào phân cành khá nhanh, nhờ đặc tính nhiều cành nhánh nên lá và hoa khá sai. Cành trúc đào dẻo dai, dễ uốn, có màu nâu xám.
Đặc điểm cây trúc đào dễ nhận biết trong tự nhiên là: Lá cây trúc đào mọc thành cụm và mọc đối xứng nhau, mỗi cụm có khoảng 1 – 3 lá. Lá trúc đào là dạng lá đơn, viền lá không có răng cưa, lá màu xanh đậm, gân lá nổi rõ lên bề mặt. Lá cây khá dai và cứng, mặt trên có màu đậm hơn và mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa trúc đào có màu hồng, mọc tập trung thành cụm ở đầu cành. Mỗi cụm có khoảng 3 – 5 bông, mỗi bông có khoảng 5 – 8 cánh. Cánh hoa mỏng, nhẹ tựa như giấy, khi nở thì để lộ ra nhị màu vàng bên trong trông rất đẹp.
Hoa trúc đào có hương thơm nhẹ nhàng, giúp con người ta thư giãn. Loại cây này nở hoa quanh năm, nở rộ nhất là vào mùa hè và mùa thu. Ngay sau khi hoa tàn, quả sẽ sinh trưởng, thông thường quả sẽ ra vào mùa đông hoặc mùa thu. Quả trúc đào thuộc dạng quả nang, dài, hẹp và dẹt. Trung bình một quả trúc đào trưởng thành sẽ dài khoảng 15 – 23cm, khi chín sẽ nứt ra và phát tán hạt sang những khu vực xung quanh. Đây cũng là hình thức sinh sản chủ yếu của loại cây này. Hạt trúc đào có kích thước nhỏ, được bao phủ bởi một lớp lông tơ, dễ nảy mầm khi gặp đất ẩm.
Cây trúc đào tím
Cây trúc đào là một giống hoa đẹp, chúng có đa dạng màu sắc của hoa, phổ biến nhất là giống cây có hoa màu hồng. Ngoài giống cây trúc đào hồng, cây trúc đào tím cũng được rất nhiều người yêu thích. Bởi đây là giống cây có chứa hàm lượng dược tính cao. Theo một vài nghiên cứu khoa học cho biết, lá cây trúc đào tím có chứa oleandrin, neriin, adynerin và neriantin. Đây đều là những hợp chất chính để sản xuất thuốc trợ tim, suy tim, chữa phù do suy tim, khó thở mà không hề làm phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa.
Cây trúc đào có tác dụng gì?
Khi nhắc tới cây trúc đào, người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng tạo cảnh quan đô thị và trồng làm hàng rào, lối đi trang trí sân vườn. Chúng ta không khó để bắt gặp loại cây này trong các công viên, trường học, dọc các con phố, khuôn viên nhà hàng, khách sạn, chung cư, sân vườn. Việc trang trí bằng cây trúc đào sẽ giúp cho không gian thêm hương sắc, giúp tăng chất lượng cuộc sống. Chúng cũng có công dụng thanh lọc không khí, hút khí độc và thải ra khí oxy giúp cho môi trường của chúng ta trong lành và thoáng mát.
Loại cây này còn nổi tiếng với công dụng điều trị bệnh, vậy cây trúc đào có công dụng gì mà nhiều người lại săn đón tới vậy? Theo y học hiện đại, cây dược liệu này có tác dụng điều trị suy tim, hở lỗ van hai lá, nhịp tim nhanh kịch phát, bệnh sưng phù, giảm niệu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng các loại thuốc được chiết xuất từ chúng chứ không nên sử dụng chúng trực tiếp như một số loại cây dược liệu thông thường. Bởi hàm lượng dược tính quá mạnh nên trong Đông Y, loại cây này chỉ được sử dụng để nấu nước rửa trị ghẻ lở.
Tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào?
Chắc hẳn những hàng cây trúc đào đẹp mắt ở hai bên các tuyến cao tốc lớn nhỏ đã khiến bạn không khỏi thắc mắc tại sao trên đường cao tốc lại trồng cây trúc đào nhiều tới vậy? Ban đầu, do đặc tính dễ sống, dễ trồng mà không cần chăm sóc, cũng như hoa của chúng khá đẹp nên các đơn vị trồng cây xanh mà nhà nước giao phó đã tiến hành trồng loại cây này ở một số tuyến phố trong nội thành và trên đường cao tốc. Tuy nhiên, loại cây này đang dần được đưa ra khỏi các phương án quy hoạch không gian xanh bởi chúng có chứa hàm lượng độc tố quá cao gây nguy hiểm cho con người.
Thực hư chuyện cây trúc đào độc
Theo nhiều nghiên cứu thì con người chỉ cần ăn từ 10 – 20 lá trúc đào đã có nguy cơ tử vong, với trẻ em thì chỉ cần 1 lá là đã có thể gây nguy hại tới tim mạch. Việc cây trúc đào độc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và cũng có nhiều trường hợp ngộ độc vì loại cây này. Khi trồng chúng lâu dài, lá trúc đào sẽ rụng xuống đất, nếu chẳng may nhiễm vào nguồn nước sẽ có thể gây độc đối với môi trường xung quanh.
Toàn bộ cây trúc đào đều có chứa độc tố, đặc biệt là nhựa cây. Nếu không may chúng ta cầm phải hay để nó bắn vào cũng không sao nhưng nếu chúng theo đường ăn uống mà vào cơ thể thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy, để sử dụng loại cây này làm cảnh thì phải hết sức cẩn trọng, tốt nhất nên tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi, trồng ở nơi khô ráo dễ vệ sinh khi lá rụng.
Hình ảnh cây trúc đào
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây trúc đào dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây trúc đào, đặc điểm, tác dụng và độc tố của loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây trứng cá – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng, cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây trứng cá – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng, cách dùng
Cây tuyết mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây thuốc dòi trị bệnh gì? Phân loại, cách dùng và tác hại
Cây thủy trúc – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây trâm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây thìa canh – Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây thanh trà là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc