Cây tuyết mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây tuyết mai là giống cây cảnh hoa đẹp, bắt mắt, được sử dụng để trang trí cho nhiều không gian sống. Đây là giống cây cảnh được nhiều người dùng để cắm hoa nghệ thuật và trang trí tiểu cảnh. Cây mang ý nghĩa phong thủy đẹp, giúp mang lại những điều may mắn và tốt đẹp trong cuộc sống cho người trồng. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây tuyết mai, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này.
Đặc điểm cây tuyết mai rừng
Cây tuyết mai còn được gọi với cái tên thân thuộc hơn là cây bạch tuyết mai hoặc cây ngàn sao. Chúng là giống cây có hoa màu trắng, 5 cánh, vẻ đẹp của chúng được ví như những vì sao đang tỏa sáng trên bầu trời. Loại hoa này đã khiến cho rất nhiều người say đắm và mong muốn sở hữu ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên. Ngoài những cái tên quen thuộc, mỗi địa phương lại đặt cho chúng các cái tên khác nhau như: Cây hoa bạch đinh, cây hoa hương thiên mộc, cây hoa mã thiên hương,…
Cây có tên khoa học là serissa foetida, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được du nhập vào nước ta vài thập kỷ trở lại đây. Đặc điểm cây tuyết mai rừng mà chúng ta dễ nhận biết đó là: Thân gỗ, kích thước nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 40 – 60cm. Cây phân nhánh ngay từ gốc, có nhiều cành nhánh nên rất sai hoa, lá cây có màu xanh lục, là dạng lá kép và mép lá có viền màu trắng. Cây tuyết mai rất đa dạng về hình dáng bởi đặc tính dễ uốn của thân nên chúng ta có thể uốn nắn thành nhiều hình dạng theo ý thích.
Ở nước ta, vùng trồng loại cây này nhiều nhất chính là Đà Lạt – Lâm Đồng. Hoa thường mọc ra từ nách lá, vì vậy độ sai hoa của cây sẽ tỷ lệ thuận với số lượng lá trên cây. Ngày nay, vì nhu cầu thị trường ngày càng cao nên những cành tuyết mai mà chúng ta vẫn thường thấy chủ yếu từ cây tuyết mai trồng. Số lượng cây tuyết mai rừng trong tự nhiên giờ khá hạn chế. Cây tuyết mai rừng sẽ có cành lá mềm mại hơn, màu sắc hoa đẹp hơn và độ bền của hoa cũng lên tới 4 – 5 ngày.
Ý nghĩa hoa tuyết mai
Khi trong gia đình chúng ta có một bình hoa tuyết mai hoặc một cây hoa tuyết mai nhỏ, chúng sẽ tạo cho không gian một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, tao nhã và mộc mạc. Đặc biệt là khi chúng ta thường thức trà đạo, những bông hoa trắng tuyết nhỏ li ti giống như những bông tuyết, cùng với đó là mùi thơm của gỗ tuyết mai, của hương hoa nhè nhẹ chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Hoa tuyết mai có màu trắng tinh khôi, đây chính là màu sắc biểu tượng của sự thanh tao, sự thuần khiết. Cây khá sai hoa nên cũng thể hiện cho sự phát tài, phát lộc và mang lại điều may mắn cho gia chủ.
Cũng chính vì vậy, nhiều người lựa chọn cây hoa tuyết mai chưng trong nhà để thể hiện sự trang trọng, quý phái và cũng nhằm mục đích cầu mong sự may mắn và thịnh vượng. Theo phong thủy, ý nghĩa hoa tuyết mai chính là sự may mắn, thịnh vượng, phồn thịnh. Đây còn biểu tượng của hình ảnh người phụ nữ đẹp, trinh tiết và thanh cao. Theo quan niệm dân gian của Trung Quốc, loại hoa này tượng trưng cho phái yếu, vẻ đẹp mong manh, nhẹ nhàng giống như những giọt sương mai có thể tan biến bất cứ lúc nào nếu chúng ta không biết trân trọng.
Hoa tuyết mai đỏ
Cây hoa tuyết mai đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cũng giống như hoa tuyết mai trắng, hoa tuyết mai đỏ cũng mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc, là biểu tượng của người phụ nữ. Khác với vẻ đẹp mỏng manh, tinh khiết và dịu dàng của cây hoa tuyết mai trắng, loại cây này lại có vẻ gì đó mạnh mẽ và quyến rũ hơn. Màu đỏ chính là màu của sự may mắn, chính vì vậy loại cây này có vẻ nhỉnh hơn về việc mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, cây tuyết mai trắng vẫn được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn. Tại Việt Nam, loại cây này cũng rất khó được tìm thấy.
Cách trồng cây tuyết mai
Chúng ta có thể trồng cây tuyết mai bằng hai hình thức đó là gieo hạt và giâm cành. Hình thức giâm cành được nhiều người ưu tiên sử dụng hơn cả bởi vì tỷ lệ hạt tuyết mai nảy mầm thực sự quá thấp. Dù đã nghiên cứu và thử nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau nhưng tỷ lệ nảy mầm của chúng vẫn đang là một bài toán khó. Tuy việc chăm sóc và trồng chúng khá kỳ công nhưng nhiều người vẫn lựa chọn tự trồng cho mình một cây tuyết mai. Cùng chăm sóc hoa, chờ đón những bông hoa, ngắm hoa và chào đón một mùa xuân bình an, nhẹ nhàng cũng là một niềm vui đối với nhiều người.
Cách trồng cây tuyết mai như sau: Trước khi trồng, chúng ta nên chuẩn bị môi trường sinh trưởng sao cho thích hợp. Lựa chọn nơi trồng thoáng mát, có nhiều gió trời và ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu khoảng 4 – 6 giờ. Chúng ta nên đảm bảo môi trường nhân chồi của cây là môi trường MS có bổ sung thêm 0,6ml/l BA, 8g/l agar và 40 g/l đường. Khi cây bắt đầu ra rễ thì cần bổ sung thêm 20g/l đường và 0,5 mg/l IBA.
Sau khoảng 15 – 20 ngày, cây đã bắt đầu ra rễ, khi cây đã đạt tới chiều cao khoảng 3 – 4cm thì chúng ta có thể đưa cây ra khỏi môi trường nuôi cấy mô và rửa sạch. Sau khi trồng cây ra ngoài môi trường tự nhiên thì sử dụng vòi xịt phun sương để tưới nước giữ ẩm cho cây. Khi cây sinh trưởng ngoài tự nhiên được 1 tháng thì chúng ta nên sử dụng phân NPK hòa tan phun lên lá để tăng cường dưỡng chất cho cây sinh trưởng. Sang tới tuần thứ 5 thì chúng ta nên thực hiện chế độ chăm sóc kỹ lưỡng hơn.
Cách chăm sóc cây tuyết mai
Để cây có thể phát triển nhanh chóng, ra nhiều lá và sai hoa thì chúng ta cần thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc cây. Bởi, cây tuyết mai khá kỳ công trong việc trồng cũng như khó tính trong việc chăm sóc, tránh trường hợp cây bị chết non, hư hại hay bị úng trong thời gian trồng thì chúng ta cần xới đất thường xuyên cho cây, đặc biệt là trong 1 – 2 năm đầu. Nếu trồng cây trong chậu thì nên thay chậu và thay đất hằng năm vào mùa xuân, nên kết hợp khoảng một nửa đất bùn trộn với cát và than bùn.
Cách chăm sóc cây tuyết mai đúng kỹ thuật như sau:
Điều kiện sinh thái: Nên trồng cây ở những nơi có khí hậu mát mẻ, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian ngắn, hạn chế ánh nắng gay gắt vào giữa trưa và độ thoát nước trong đất tốt. Tốt nhất nên trồng ở những nơi có điều kiện tán xạ ánh sáng.
Cây trồng ban đầu: Nếu trồng bằng cây trồng sẵn ở ngoài tiệm thì nên lựa chọn cây khỏe mạnh, thân to, chắc chắn, tránh những cây yếu, cong, cành nhỏ vươn cao ra ngoài tán lá.
Cắt tỉa và chống đổ cho cây: Khi thay chậu cần cắt bớt đi những rễ quá dài và những cành không sinh trưởng hoa và lá. Thực hiện cắm cọc cho cây hoặc giằng cây bằng những sợi thép nhỏ sao cho cây không bị tổn thương phần vỏ và cành lá mọc không theo trình tự.
Đất trồng: Trong quá trình thay đất cần bổ sung thêm phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bổ sung thêm đất mùn nếu trồng trong chậu để tạo độ thoáng cho đất, tránh ngập úng và giúp đất thoát nước tốt hơn. Đặc biệt là nếu trồng cây trong chậu cần tăng nhanh thời gian thay đất cho cây.
Tưới nước: Cây tuyết mai khá ưa nước, vì vậy để cây luôn xanh tốt và ra nhiều hoa, chúng ta cần chia lượng nước tưới trong ngày ra làm 2 lần, tưới vào buổi sáng và chiều mát. Tránh tưới quá nhiều làm thối rễ và thối lá của cây.
Hình ảnh cây tuyết mai trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây tuyết mai hoa đỏ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tuyết mai dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây tuyết mai rừng, ý nghĩa hoa tuyết mai, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thuốc dòi trị bệnh gì? Phân loại, cách dùng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây thuốc dòi trị bệnh gì? Phân loại, cách dùng và tác hại
Cây thủy trúc – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây trâm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây thìa canh – Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây thanh trà là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây sâm cau – Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây sanh là gì? Ý nghĩa, cách trồng và công dụng trái sanh