Cây thuốc dòi trị bệnh gì? Phân loại, cách dùng và tác hại

Cây thuốc dòi là giống cây dược liệu được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng làm phương pháp chữa bệnh thay thế cho Tây Y hiện đại. Loại cây này nổi tiếng với công dụng chữa bệnh lao phổi và một số loại bệnh thường gặp khác. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây thuốc dòi, phân loại, công dụng, cách dùng và tác hại. 

Nội Dung Chính

Cây thuốc dòi có mấy loại?

Cây thuốc dòi có lẽ đã không phải là loại cây quá xa lạ với nhiều người. Vào những ngày hè nóng bức, chúng thường được các bà nội trợ mua về để nấu nước uống cho cả gia đình. Với công dụng thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc, chúng thường được nấu kết hợp với các loài cây khác như cây rau bắp, cây mã đề, cây mía lau, rễ cỏ tranh. Trong tự nhiên, loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên gọi khác như: Cây đại kích biển, cây bọ mắm, cây thuốc giòi,… Loại cây này có tên khoa học là pouzolzia zeylanica (L.) benn, thuộc họ Urticaceae – Tầm Gai.

Cây thuốc dòi có máy loại?

Cây thuốc dòi có máy loại?

Trước kia, loại cây này được sử dụng với mục đích tiêu diệt dòi bọ trong mắm nên được người dân đặt tên là cây thuốc dòi. Đây là giống cây sinh trưởng dạng bụi, thân thảo, nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 15 – 20cm. Phần thân có màu tím, lá cũng có màu sắc tương tự, trên thân có nhiều lông, cành mềm, dễ uốn. Cành có kích thước ngắn, lá mọc so le hai bên. Lá thường dài 4 – 9cm, rộng khoảng 2 – 2,5cm, hình mác, dẹt. Trên mặt lá nổi rõ các đường gân, cuống lá có chiều dài khoảng 5 – 7mm và có nhiều lông trắng bao phủ. 

Cây thuốc dòi thường sinh trưởng cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cành, hoa mọc ra từ kẽ lá. Quả sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, đường kính quả khoảng 2 – 3mm. Quả có màu nâu, trắng, vàng tùy vào môi trường sống, mùa hoa thường bắt đầu vào khoảng tháng 7 và kết thúc vào khoảng tháng 10 hằng năm. Loại cây này ưa ẩm, ưa thích bóng râm, thường mọc xen kẽ cùng nhiều loại cây khác. Cây mọc tập trung tại nhiều quốc gia khu vực nhiệt đới như Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Việt Nam. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh nên việc cây thuốc dòi có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Thực chất, trong tự nhiên chỉ có duy nhất một loại. 

Cây thuốc dòi trị bệnh gì?

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, dịch chiết từ cồn của cây thuốc dòi có công dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn bacillus subtilis, salmonella typhi dysentariae, e.coli, shigella, staphylococcus aureus, pseudomonas aeruginosa, staphylococcus aureus, bacillus megaterium, aspergillus nige. Vậy trong Đông và Tây Y, cây thuốc dòi trị bệnh gì? Theo Đông Y, cây thuốc dòi có công dụng điều trị rong kinh ở phụ nữ, chữa viêm sưng vú, đinh nhọt, vết bầm có tụ máu, viêm mũi sưng đau, điều trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP, điều trị các bệnh như ho lao, ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, chữa trị viêm đau họng, viêm phổi.

Cây thuốc dòi trị bệnh gì?

Cây thuốc dòi trị bệnh gì?

Tại Việt Nam, nhân dân ta thường dùng loại cây này để đuổi dòi bọ trong mắm. Tại Trung Quốc, người dân thường nhai lá cây thuốc giòi để chữa bệnh sâu răng, viêm mũi. Tại Malaysia, người ta sử dụng lá của cây thuốc dòi để chữa viêm tuyến sữa, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Ở Ấn Độ, dược liệu thuốc dòi được người dân sử dụng để chữa rắn cắn, giang mai, bệnh lậu. Bên cạnh đó, ẩm thực Ấn Độ còn dùng cây thuốc dòi để làm thức ăn trong các dịp lễ hội. 

Tất cả các bộ phận của cây thuốc dòi đều có thể sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Chúng được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Mùa thu hoạch cây thuốc dòi chủ yếu là vào mùa hạ. Sau khi thu hoạch, loại cây này sẽ được cất ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa ánh nắng mặt trời, mối mọt, ẩm thấp khiến cây bị mốc meo. 

Lá thuốc dòi có tốt cho phổi không?

Trước kia, cây thuốc dòi được sử dụng trong ẩm thực với công dụng tiêu diệt các loại bọ trong giấm là chủ yếu. Sau này khi khám phá ra được công dụng điều trị của loại cây này, chúng đã được nhiều lương y lựa chọn làm vị thuốc điều trị bệnh hô hấp. Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc không biết lá thuốc dòi có tốt cho phổi không? Ngay từ xưa, vị thuốc này có tính mát, vị ngọt, có công dụng chỉ khái, tiêu đờm, tiêu viêm. Cây có tác dụng khá tốt với người bị bệnh lao phổi.

Lá thuốc dòi có tốt cho phổi không?

Lá thuốc dòi có tốt cho phổi không?

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?

Những người đang sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh cũng thường băn khoăn không biết nếu uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không. Vị thuốc này được giới y học công nhận là khá lành tính. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng sai cách cũng sẽ khiến cho cơ thể gặp một số vấn đề gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta chỉ nên uống với liều lượng vừa đủ, không uống quá nhiều.

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?

Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?

Cách sử dụng cây thuốc dòi trị lao phổi

Để điều trị và cải thiện những triệu chứng bệnh lao phổi gây ra, chúng ta nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn xem cây thuốc dòi có phù hợp với cơ địa của bản thân hay không? Những triệu chứng của bệnh của bệnh lao phổi thường là ho ra máu, ho khan, ho có đờm, để giải quyết tình trạng những cơn ho kéo dài do bệnh lao phổi gây ra, cách sử dụng cây thuốc dòi như sau: 

Chuẩn bị khoảng 40 – 50g cây thuốc dòi sấy khô cùng với 1 – 2 thìa mật ong và 200 – 300ml nước lạnh. Tiến hành rửa sạch toàn bộ được liệu và cho tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong nồi đất và đun cho tới khi hỗn hợp đặc sệt lại thành dạng cao lỏng thì tắt bếp. Tiếp đó, chúng ta có thể cho thêm mật ong vào và đảo đều và cho vào trong bình thủy tinh để bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày chúng ta nên pha hỗn hợp này cùng với nước là uống khoảng 2 – 3 lần. Lưu ý là chúng ta không nên nấu quá nhiều cao trong 1 lần.

Cách sử dụng cây thuốc dòi trị lao phổi

Cách sử dụng cây thuốc dòi trị lao phổi

Cách nấu cây thuốc dòi

Ngoài việc sử dụng cao thuốc dòi để chữa trị thì chúng ta cũng có thể nấu loại dược liệu này cùng với một số loại dược liệu khác để chữa bệnh. Cách nấu cây thuốc dòi như sau: 

Chuẩn bị 6g long thảo và 10g thuốc dòi, đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu và cho vào trong nồi cùng với 2 lít nước sạch. Sắc trên bếp liên tục trong khoảng 1 – 2 tiếng. Sau đó, tắt bếp để nguội và chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên sử dụng chúng mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách nấu cây thuốc dòi

Cách nấu cây thuốc dòi

Tác hại của cây thuốc dòi

Khi sử dụng loại cây dược liệu này chúng ta cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau để tránh gây nên những tác hại không đáng quá. Tác hại của cây thuốc dòi như sau: 

Tác hại của cây thuốc dòi

Tác hại của cây thuốc dòi

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Hình ảnh cây thuốc dòi trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thuốc dòi, phân loại, công dụng, cách dùng và tác hại. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thủy trúc – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -