Cây thủy trúc – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Cây thủy trúc là giống cây cảnh hoa được nhiều người yêu thích, màu sắc hoa khá rực rỡ, hương thơm ngọt ngào nên đã làm say đắm không biết bao nhiêu người. Cây thường xanh tốt quanh năm, giúp mang lại không khí trong lành, tươi mát cho không gian sống. Vậy, cây thủy trúc mini có đặc điểm gì, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây thủy trúc mini

Cây thủy trúc có tên tiếng anh là cyperus alternifolius hoặc cyperus involucratus, thuộc họ Cyperaceae (Cói). Tại nước ta, cây còn được nhiều người gọi với cái tên cây trúc ngược hoặc cây lác dù. Loại cây này có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Châu Phi, nơi có trữ lượng lớn loại cây này là Madagascar. Đây là giống cây thân thảo, sống nhiều năm trong tự nhiên, sinh trưởng thành bụi theo nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Chiều cao trung bình của một cây thủy trúc trưởng thành trong khoảng 10 – 100cm, nếu sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây có thể cao từ 1,5 – 2m.

Đặc điểm cây thủy trúc mini

Đặc điểm cây thủy trúc mini

Những cây trồng trong nhà sẽ có kích thước nhỏ hơn những cây mọc ngoài tự nhiên. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều giống cây thủy trúc mini ra đời. Khi sinh trưởng ngoài tự nhiên cây được cung cấp đủ độ ẩm, đủ ánh nắng nên sẽ phát triển hoàn thiện hơn. Thân cây trúc hình tròn, đường kính nhỏ, màu xanh lục, vỏ thân nhẵn bóng và mọc thẳng giống như cây cau hoặc cây dừa. Trên cây thủy trúc chúng ta có thể dễ dàng thấy được hai dạng lá của cây, lá bẹ thì ôm lấy thân và dạng lá bình thường thì sinh trưởng ở trên ngọn cây. Tán cây sinh trưởng theo hình tròn, nếu bạn chưa thấy loại cây này thì bạn hãy tưởng tượng tới cây cau. 

Cây thủy trúc là dạng rễ chùm, chúng lan rộng theo vòng tròn sang các khu vực xung quanh. Chính vì vậy mà dù cây thủy trúc có hình dáng bên ngoài không quá to lớn nhưng cây vẫn rất vững chắc khi gió bão đi qua. Tuy cây thủy trúc khẳng khiu nhưng lại rất sai hoa, hoa thủy trúc mang một vẻ đẹp tinh khôi và khi già sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu vàng. Đây cũng chính là bộ phận có giá trị thẩm mỹ nhất của cây, hoa có cuống dài, mọc ra từ thân, phân bổ đều khắp cây trông rất đẹp mắt. Đặc biệt, khi trồng thủy sinh, phần rễ chùm của cây sẽ mang màu trắng tạo nên sự hài hòa và thu hút ánh mắt của người đối diện. 

Cây thủy trúc sống ở đâu?

Cây thủy trúc có nhiều công dụng trong việc trang trí và giữ gìn môi trường sống. Loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp nên được rất nhiều người tìm kiếm trong tự nhiên. Việc cây thủy trúc sống ở đâu là điều mà nhiều nhà chơi cây nghệ thuật quan tâm. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, xanh tốt quanh năm, ưa nắng, ưa bóng, chịu được ngập úng trong thời gian dài. Cây chủ yếu sống ở những vùng có nhiều độ ẩm, mưa nhiều, những vùng sông nước như ven bờ hồ, ven ao,…

Cây thủy trúc sống ở đâu?

Cây thủy trúc sống ở đâu?

Cây thủy trúc Thái

Cây thủy trúc Thái có nguồn gốc từ đất nước Thái Lan, chúng có tên khoa học là cyperus papyrus, được nhiều người biết với cái tên cây cói papyrus. Đây là giống cây cảnh được trồng theo hình thức thủy sinh là chủ yếu, chiều cao trung bình trong khoảng 1 – 2m. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường nước, được trồng trên diện rộng trong các ao, hồ thả cá với mục đích làm sạch môi trường sống và trang trí.

Cây thủy trúc Thái

Cây thủy trúc Thái

Tác dụng của thủy trúc

Cây thủy trúc có bộ rễ chùm khá khỏe khoắn, phần thân mảnh mai, cành lá xum xuê quanh năm. Chúng sinh trưởng thành bụi và tỏa tròn ra hai bên trông rất đẹp mắt, hơn hết loại cây này còn không cần phải chăm sóc quá nhiều vẫn có thể sinh trưởng khỏe mạnh. Chính vì vậy, cây dễ phối hợp với các loại cây khác để tạo tiểu cảnh cho sân vườn, bình thủy sinh, trồng chậu, nhà cửa, hồ nước,…

Tác dụng của thủy trúc

Tác dụng của thủy trúc

Ngoài công dụng trang trí, tác dụng của cây thủy trúc còn là thanh lọc không khí, giúp làm trong nước rất tốt. Với hình dáng mảnh mai, tán lá sinh trưởng theo hình tròn, cây thủy trúc còn được nhiều người sử dụng để cắm hoa nghệ thuật. Chúng còn được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong phòng khách, văn phòng làm việc để tăng tính thẩm mỹ. Ngoài công dụng trang trí và làm sạch môi trường, loại cây này còn mang lại cho gia chủ nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. 

Ý nghĩa cây thủy trúc

Cây thủy trúc có hình dáng bên ngoài khá độc đáo, chúng không chỉ mang tới vẻ đẹp thú vị, tươi trẻ mà còn mang tới cho chúng ta nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Theo quan niệm dân gian, ý nghĩa cây thủy trúc khi trồng sau nhà hoặc trước nhà chính là trừ tà, đem tới nhiều may mắn và tốt lành cho gia chủ. Việc trồng cây thủy trúc làm cây trang trí tiểu cảnh, để bàn trong nhà cũng mang lại may mắn không nhỏ cho gia chủ. Có lẽ vì điều này mà rất nhiều người yêu thích trồng chúng trong nhà. Nhiều người còn quan niệm rằng, cây thủy trúc chính là lá bùa hộ mệnh tốt cho bản thân, cây mang ý nghĩa tốt với người mệnh Thủy.

Ý nghĩa cây thủy trúc

Ý nghĩa cây thủy trúc

Như chúng ta đã biết, đây là loại cây thường xuyên được trồng dưới nước. Khi cây càng to, cao, càng xanh tươi thì càng mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy về tài lộc cho người mệnh Thủy. Loại cây này chính là giống cây cảnh phong thủy tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nếu chúng ta muốn trồng một loại cây để trang trí tiểu cảnh cho bể cá thì loại cây này chính là một sự lựa chọn không tồi. Theo quan niệm dân gian, khi trồng trong nhà, cây sẽ tạo cảm giác an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình, thu hút vận khí tốt lành. Với quan niệm dân gian như vậy, cây thủy trúc như một biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng.

Cách trồng cây thủy trúc trong nước

Cây thủy trúc có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít gặp sâu bệnh và có thể chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trồng thủy trúc trong nước sẽ khiến cho cây phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, việc chăm sóc cây cũng dễ dàng hơn, hơn hết cây còn có công dụng giúp môi trường nước sạch hơn. Cây được trồng chủ yếu bằng cách tách bụi, cách trồng cây thủy trúc trong nước như sau: 

Lựa chọn bụi cây thủy trúc khỏe mạnh, tiến hành tách bụi và dùng tay bỏ đi các lá vàng, lá bị sâu bệnh và thối. Làm nhẹ nhàng tránh tình trạng làm gãy các củ bên cạnh. Khác với khi trồng trong đất, khi trồng trong nước chúng ta nên giữ cho cây thẳng đứng để nước không bào mòn gốc, chúng ta có thể dùng đá để cố định gốc của cây. Khi trồng, nên để mực nước ngập ngang cổ rễ, hạn chế để nước ngập quá cao gây nhiễm bệnh và thối rễ.

Cách trồng cây thủy trúc trong nước

Cách trồng cây thủy trúc trong nước

Trồng thủy trúc trong bể cá cần chăm sóc như thế nào? 

Cách chăm sóc khi trồng cây thủy trúc trong bể cá cũng rất đơn giản: 

Ánh sáng: Môi trường trong nhà chính là điều kiện sống thích hợp cho cây. 

Nhiệt độ: Cây có thể chịu được nóng và lạnh trong thời gian dài nên chúng ta không cần quá quan trọng về điều kiện nhiệt độ của cây. 

Dinh dưỡng: Khi trồng loại cây này trong bể cá thì chúng ta cũng không cần bỏ quá nhiều công chăm sóc, cần chú ý vệ sinh bình, thay nước và dung dịch sinh dưỡng thường xuyên cho cây. Cắt tỉa lá già và lá úa sao cho nước không bị ô nhiễm.

Trồng thủy trúc trong bể cá cần chăm sóc như thế nào? 

Trồng thủy trúc trong bể cá cần chăm sóc như thế nào?

Nhân giống cây thủy trúc

Cách nhân giống cây thủy trúc thường xuyên được sử dụng đó là cách tách bụi. Đối với phương pháp này thì cây sẽ phát triển khá nhanh và ổn định. Ngoài ra chúng ta cũng có thể chặt vát một đoạn thân già để ươm thành cây con. Khi giâm chúng ta nên cắt bỏ bớt tán lá, chừa lại tầm 2 – 3cm sát thân là được.

Nhân giống cây thủy trúc

Nhân giống cây thủy trúc

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thủy trúc mini, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây trâm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -