Cây trứng cá – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng, cách dùng
Cây trứng cá là một trong những loài cây có thể sống trong những môi trường nghèo chất dinh dưỡng, có thể chịu được khô hạn và chua mặn trong thời gian dài. Đây là giống cây rụng lá vào mùa đông, lá và quả cây trứng cá khi rụng có thể góp phần làm tăng độ phì nhiêu và dinh dưỡng trong đất nên có thể tăng cường được điều kiện sống của các loài cây khác trong cùng khu vực. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây trứng cá, đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách sử dụng chúng.
Đặc điểm và tác dụng của cây trứng cá
Cây trứng cá còn được biết tới với tên gọi là cây mật sâm, chúng là loài duy nhất trong chi Muntingia, có tên khoa học là muntingia calabura. Đây là một giống thực vật có hoa có nguồn gốc từ nhiều nước Châu Mỹ như: Bolivia, Peru, Caribe, Mexico. Chúng có thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 7 – 12m, cây phân nhiều cành nhánh, các cành nhánh thường xếp chồng lên nhau và mọc dạng rủ. Lá có nhiều răng cưa, chiều dài trong khoảng 3 – 15cm, chiều rộng khoảng 2 – 6cm.
Hoa cây trứng cá có màu trắng, khi vừa thụ phấn thành công thì quả sẽ phát triển ngay. Quả trứng cá có hình cầu, kích thước nhỏ, màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu hồng, đường kính mỗi quả khoảng 1 – 2cm. Đây là loại quả ăn được, có vị ngọt, mọng nước, hạt bên trong màu vàng có hình dạng giống trứng cá nên được gọi là cây trứng cá. Cây trứng cá là một trong những loài có nhiều công dụng trong đời sống và sức khỏe con người. Tác dụng của cây trứng cá đã được con người cũng như y học công nhận.
Theo y học cổ truyền của một số nước trong khu vực Trung Mỹ, người dân sử dụng hoa cây trứng cá để điều trị chuột rút và làm chất khử trùng. Nước sắc từ hoa trứng cá có công dụng trị nhức đầu và dùng làm thuốc chống co giật, lá được dùng để chữa các bệnh liên quan tới dạ dày. Cồn được chiết xuất từ rễ cây trứng cá có tác dụng hạ huyết áp kéo dài tới 180 phút, chống lại các tế bào ung thư. Nước chiết từ lá cây trứng cá có thể tác động vào hệ thần kinh trung ương và làm dịu các cơn đau là do tác động vào hệ thần kinh trung ương.
Ngoài công dụng trong y học, gỗ cây trứng cá cũng mang lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho người dân. Gỗ cây trứng cá khá nhẹ, bền và rắn chắc, đường vân màu nâu đỏ, được dùng làm nguyên liệu trong việc sản xuất dụng cụ nghề mộc. Vỏ bên ngoài được dùng để làm dây thừng. Chúng có khả năng sinh trưởng ở những vùng đất cằn cỗi và khô hạn, có khả năng sinh trưởng lên cao nên được ưu tiên trồng thành rừng. Tại đất nước Ấn Độ, loại cây này được trồng ở trong các ven thành phố bởi khả năng hấp dẫn chim sâu lui tới.
Có nên trồng cây trứng cá trước nhà?
Chúng ta không khó để bắt gặp được những cây trứng cá có kích thước lớn nằm ở hai bên đường của các tuyến đường đô thị. Cây trứng cá đã góp phần tạo nên không gian đô thị xanh, trồng trước nhà tạo nên không gian sống xanh. Tuy nhiên, do nhiều đặc tính của cây nên loại cây này hiện đã không còn phù hợp để làm cây xanh đô thị. Cây trứng cá là giống cây không có trong danh mục cây xanh đô thị, chúng được khuyến cáo là không nên trồng trên đường phố, công viên bởi khi quả của chúng rơi rụng xuống đất sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hấp dẫn những loài vi trùng lui tới, gia tăng mầm bệnh.
Dù đã được ngăn cản nhưng người dân vẫn cứ trông một cách tự phát mà không cần biết chúng có phù hợp hay không? Vậy, chúng ta có nên trồng cây trứng cá trước nhà không? Thực chất, cây trứng cá được người dân ưu ái tới vậy bởi chúng dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh ra rễ, nhanh phân cành và chống chịu lại với bão rất tốt. Chúng có tán lá khá rộng nên nhiều người ưa chuộng trồng trước nhà. Trước kia, trái trứng cá chính là món ăn yêu thích của trẻ em, nhưng bây giờ khi điều kiện sống đã thay đổi, loại trái này đã không còn được quan tâm, tới khi chín rụng đầy dưới gốc đều bị người qua đường dẫm nát.
Vì vậy, nếu muốn trồng loại cây này, chúng ta nên xem xét thật kỹ môi trường sống trong tương lai của chúng. Bởi chúng là giống cây sẽ rụng lá và quả vào mùa đông, nếu trồng trong môi trường đất thì chúng ta sẽ rất khó khăn khi quét dọn. Nếu trước nhà của bạn đã lát bê tông thì bạn nên tạo bồn và trồng chúng tránh xa nguồn nước. Nếu nhà của bạn cạnh vỉa hè của đô thị thì tôi khuyên bạn không nên trồng loại cây này, bởi bạn sẽ nhanh chóng bị ban quản lý đô thị tới làm việc và loại bỏ chúng ngay thôi.
Cây trứng cá rụng quả và lá ảnh hưởng gì tới môi trường?
Thực chất, cây trứng cá không hề xấu, chúng không có chứa độc tố gì cả nhưng điều làm chúng bị môi trường ghét chính là đặc tính rụng lá và quả vào mùa đông. Khi chúng ta đi dạo quanh những con đường có trồng loại cây này sẽ thấy sự mất mỹ quan mà chúng mang lại. Đây là loại cây mà những cô chú đi quét rác thật sự không thích. Để hạn chế việc cây trứng cá rụng quả và lá, ban quản lý đô thị đã có một thái độ dứt khoát, “nói không” với loại cây này. Vì một diện mạo xanh bền vững, cây trứng cá đã được đưa vào danh mục cấm trồng tại đô thị của nước ta.
Cách trồng cây trứng cá
Dù nằm trong danh mục cấm trồng của đô thị nhưng chúng vẫn còn xuất hiện ở khá nhiều tuyến phố. Bởi ngay từ xưa, loại cây này đã đứng sừng sững ở đây, che nắng, cản mưa cho nhiều con đường, nhiều quán phố,… Chính vì vậy, việc loại bỏ hoàn toàn chúng để tạo cảnh quan xanh, bền vững cho đô thị vẫn cần khá nhiều thời gian. Tuy không được trồng ở đô thị, nhưng loại cây này lại được rất nhiều người ở nông thôn yêu thích. Nhiều người trồng loại cây này với mục đích che bóng mát, làm thuốc, nhiều người lại trồng nó với mục đích làm cảnh.
Cách trồng cây trứng cá như sau: Cây trứng cá được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Chúng ta có thể lấy hạt từ những cây mẹ khỏe mạnh, ngoài ra cũng có thể lấy trực tiếp cây con từ những khu vực xung quanh cây mẹ. Khi chín, quả sẽ rơi xuống đất và sẽ nhanh chóng nảy mầm khi tiếp xúc với đất ẩm. Khi chuẩn bị được cây con, chúng ta nên lựa chọn nơi trồng thoáng mát, rộng rãi, có đủ không gian cho cây sinh trưởng trong thời gian dài. Đào một hố trồng với kích thước bằng với kích thước bầu cây, đặt cây thẳng đứng và lấp đất lại. Nén nhẹ và vun gốc cho cây, tưới nước vào gốc cho cây.
Cách chọn cây giống cây trứng cá
Tuy cây dễ sống, dễ chăm sóc nhưng để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, cây giống cây trứng cá cần phải là cây có tốc độ sinh trưởng tốt nhất, khỏe nhất và không bị sâu bệnh. Nếu trồng cây bằng hạt thì nên lựa chọn những quả trứng cá không bị thối, sâu bệnh. Tốt nhất, bạn nên ngâm chúng trong nước, nếu hạt nào nổi lên tức là chúng bị rỗng bên trong, tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao.
Cách nấu lá trứng cá
Cây trứng cá có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, lá trứng cá khi phơi khô, vò nát và pha trà sẽ có thể chống oxy hóa và làm giảm huyết áp cho người dùng. Cách nấu lá trứng cá như sau: Lựa chọn những lá bánh tẻ và lá non đem đi rửa sạch, cắt nhỏ và sao vàng cho tới khi giòn. Tiếp đó, đem luộc hỗn hợp này, vớt ra và để ráo. Trộn cùng với 50ml nước cam thảo và ủ trong 12 tiếng, tiếp đó mang đi sấy khô và sử dụng hỗn hợp này pha nước uống mỗi ngày.
Hình ảnh cây trứng cá
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây trứng cá dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây trứng cá, đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách sử dụng loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tuyết mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây tuyết mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây thuốc dòi trị bệnh gì? Phân loại, cách dùng và tác hại
Cây thủy trúc – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây trâm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây thìa canh – Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây thanh trà là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây sâm cau – Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc