Cây oải hương – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây oải hương – Lavender là một trong những loại hoa rất nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là những cánh đồng hoa ở Pháp. Những bông hoa oải hương tím cũng được rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam yêu mến. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây hoa oải hương.
Phân biệt cây oải hương và hương thảo
Cây oải hương và hương thảo đều là những loại cây có hình dáng bên ngoài khá đẹp mắt, mang hương thơm dịu nhẹ và có sự tương đồng trong tên gọi. Để phân biệt được cây oải hương và hương thảo, chúng ta dựa vào những đặc điểm sau:
Cây oải hương có tên gọi khác là cây hoa lavender, có danh pháp khoa học là avandula angustifolia, thuộc họ Lamiaceae (Hoa Môi). Mỗi vùng lại đặt cho cây một cái tên khác nhau, một số tên tiếng anh chung chính là narrow leaved lavender, true lavender, common lavender,… Sắc tím của hoa tạo thành những mảng màu tuyệt đẹp và mùi hương của chúng cũng đủ làm mê đắm lòng người. Hoa oải hương có màu tím, những bông hoa được đính liên tục tạo thành những vòng tròn quanh cuống hoa, tạo thành các tầng hoa trên cuống. Hoa oải hương được mọc trên cùng một cuống khá dài khoảng 50 – 60cm màu xám trắng.
– Lá cây oải hương có kích thước nhỏ, trên mặt lá có lớp lông rất mềm, mịn, màu xanh đậm, mọc đối xứng nhau, chia tách thành nhiều nhánh. Cây hoa oải hương là cây thân thảo mềm, nhỏ nhắn màu xanh đậm, vỏ cây dẹt tạo thành nhiều góc cạnh, bao quanh thân cây được phủ bởi 1 lớp lông tơ khá mềm mại. Ở Việt Nam hoa oải hương được trồng ở vùng có khí hậu lạnh Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai). Miền Nam nước Pháp là một trong những nơi có nhiều oải hương nhất thế giới. Trước kia, người La Mã cổ đại đã gieo trồng nó ở khắp các nước Châu Âu và các nước lân cận mà họ đi đến. Hiện tại, cây oải hương thường mọc ở những đồi núi đá có địa hình dốc và khô ở Hy Lạp và khu vực miền trung nước Ý.
Cây hương thảo cũng là giống cây có xuất xứ từ vùng biển Địa Trung Hải, phát triển tốt nhất ở những khu vực ấm áp với độ ẩm tương đối. Hoa hương thảo nở rộ sẽ có mùi hương thơm dễ chịu và mang đến không khí trong lành cho cả ngôi nhà. Hoa hương thảo dài cỡ 1cm, có màu lam nhạt. Lá cây hương thảo hình dải, dẹp, có màu xanh sẫm, lông trắng ở mặt dưới, khá nhẵn ở mặt trên, mép là hơi gập xuống. Thân cây khá nhỏ và phân thành nhiều nhánh, chiều cao có thể rơi vào tầm từ 1 – 2m. Hương thảo thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn và phù hợp với hầu hết các món thịt khác nhau.
Ý nghĩa cây hoa oải hương
Mỗi loài hoa đều mang trong mình một câu chuyện một ý nghĩa riêng. Ý nghĩa cây hoa oải hương chính là:
Hoa oải hương là biểu tượng của nước Pháp: Hoa oải hương là biểu tượng của vùng Provence, nước Pháp. Khi tới nơi đây, chúng ta sẽ vô cùng ấn tượng với hương thơm quyến rũ, vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của nó.
Hoa oải hương tím biểu tượng của sự nhẹ nhàng, tinh tế: Với quan niệm rằng những bông hoa oải hương sẽ mang đến sự can đảm và sức mạnh khi sinh nở. Loài hoa này thường được bỏ vào tay những người phụ nữ sắp vượt cạn. Hoa oải hương tím là biểu tượng cho sự chung thủy, mang đến sự may mắn, bình yên và hòa thuận cho gia đình, sự nhẹ nhàng, tinh tế của người con gái.
Ý nghĩa của hoa oải hương Lavender trong tình yêu: Người ta rất hay treo những bó hoa lavender khô trong phòng ngủ, vừa nhắc nhở những cặp vợ chồng về sự chung thủy, vừa giúp thư giãn tinh thần bởi hoa oải hương khô mang ý nghĩa thủy chung trong tình yêu. Nhiều người còn quan niệm, loại hoa này mang ý nghĩa dù trải qua bao nhiêu năm chờ đợi, nhưng tình yêu người con gái dành cho chàng trai vẫn nguyên vẹn. Nó tượng trưng cho một tình yêu chung thủy sắc son, dù trải qua bao khó khăn, gian khổ vẫn ở bên nhau. Cũng vì điều này mà một số người gọi hoa oải hương là herb of love (thảo dược tình yêu).
Trồng hoa oải hương trong phòng ngủ
Hoa oải hương được đặt trong tủ quần áo hoặc phòng kín để tạo hương thơm, có khả năng đuổi muỗi, côn trùng, bào tử nấm rất tốt nên còn được dùng để làm túi thơm. Vì vậy, trồng hoa oải hương trong phòng ngủ chính là sự lựa chọn vô cùng sáng suốt. Oải hương có mùi thơm nồng và lâu, có thể lên đến cả năm. Ngoài ra, để tạo thành lớp dưỡng trên da giúp ngăn ngừa tình trạng da khô nứt nẻ trong những mùa hanh khô, hoa oải hương tươi có thể ướp trong lọ thủy tinh kín gió trong thời gian (khoảng 1-2 năm). Không chỉ trong phòng ngủ của bạn mà các công viên, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, cũng chọn trồng cây oải hương để tạo cảnh quan đẹp hơn cho khu vực trồng và thu hút du lịch.
Những lưu ý khi trồng cây oải hương trong phòng ngủ:
– Cần thay chậu mỗi năm một lần, đường kính mỗi chậu trên 3cm để hoa có chỗ phát triển.
– Không bón phân hoặc chỉ bón phân mỗi năm một lần vì không cần thiết.
– Tưới nước cho cây 7 – 10 ngày một lần là hoàn hảo.
– Cần có đất tơi xốp để không khí lưu thông tốt.
– Thoát nước tốt hoặc nâng cao phần gốc của hoa.
– Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 6 giờ mỗi ngày, và nếu đặt gần cửa sổ, hãy xoay chậu hàng ngày để cây phát triển đều.
Cây oải hương có tác dụng gì?
Ngoài công dụng trang trí và làm đẹp, xua đuổi côn trùng thì oải hương còn mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe. Vậy, cây oải hương có tác dụng gì? Cây oải hương được trồng chủ yếu để chiết suất tinh dầu. Tác dụng của tinh dầu oải hương chính là:
Giảm các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh dầu hoa oải hương có thể làm giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Giảm đau hậu cắt amidan ở trẻ em: Nghiên cứu của Đại học Y khoa Isfahan, Iran cũng đã chỉ ra tác dụng giảm đau của tinh dầu oải hương hậu cắt amidan ở trẻ em.
Điều trị rối loạn lo âu và các vấn đề khác về cảm xúc: Mùi hương của hoa oải hương giúp mang đến cảm giác nhẹ nhàng và thư thái cho tâm trí của bạn, có hiệu quả rất tốt đối với những bệnh nhân bị rối loạn lo âu khác nhau và giảm bớt mức độ lo lắng.
Làm lành vết thương: Tinh dầu hoa oải hương có công dụng chữa lành vết thương nhỏ và thậm chí còn cải thiện vết sẹo bằng cách thúc đẩy quá trình chữa lành các mô da.
Trị rụng tóc: Tinh dầu oải hương có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh hói đầu, rụng tóc và ngứa da đầu, thúc đẩy sự phát triển của tóc trên cơ thể người.
Trị bệnh nấm: Tinh dầu oải hương giúp diệt một loạt các chủng nấm gây bệnh trên da, bằng cách phá hủy các màng tế bào nấm, chống lại các bệnh nhiễm trùng kháng nấm.
Trà hoa oải hương
Trà hoa oải hương được làm từ những nụ tươi hoặc khô của hoa oải hương. Trà hoa oải hương tự hào có một hương vị đặc biệt, là sự kết hợp tiêu biểu của hương thảo và bạc hà. Loại trà này có công dụng hỗ trợ sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ sức khỏe của hệ tiêu hóa, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giảm viêm và cải thiện giấc ngủ.
Cách trồng cây giống hoa oải hương
Hiện tại ngoài thị trường cũng đã có bán khá nhiều những cây giống hoa oải hương. Cách trồng tại nhà như sau:
Đất trồng: Trộn hỗn hợp đá, phân chuồng, bột xương trộn đều. Sau đó phủ lên trên một lớp đất để chuẩn bị chuyển cây con vào chậu.
Cách trồng hoa oải hương trong chậu: Nên chuyển cây oải hương vào chậu khi cây giống cao khoảng 5 – 10cm. Loại bỏ khoảng 80% đất bám trên rễ, đào hố trồng bằng kích thước của cây, lấp đất và nén nhẹ.
Lưu ý: Không để rễ cây tiếp xúc với hỗn hợp đá.Trường hợp bạn trồng hoa oải hương trong vườn rộng, trồng nhiều cây thì mỗi cây cách nhau là 30 – 45cm.
Hình ảnh cây hoa oải hương
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hoa oải hương dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây hoa oải hương. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây nứa – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây hoa nhài Nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Cây nứa – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây mơ – Hàm lượng dinh dưỡng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh