Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây ngưu bàng là một thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng đã được sử dụng chữa bệnh ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á trong hàng trăm năm nay. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, tác dụng và cách trồng cây ngưu bàng ở Việt Nam.
Cây ngưu bàng là gì?
Cây ngưu bàng có nhiều tên gọi khác như : Biên bức thứ, tiện khiên ngưu, bảng ông thái, đại lực tử, ngưu bảng, mã diệc danh thử niệm, lệ thực, thử niêm tử, hắc phong tử, á thực, đại phong tử,… Loại thực vật này có tên khoa học là arctium tomentosum, arctium minus và arctium lappa, thuộc họ Asteraceae (Cúc). Vậy, cây ngưu bàng là gì?
Ở Trung Quốc, nguồn cung cấp ngưu bàng chủ yếu là do trồng trọt, hầu như không có cây ngưu bàng mọc hoang, sau khi hái quả xong thì cắt hạt gieo ngay giúp hạt mọc tốt. Khi hái người dân cần chú ý đeo găng tay để tránh bị gai của quả đâm vào. Người ta thường hái khi quả chín vào tháng 8 – 9, sau đó đập lấy quả bế đem phơi khô. Từ năm 1959, cây ngưu bàng bắt đầu du nhập vào nước ta. Năm 1967, người ta đã tìm thấy cây ngưu bàng mọc hoang ở vùng cao huyện Bát Xát, Trung Quốc.
Cây ngưu bàng ra hoa vào tháng 6 – 7 và ra quả vào tháng 7 – 8. Quả ngưu bàng là quả bế, hơi cong và có màu xám nâu. Cánh hoa màu tím khá đẹp, cụm hoa có hình đầu, mọc ở đầu cành với đường kính 2 – 4 cm. Lá cây mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá ngưu bàng to rộng, có hình tim, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng với cuống lá dài, đường kính có thể đến 40 – 50 cm. Cây cao khoảng 1 – 1,5 m, phía trên phân thành nhiều cành, có tuổi thọ 1 – 2 năm.
Cây ngưu bàng có tác dụng gì?
Cây ngưu bàng có tính hàn, vị cay, hơi đắng, được sử dụng lâu đời với nhiều tác dụng khác nhau. Vậy, cây ngưu bàng có tác dụng gì? Cây ngưu bàng có những tác dụng sau:
Làm đẹp da: Đối với phụ nữ, ngưu bàng cũng có tác dụng trị mụn trứng cá vì kháng nấm, kháng khuẩn rất tốt. Nhờ các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như quercetin, luteolin, axit phenolic có công dụng giảm hình thành nếp nhăn, chống lại các gốc tự do, làm đẹp da.
Hỗ trợ tiêu hóa: Các hoạt chất trong ngưu bàng còn có khả năng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở hệ tiêu hóa. Chất xơ inulin prebiotic trong cây ngưu bàng có khả năng kích thích thèm ăn, giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng ở ruột tốt hơn. Ngoài ra, việc uống trà ngưu bàng thường xuyên có thể giúp cải thiện tiêu hóa và tình trạng đầy hơi.
Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Chất inulin có trong rễ của cây ngưu bàng rất hữu ích đối với bệnh nhân tiểu đường vì không làm tăng insulin. Nhờ hàm lượng cao chất xơ lành mạnh nên dược liệu ngưu bàng có khả năng giảm hấp thụ đường vào máu, kiểm soát đường huyết rất tốt.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Cây ngưu hoàng có khả năng giãn mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm khả năng mắc đột quỵ do xơ vữa động mạch gây ra, ngăn ngừa các cơn đau tim. Hơn hết, các thực phẩm làm từ ngưu bàng cung cấp hàm lượng kali cao, vì vậy giúp điều hòa huyết áp, cân bằng dung dịch trong cơ thể.
Lợi tiểu, thanh lọc cơ thể: Trà ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, kích thích cơ thể thanh lọc, đào thải muối và các chất gây hại ra ngoài thông qua nước tiểu, giúp giảm áp lực cho gan, thận.
- Một số lưu ý khi dùng cây ngưu bàng:
– Ngưu bàng sẽ tồn tại một số chất độc có khả năng gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, sốt và ảo giác nếu không được xử lý chế biến cẩn thận trước khi dùng.
– Người bệnh cũng không nên dùng trà ngưu bàng vì đây là thức uống có tác dụng lợi tiểu nếu đang bị mất nước do tiêu chảy hoặc bất kỳ nguyên nhân nào.
– Nếu bị dị ứng với những biểu hiện như phát ban, viêm da,… cần phải ngưng sử dụng trà ngưu bàng ngay bởi rễ cây ngưu bàng có thể gây kích ứng da với những người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc.
– Ngưu bàng có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, dẫn đến chóng mặt hoặc nhận thức bị rối loạn. Do đó, người bị huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp không được dùng cây ngưu bàng.
– Người chuẩn bị phẫu thuật cần tránh uống trà trước đó tối thiểu 15 ngày. Để tránh gây sảy thai hoặc truyền các chất của cây ngưu bàng qua sữa mẹ thì phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không nên uống trà ngưu bàng.
Giá trị kinh tế cây ngưu bàng ở Việt Nam
Đến thời điểm này, HTX Senfarm là đơn vị duy nhất của Việt Nam làm chủ được kỹ thuật canh tác, chế biến, sản xuất ngưu bàng đen bằng phương pháp lên men tự nhiên. Ngày một có các chế phẩm khác nhau từ cây ngưu bàng ra đời như: Trà túi lọc ngưu bàng, sản phẩm ngưu bàng lên men, bánh đa ngưu bàng, ngưu bàng khô thái lát, ngưu bàng tươi,… Giá trị kinh tế cây ngưu bàng ở Việt Nam đang ở mức cao, dù đã có thị trường tiêu thụ ổn định nhưng khi hàng bán ra mới chỉ là sản phẩm thô, hiệu quả có cao hơn các cây trồng khác nhưng chưa thể phát huy tối đa giá trị của loại cây quý.
Thông thường, từ 6 tháng trở đi, ngưu bàng mới cho thu hoạch, nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2 – 3 lần so với cây lương thực khác. Củ ngưu bàng tươi được bán cho các cửa hàng nông sản cao cấp tại Hà Nội và các đơn vị sản xuất thực phẩm thực dưỡng với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/kg. Mỗi ha ngưu bàng nếu chăm sóc tốt thường cho năng suất từ 12 – 13 tấn củ. Mỗi ha ngưu bàng thu lãi tối thiểu 150 triệu đồng. Hơn hết, việc trồng cây này được hỗ trợ hạt giống, đồng thời không tốn chi phí phân bón, thuốc sâu. Tính trung bình, năng suất ngưu bàng mỗi năm đạt 12 – 13 tấn/ha, thu nhập trên 250 triệu đồng/ha.
Giống cây ngưu bàng
Giống cây ngưu bàng Việt Nam có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sau khi sinh trưởng 5 lá trở lên cây mới khoẻ, đứng vững với rễ cọc. Đất trồng cần đảm bảo thoát nước tốt, vì ngưu bàng dễ bị úng thối rễ, củ nếu gặp úng ngập. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng có công dụng chữa bệnh hạ đường huyết, kháng sinh và chống u bướu, bí tiểu, hạ nhiệt,… Trước kia, nhiều người chỉ biết tới loại cây này là nguyên liệu quan trọng trong chế biến món ăn theo phương pháp thực dưỡng, vị thuốc được dùng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên,… Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá, những người nông dân tại Việt Nam đã lựa chọn giống cây ngưu bàng làm cây phát triển kinh tế tiềm năng. Giống cây ngưu bàng của Nhật cũng đã được xác định là cây có nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể tập trung khai thác thị trường.
Cách trồng cây ngưu bàng
Đất trồng: Cây ưa ẩm, chịu bóng tốt nhưng không chịu ngập úng, nhiệt độ thích hợp là 18 đến 35 độ. Bón lót bằng tro bếp hoặc phân chuồng hoại mục, dùng máy cày bừa cho thật đều. Xử lý đất bằng vôi bột, cày đất và phơi ải trước đó 7 – 10 ngày. Thời vụ tốt nhất với miền Nam là gần hết mùa mưa, miền Bắc từ tháng 9 âm lịch đến tháng 12 âm lịch. Đất trồng phải có tầng sâu khoảng 1 mét, bề rộng mặt hố 16 – 20cm.
Cách xử lý hạt giống: Chọn mua hạt giống, ngâm trong nước ấm khoảng 1 ngày, vớt ra và đem đi rửa sạch. Tiếp đó ủ trong khăn ấm cùng với thóc giống.
Cách trồng cây ngưu bàng: Những hạt giống nào nảy mầm thì đem ra trồng trước. Khoảng cách trồng tối thiểu của mỗi cây là 10cm, mỗi hàng là 70cm. Thả hạt giống xuống đất và phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng sau đó tưới nước nhẹ để tránh làm xói mòn đất.
Hình ảnh cây ngưu bàng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ngưu bàng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng và cách trồng cây ngưu bàng ở Việt Nam. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây mơ – Hàm lượng dinh dưỡng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh
Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây lát hoa – Đặc điểm, phân loại và thời gian thu hoạch