Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Cây mắt nai còn được biết tới với tên gọi là cây mắt nhung, đây chính là một giống cây cảnh đẹp, được trồng nhiều tại nước ta. Đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, tác dụng điều trị bệnh, cách trồng và loại cây này có ăn được không? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây mắt nhung đỏ

Cây mắt nhung đỏ còn có tên gọi khác là cây mắt nai, loại cây này có tên khoa học là alternanthera dentata, thuộc họ Rau Dền (Amaranthaceae). Cây thường cho hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hằng năm, hoa nở có màu tím vô cùng đẹp mắt, làm say lòng người. Tại Việt Nam, cây thường phân bố nhiều ở khắp các tỉnh thành nước ta. Cây có nguồn gốc từ Tây Ấn hay Brazil. Cây có quả nhỏ khoảng 1mm, màu nâu láng. Màu hoa không nổi bật, chỉ là điểm tô cho cả nền đỏ tím của cây mà thôi.

Đặc điểm cây mắt nhung đỏ

Đặc điểm cây mắt nhung đỏ

Cây mắt nhung là loài thực vật từ thân đến lá đều là màu đỏ tím hiếm hoi ở miền nhiệt đới nước ta. Mùa hoa mắt nhung từ tháng 4 đến tháng 5. Lá có hình trái xoan mọc đối, phiến lá dài khoảng từ 3-6cm. Đỉnh nhọn và có mép lá nguyên. Thân cây mềm mảnh, mọc thành bụi nhỏ. Phía bên ngoài được phủ một lớp lông xám trắng. Hoa nở rộ, trải đều cả bụi cây. Màu trắng, hình cầu nhìn như những cục bông gòn nhỏ. 

Cây mắt nai tím

Cây mắt nai tím hay được gọi là cây mắt nhung mang màu đỏ tím. Cây có chiều cao từ 30 – 50cm. Sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nước ta, không kén đất, cây chịu hạn tốt và sống ưa ánh sáng. Là loại cây ưa sáng, được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành, tốc độ sinh trưởng của cây mắt nai khá nhanh. Chiều dài lá khoảng từ 3 – 6cm, lá mọc đối có hình trái xoan, trên mặt lá có lông, lá có màu đỏ tím. Cây sống theo bụi, thân cây mảnh có lông, thân sắc. Cây mắt nai lá tím mang màu sắc bắt mắt, thu hút người nhìn, tạo nên một quang cảnh tươi mới và dễ chịu thường được lựa chọn để trồng viền, trồng nền, thảm trang trí cảnh quan, cây công trình các khu đô thị. 

Cây mắt ngọc

Cây mắt ngọc không còn là tên gọi quá xa lạ với người dân Việt Nam. Cây không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ, ít khi rụng lá nên sẽ mang tới cho không gian màu xanh đẹp mắt, tràn đầy sức sống. Nhờ khả năng chịu hạn tốt, chúng ta có thể bắt gặp cây được trồng phổ biến tại công viên, đường phố, khu đô thị, vườn nhà,… Khi kết quả có hình tròn trông giống như các chuỗi ngọc lủng lẳng trên cây, hoa mọc theo chùm với màu tím vô cùng nổi bật theo thân hoặc mọc theo cành cây. 

Cây khá dẻo dai, dễ uốn cong nên người ta thường trồng và cắt tỉa tạo hình. Loại cây này có tốc độ phát triển nhanh nên mọi người sẽ phải cắt tỉa thường xuyên để duy trì vẻ đẹp. Lá cây có hình răng cưa, kích thước nhỏ tạo điểm nhấn khá ấn tượng, lá thường mọc đối xứng nhau, chi chít trên cành tạo cảm giác xum xuê. Kích thước của cây mắt ngọc không lớn, phân nhiều nhánh, thường mọc thành bụi. khá rậm rạp và mang tới màu xanh bắt mắt. Cây mắt ngọc có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc được trồng khá nhiều và nhận được sự yêu thích từ mọi người. Bên cạnh tên gọi mỹ miều mắt ngọc, loại cây cảnh này còn được biết đến với những tên khác như thanh quan, rìa xanh.

Cây mắt ngọc

Cây mắt ngọc

Cây mắt nai chữa bệnh gì?

Cây mắt nai chữa bệnh gì chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. 

Hạ huyết áp: Cây mắt nai có khả năng đối kháng tác dụng gây co bóp động mạch chủ bởi methoxamine, ức chế hạch thần kinh tự chủ và hệ giao cảm, kích thích thụ thể cholinergic.

Điều trị sỏi túi mật: Một số nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng kháng viêm, cân bằng nồng độ lecithin, cholesterol, chống oxy hóa, tăng bài tiết dịch mật và acid mật, hỗ trợ hoạt động của gan mật. Ngoài tác dụng điều trị sỏi thận, lợi tiểu, cây mắt nai còn được sử dụng phổ biến trong việc điều trị sỏi mật. 

Cây mắt nai có tác dụng lợi tiểu: Ngoài ra, nhờ tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm mà cây mắt nai giúp giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhắt, giúp sỏi di chuyển thuận lợi xuống niệu quản và đẩy ra ngoài, giảm viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm sự phù nề của niệu quản,… Cây mắt nai được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như nước tiểu vàng sẫm, tiểu buốt, tiểu rắt,… Một đặc điểm nổi bật của loại thảo dược này là ít có tác dụng phụ nên được sử dụng lâu dài. Trong Đông Y với tác dụng lợi tiểu, ức chế sự gia tăng kích thước của viên sỏi, giúp tăng thể tích nước tiểu, bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. 

Điều trị sỏi thận: Cây mắt nai làm ngăn chặn việc gia tăng kích thước của các loại sỏi hình thành ở trong cầu thận và giảm sự ngưng tụ sỏi ở trong ống thận. Cơ chế của nó được trình bày, bao gồm giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi, kiềm hóa nước tiểu. Các flavonoid trong Cây mắt nai được chứng minh là có tác dụng giúp ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalat. Các nghiên cứu ở mức độ tế bào, trên động vật cũng như lâm sàng đều cho thấy các tác dụng có lợi của cây mắt nai đối với người bệnh sỏi thận.

Cây mắt nai chữa bệnh gì?

Cây mắt nai chữa bệnh gì?

Ý nghĩa hoa mắt nai rủ

Ý nghĩa hoa mắt nai rủ: Hiện thân của một cô gái ngây thơ, thuần khiết, mang một nguồn năng lượng mới, sự vui tươi, sức sống mãnh liệt, vận khí tích cực,…

Hoa mắt nai có màu sắc vô cùng đặc biệt, làm cho không gian sống trở nên độc đáo và ấn tượng hơn. Cây mắt nai hiện thân của cô gái thuần khiết. Hoa mắt nai mang một dáng vẻ nhẹ nhàng, đơn giản, kiêu sa, mang đến cho gia chủ cảm giác bình yên, mọi việc thuận lợi, suôn sẻ. Ở trong cuộc sống, cây mắt nai thể hiện cho sức sống mãnh liệt, tràn đầy năng lượng, mong muốn vươn lên đón vận khí tích cực. Bên cạnh đó loài hoa này còn là loài hoa mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cả gia đình bạn. 

Hoa mắt nai khá kén mệnh người trồng do màu sắc của hoa thường có màu tím, hồng, nên loại hoa này chỉ hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thổ. Tuổi hợp hoa mắt nai: Tân Dậu (1981), Mậu Tuất (1958), Canh Thân (1980), Tân Mão (1951), Quý Sửu (1973), Canh Dần (1950), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Tý ( 1972), Quý Mùi (1943), Mậu Thìn (1988), Kỷ Hợi (1959), Nhâm Ngọ (1942).

Cây mắt nai có ăn được không?

Cây mắt nai có ăn được không? Cây mắt nai từ xưa đã được biết đến là một dược liệu quý để trị sỏi mật, sỏi thận. Cây mắt nai không độc, lành tính nên có thể sử dụng trước và sau bữa ăn đều được, nước được sắc uống trong ngày. Do thuộc họ nhà Rau Dền nên chúng ta có thể sử dụng chúng như một loại rau ăn hằng ngày.

Cây mắt nai có ăn được không?

Cây mắt nai có ăn được không?

Cách trồng cây mắt nai

Cách trồng cây mắt nai như sau: 

Nhiệt độ thích hợp trồng hoa mắt nai: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 25-27 độ C.

Nếu gieo hạt giống thì cần nhiệt độ thấp hơn một chút, từ 20 – 25 độ C.

Chọn đất trồng: Đất trồng phù hợp là đất mùn có trộn lẫn phân hữu cơ hoai mục. 

Cách trồng cây mắt nai bằng phương pháp gieo hạt: Gieo hạt lên khay trồng đã được cho đất và làm bằng phẳng bề mặt. Sau khi gieo bạn phủ một lớp đất mỏng lên trên, tưới đẫm nước, sau khi cây đạt chiều cao từ 5 – 6 cm, có khoảng 3 – 4 lá, thì có thể tách ra đem trồng vào chậu.

Ánh sáng: Có thể trồng trong bóng râm nhưng cây sẽ không ra nhiều hoa và hoa không rực rỡ như khi trồng ngoài nắng. 

Tưới nước: Tưới đẫm 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng điều trị bệnh, cách trồng và cây mắt nai có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -