Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây lưỡi rắn là giống cây thuốc nam có nhiều công dụng trong đời sống con người, loại cây này được y học cổ truyền sử dụng với mục đích điều trị sốt rét, rắn cắn và giúp thanh nhiệt, giải độc. Đọc ngay để tìm hiểu về tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh cây lưỡi rắn.
Cây lưỡi rắn có tác dụng gì?
Cây lưỡi rắn có danh pháp khoa học là ophioglossum petiolatum hook, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây cóc mẩn, cây nọc sởi, cây vương thái tô, cây đơn đòng,… Đây chính là giống cây thân cỏ, kích thước nhỏ, thường mọc hoang dại ở sườn núi, bờ ruộng, lối đi. Thân cây có kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 10 – 25cm, thân màu nâu nhạt, tròn ở một đầu, phân nhiều cành nhánh, rễ có số lượng ít, không có củ. Tại nước ta, cây mọc nhiều ở các khu rừng rậm của Quảng Nam, Đà Nẵng, Lào Cai (Sapa), Huế. Trên thế giới, cây được tìm thấy nhiều ở Châu Phi, Châu Mỹ, nam Trung Quốc.
Toàn cây được người dân khai thác sử dụng làm thuốc và có thể cho thu hái vào mùa hè, thu hái sau khi ra hoa để phơi khô và dùng dần. Vậy, cây lưỡi rắn có tác dụng gì? Theo Đông Y, cây lưỡi rắn có công dụng điều trị đau dạ dày ở trẻ em, sốt cao, kinh phong, điều trị chứng viêm phổi, ứ huyết sưng đau, lở loét da, mề đay, mụn nhọt, điều trị các vết rắn độc cắn, điều trị độc côn trùng cắn, ung nhọt, viêm khoang bụng, sốt cao, kiết lỵ, viêm họng, viêm amidan, chứng ho do phế nhiệt, trị viêm xoang, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, hoạt huyết tán ứ, tiêu viêm, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, giải độc.
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại nước ngoài thì cây lưỡi rắn còn có khả năng điều trị các bệnh lý gan mật có liên quan đến virus viêm gan B, ức chế sự phát triển của các khối u lành tính và ác tính, ung thư gan thời kỳ đầu, khống chế sự phát triển của ung thư đại tràng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu lâm sàng còn chỉ ra nước sắc từ cây lưỡi rắn còn có khả năng cải thiện chức năng của vỏ tuyến thượng thận, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mủ xanh, khuẩn thương hàn và một số loại vi khuẩn khác.
Cây lưỡi bò
Cây lưỡi bò có danh pháp khoa học là rumex crispus (L.), thuộc họ Polygonaceae (Rau Răm). Đây chính là giống cây thân cỏ, kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 0,5 – 1,2m, cây ít khi phân nhánh, thân có hình trụ. Lá cây mọc so le hai bên, hai mặt lá có màu sắc giống nhau, mọc hoang ẩm thấp nhiều nơi.
Hoa mọc sát nhau, cuống hoa có chiều dài trong khoảng 1 – 3cm, quả là dạng quả bế, có 3 cạnh. Cây lưỡi bò có mùi nhẹ, vị lúc đầu hơi ngọt, sau đắng. Người ta thường dùng những mẫu rễ tròn dài 10-20cm, đường kính 1 – 1.5cm, mặt ngoài màu nâu có vết nhăn dọc, cắt ngang, có vết cắt không bằng phẳng, màu vàng nâu rõ.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là giống cây cảnh phổ biến, được trồng làm cây nội thất, cây trang trí tiểu cảnh để làm đẹp cho không gian sống. Loại cây này có danh pháp khoa học là sansevieria trifasciata, chiều cao khi trưởng thành khoảng 50 – 60cm. Thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn từ xa trông khá sắc nhọn nhưng thực tế thân cây lại khá mềm. Trên thân có 2 màu sắc là xanh và vàng chạy dọc xen kẽ nhau. Hoa lưỡi hổ mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ gốc, quả có hình tròn.
Cây lưỡi rắn trắng
Cây lưỡi rắn trắng còn được biết tới với cái tên cây hoa xà thiệt thảo, đây chính là giống cây sống hằng năm, sinh trưởng dạng bò trên mặt đất. Thân cây có hình trụ, lá hơi thon, nhọn một đầu, hoa có màu trắng, không có cuống, mọc đơn độc chứ không mọc tập trung thành cụm. Cây cho hoa và quả quanh năm, sinh trưởng ở cả 3 miền của nước ta. Cây lưỡi rắn trắng đã được y học hiện đại nghiên cứu và công bố tác dụng điều trị bệnh và đang được ứng dụng vào việc sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp.
Ý nghĩa cây lưỡi rắn phong thủy
Trong phong thủy, cây lưỡi rắn được xem là giống cây có công dụng mang lại may mắn, xua đuổi ma quỷ, trừ tà và chống lại cái ác. Lá cây mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến thủ của con người. Ngoài ra, nhiều người còn nhận xét cây lưỡi rắn chính là biểu tượng của danh gia vọng tộc, sự quyền uy. Hoa lưỡi rắn mang tới một vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy. Theo quan niệm dân gian của người xưa, ý nghĩa cây lưỡi rắn phong thủy chính là sự nghiệp, tiền tài, sự thuận lợi trong công việc, cuộc sống. Để phát huy được hết công dụng trong phong thủy thì chúng ta cần tìm một vị trí phù hợp cho cây, một vị trí tốt sẽ giúp chúng ta thuận lợi, may mắn hơn trong cuộc sống.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 70 loại cùng họ với cây lưỡi rắn, mỗi loại lại mang những ý nghĩa phong thủy riêng biệt. Thông thường, người ta thường sử dụng cây lưỡi rắn với mục đích làm thuốc điều trị bệnh, sau này nhờ vẻ đẹp bắt mắt bên ngoài nên cây được dùng để trang trí. Vị trí phong thủy mà chúng ta nên tham khảo khi trồng loại cây này chính là phòng khách, đây chính là nơi thể hiện được nét riêng, phong cách riêng của gia chủ. Nên đặt cây ở lối đi của cửa ra vào, trên bàn uống nước, cạnh ghế sofa, tivi, phòng khách. Các vị trí này đều là những nơi có khả năng mang tài vận và may mắn tới cho gia đình.
Không gian sống của chúng ta sẽ trở nên màu sắc nếu chúng ta đặt cây lưỡi rắn trong phòng ngủ bởi giống thực vật này có khả năng lấy đi khí oxi, khí nitơ từ khói thuốc lá. Hơn hết, loại cây này còn cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Giống thực vật này có thể trồng trong phòng tắm vì đây là giống cây yêu thích bóng râm, sinh sống trong môi trường thiếu sáng một thời gian dài. Tuy phòng tắm có độ ẩm cao nhưng đây lại chính là môi trường thích hợp cho cây lưỡi rắn sinh trưởng. Không chỉ dễ trồng, loại cây này còn có khả năng loại bỏ hơi nước, loại bỏ khí độc hại có trong không khí và mang lại sự trong lành.
Cách trồng cỏ lưỡi rắn thủy sinh
Cây thủy sinh hiện nay đang là một xu hướng mới cho không gian, việc xuất hiện một vài cây thủy sinh giúp xua tan mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, tạo được không gian xanh cho gia đình của bạn, tạo điểm nhấn, mảng xanh cho hồ cá. Cỏ lưỡi rắn thủy sinh chính là loại cây cảnh có khả năng sinh trưởng tốt trong cả hai môi trường trên cạn và thủy sinh. Cây lưỡi rắn chủ yếu nhân giống bằng hạt, cách thực hiện như sau:
Đối với hạt giống: Ngâm hạt giống với nước khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 25 – 30 độ. Hạt giống sẽ nảy mầm trong 2 – 3 ngày kể từ lúc ủ hạt. Sau khi hạt giống nảy mầm thì chúng ta dùng nhíp gắp từng hạt giống đặt lên trên đá hoặc vật bám trong bể thủy sinh. Khoảng cách mỗi hạt nên cách nhau 2 – 3cm.
Bón phân: Nên tiến hành bón phân thủy sinh cho cây định kỳ theo chu kỳ 1 tháng/1 lần.
Thay nước: Thay nước cho cây theo chu kỳ 2 tuần/1 lần với nước đã khử clo.
Chú ý: Quan sát cây cối, cá tép để xử lý kịp thời: Nếu trồng cây trong bể cá thì chúng ta cần xử lý kịp thời rêu hại và cây cối thiếu hay dư dinh dưỡng. Vệ sinh lọc và kiểm tra dòng chảy. Lau mặt trong kính và mặt ngoài kính. Quan trọng về mặt thẩm mỹ, các bạn dùng khăn giấy và nước lau kính chuyên dụng nhé. Lau dọn sau khi thay nước, vệ sinh bảo dưỡng hồ.
Hình ảnh cây lưỡi rắn
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lưỡi rắn dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh cây lưỡi rắn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây lát hoa – Đặc điểm, phân loại và thời gian thu hoạch
Cây lá cẩm – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây lá cách – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây kim tuyến – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây hồng ngọc mai hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc