Cây kim tuyến – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây kim tuyến chính là giống cây dược liệu được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đây chính là giống cây được giới y học gọi là siêu thần dược. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng cây kim tuyến.
Đặc điểm cây kim tuyến rừng
Cây kim tuyến chính là giống cây thuốc quý hiếm, trước kia giống cây thuốc này chỉ có vua chúa mới có thể sử dụng. Hiện nay, loại cây này được trồng nhiều ở Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. Trước kia, giống dược liệu này được các bệnh nhân ung thư giàu có dùng để nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, giúp tinh thần phấn chấn, minh mẫn, tỉnh táo. Loại cây này cũng được xem là giống thực vật có hoa đẹp nhất thế giới, nhờ vẻ đẹp hoang dã và kỳ lạ nên chúng ta có thể dễ dàng phân biệt chúng với hơn 30.000 loài hoa khác cùng họ trong tự nhiên.
Cây kim tuyến có tên gọi khác là cây lan kim tuyến, lan kim cương, lan gấm,… thuộc họ Anoectochilus. Đây là một trong những giống cây khó trồng, kể cả đối với những người có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây cũng rất khó có thể trồng khỏe mạnh được loại cây này. Mặt trên của lá có màu tím, nhiều lông mịn trông giống như vải nhung, phiến lá khá dày, mặt dưới có màu hồng nhạt. Cây sinh trưởng tốt trên đất tơi xốp, tầng đất dày, cây không chịu được ánh nắng trực tiếp, chỉ xuất hiện ở các bìa rừng sâu và cao, ít khi tìm thấy được ở bìa rừng nên giá hoa tươi có thể lên tới 5 triệu 1 kg.
Cây kim tuyến rừng là giống dược liệu có thân rễ mọc dài và cắm thẳng vào lòng đất. Chiều dài của rễ sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây, trung bình 1 cây sẽ có khoảng 2 – 10 rễ. Thân cây mọc thẳng đứng, ít phân nhánh, chiều dài thân trong khoảng 4 – 6cm, lá có hình trứng, bo tròn ở gốc, nhỏ dần lên phía ngọn. Mặt trên của lá kim tuyến có màu đỏ, mặt dưới có màu đỏ nhạt hơn, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, cuống lá ngắn, màu xanh trắng. Các gân lá màu trắng trên nền lá xanh hoặc đỏ trông giống hình mạng nhện.
Cây lan kim tuyến đỏ
Cùng với giống cây lan kim tuyến rừng thì cây lan kim tuyến đỏ cũng là giống cây được trồng phổ biến ở nước ta. Đây là giống cây được trồng với mục đích thu hái rễ và lá làm dược liệu chữa bệnh.
Cây lan kim tuyến có mấy loại?
Do là giống cây quý hiếm, có hình dáng bên ngoài đẹp mắt, thu hút, là siêu dược liệu trong y học nên việc cây lan kim tuyến có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, có 3 loại cây lan kim tuyến trong tự nhiên đó là cây kim tuyến rừng, cây kim tuyến đỏ và cây kim tuyến đá.
Lan kim tuyến rừng: Đây chính là giống cây dược liệu quý hiếm được tìm thấy nhiều ở những khu vực như Ngọc Linh – Kon Tum. Loại cây này có mặt trong sách đỏ Việt Nam và được xếp vào nhóm những loại cây nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại.
Lan kim tuyến đỏ: Khác với cây kim tuyến rừng thì cây kim tuyến đỏ có lá màu đỏ, hàm lượng dược tính ở mức trung bình.
Lan kim tuyến đá: Đây chính là giống cây thân thảo, chiều cao trong khoảng 10 – 15cm. Cùng với cây kim tuyến rừng thì cây kim tuyến đá chính là một trong những loại đặc hữu và là nguồn gen quý của Việt Nam. Với giá trị làm cảnh cao, hoa có màu sắc tinh khiết, loại cây này mang giá trị về cảnh quan khá tốt.
Tác dụng của cây kim tuyến
Theo y học của Đài Loan có ghi chép lại thì cây kim tuyến có tính mát, vị chát, ngọt nhẹ, được quy vào kinh Phế, Tỳ, Thận, Can. Bên trong cây kim tuyến còn được y học tìm thấy là có chứa hàm lượng cao các chất như beta – sitosterol, stearic acid, palmitic acid, succinic acid, beta – D – glucopyranosyl. Nhờ những hợp chất này mà tác dụng của cây kim tuyến trong y học chính là điều hòa cơ thể, giúp ăn ngon ngủ tốt, giải tỏa stress do áp lực công việc, cuộc sống, điều trị nóng trong người, giúp đẩy lùi tâm hỏa, điều trị bệnh liên quan tới lục phủ ngũ tạng, bồi dưỡng sức khỏe, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra, cây kim tuyến được dùng để giải nhiệt, bồi bổ khí huyết, kháng khuẩn, giảm thiểu tình trạng đau bụng hoặc sốt cao, thổ huyết, ho hen, đau họng, đau tức ngực, ho khan, hỗ trợ và điều trị các bệnh về phổi, điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hoặc máu nhiễm mỡ, các bệnh viêm gan, xơ gan, men gan cao, hồi phục tổn thương bệnh lý, tăng cường sự hoạt động của hệ miễn dịch, sử dụng tốt cho những người bị tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào xấu.
Cách chăm sóc hoa kim tuyến
Hoa kim tuyến chính là giống cây hoa đẹp, quý hiếm nên có giá trị khá cao. Hoa tươi được bán theo cân với giá lên tới hàng vài triệu đồng 1 cân. Hoa kim tuyến mang ý nghĩa sung túc, giàu sang, hạnh phúc và ấm no. Tuy nhiên, loại cây này lại là giống cây khá khó trồng, kể cả có trồng được cũng rất khó để cây ra hoa. Cách chăm sóc hoa kim tuyến như sau:
Tưới nước: Tưới đều đặn cho cây theo chu kỳ 2 – 3 lần/ 1 ngày, tăng cường lượng nước tưới vào mùa hè, giảm một nửa lượng nước tưới khi trời mưa. Nếu lá bị nhăn thì nên sử dụng bình xịt phun sương lên toàn bộ bề mặt lá.
Bón phân: Nên bón phân theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn cây con, nên sử dụng phân NPK phun trực tiếp lên toàn bộ cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Ở giai đoạn đang phát triển, nên bón cho cây bằng phân hữu cơ hoai mục, phân chuồng và phế phẩm vỏ rau củ quả theo chu kỳ 2 – 3 tháng/ 1 lần. Ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa thì thực hiện bón phân cho cây bằng phân đạm, phân NPK giảm thành phần lân và kali để kích thích và cho hoa ra đẹp.
Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp bệnh nhện đỏ, rầy nâu, ốc sên, sâu khoang, thán thư, thối thân, chết rụi, nấm hại, vàng lá,… Để phòng trị bạn nên loại bỏ những cây bị bệnh và tiêu hủy nơi xa, chỉ sử dụng nước sạch, phân bón an toàn cho cây. Để tránh cho cây kim tuyến bị sâu bệnh hại tấn công, bạn phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời và chữa trị hiệu quả hơn.
Cách dùng lan kim tuyến ngâm mật ong
Sử dụng nước mật ong kim tuyến sẽ mang tới cho chúng ta một sức khỏe tốt, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể Cách dùng lan kim tuyến ngâm mật ong như sau:
Sau khi thu hoạch cây kim tuyến thì chúng ta rửa sạch toàn bộ đất và mùn bám trên gốc và thân cây. Để ráo nước và ngâm chúng trong mật ong với tỷ lệ 1 lít mật ong, 1kg lan kim tuyến. Sau đó khoảng 1 tháng thì chúng ta có thể sử dụng được. Để sử dụng tốt nhất cho sức khỏe và điều trị bệnh, nên tuân thủ liều lượng chính xác mỗi ngày khoảng hai chén nhỏ trước khi đi ngủ.
Ngoài cách ngâm chung với mật ong, chúng ta có thể tiến hành ngâm cùng với rượu, sắc thuốc hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.
Hình ảnh cây kim tuyến
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kim tuyến dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng cây kim tuyến. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây hồng ngọc mai hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây hoàng đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, cách trồng, hình ảnh
Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng