Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây đậu rồng là giống cây thân leo, sinh trưởng nhiều năm trong tự nhiên, thường được trồng thành giàn để thu hái quả. Quả đậu rồng chính là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở khu vực miền Tây vào có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào của miền Nam Trung Bộ. Đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu về đặc điểm, tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây đậu rồng.
Cây đậu rồng sống được bao lâu ?
Cây đậu rồng có danh pháp khoa học là psophocarpus tetragonolobus, thuộc họ Fabaceae (Đậu). Loại cây này còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây đậu cánh, cây đậu xương rồng, cây đậu khế,… Cây đậu rồng có nguồn gốc từ New Guinea, Ấn Độ và một số nước trong khu vực Châu Phi. Hiện nay, cây được trồng nhiều ở Ghana, Philippines, Tân Guinea và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đậu rồng là giống cây thân thảo, sinh trưởng dạng dây leo, cây có thể sống bám trên những cây gỗ khô hoặc cây tươi. Thông thường, cây đậu rồng có chiều cao từ 8 – 10m, nếu chúng làm giàn và ngắt ngọn thì cây chỉ cao khoảng 2 – 2,5m.
Rễ đậu rồng sẽ phình to tạo thành củ, củ đậu rồng có hình trụ, kích thước lớn, dài, chia thành nhiều phần khác nhau và thắt lại giống củ sen. Thân cây có màu xanh đậm, nhẵn bóng, có cạnh, có khía, chia thành nhiều đốt nhỏ khác nhau và không có lông. Dây đậu rồng thường sinh trưởng theo chiều xoắn ốc, phân nhánh ngay từ gốc, một cây sẽ có khoảng 2 – 3 nhánh khác nhau. Lá đậu rồng là dạng lá kép, có màu xanh lá mạ, kích thước thay đổi tùy theo giống, điều kiện đất đai, khí hậu ở từng vùng. Hoa đậu rồng là giống hoa lương tính, mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ nách lá, mỗi cụm hoa sẽ có khoảng 3 – 6 bông hoa.
Hoa đậu rồng nở thành nhiều lứa và nở từ gốc đến ngọn. Quả có chiều dài khoảng 15 – 20cm, được chia thành 4 cạnh vuông, các cạnh có nhiều răng cưa. khi non có màu xanh, khi già sẽ chuyển sang xanh vàng, khi chuẩn bị rụng sẽ có màu xám. Hạt đậu rồng khá cứng, trơn bóng, hình cầu hoặc dẹt, màu nâu đậm hoặc vàng nâu. Một cây sẽ có khoảng 10 – 15 hạt. Khi trồng loại cây này, nhiều người thường thắc mắc không biết cây đậu rồng sống được bao lâu? Thực tế, không có con số cụ thể về tuổi thọ của loại cây này, trung bình cây sống khoảng 4 – 6 năm trong tự nhiên.
Rễ cây đậu rồng có tác dụng gì?
Quả đậu rồng chính là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng phổ biến trong Đông Y với nhiều công dụng tuyệt vời khác nhau. Vậy, rễ cây đậu rồng có tác dụng gì? Rễ đậu rồng được dùng trong Đông Y với công dụng giảm nguy cơ thiếu máu của mẹ và nhẹ cân ở trẻ, cung cấp nguồn chất sắt dồi dào, hạn chế tình trạng khuyết tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh, làm giảm cơ hội ăn vặt dẫn đến tăng cân, giữ cảm giác no, giúp xua đuổi bệnh tật, chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch.
Theo nhiều nghiên cứu, rễ đậu rồng có chứa hàm lượng mangan, thiamine khá cao nên chúng có công dụng bảo vệ sức khỏe mắt và não, cải thiện tín hiệu cơ, điều trị bệnh đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, điều trị thiếu hụt superoxide effuse, điều trị viêm khớp, làm giảm bong gân hoặc sưng, giảm viêm, chống oxy hóa. Tuy có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nhưng rễ đậu rồng lại ít khi được sử dụng, loại dược liệu này được dùng trong một số bài thuốc sắc có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bảo vệ các tế bào tuyến tụy, tối ưu hóa quá trình chuyển hóa glucose.
Ngoài ra, một số nghiên cứu mới đây cũng cho biết, cùng với quả đậu rồng thì rễ đậu rồng có chứa hàm lượng đường khá cao như lactose, galactose, lactose, sucrose, fructose, glucose và sắt, đồng, canxi, phốt pho, mangan và magie. Do đó, rễ đậu đồng có khả năng duy trì năng lượng, xử lý các vấn đề như mệt mỏi, yếu cơ và tê liệt, giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp serotonin, giảm đau đầu và đau nửa đầu, bù đắp sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm mới các tế bào da, bảo vệ làn da khỏi nếp nhăn, ngăn ngừa sự lão hóa sớm, ngăn chặn màng tế bào khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do gây ra thiệt hại, chống oxy hóa tự nhiên.
Cách trồng cây đậu rồng
Đậu rồng chính là loại thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đây là loại thực phẩm phổ biến của khu vực miền Tây Nam Bộ và có thể trồng được ở nhiều nơi. Cách trồng cây đậu rồng cũng khá đơn giản:
Điều kiện sinh trưởng: Cây có thể trồng quanh năm, trồng tốt ở nơi có khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Cây cũng có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, để cây cho năng suất cao và chất lượng quả tốt thì chúng ta cần trồng cây trên đất có tỷ lệ thoát nước nhanh, đất giữ ẩm tốt, đất thịt nhẹ, đất giàu mùn. Nếu trồng trong nhà thì có thể tận dụng các vật liệu bỏ đi như thùng xốp, xô chậu trong nhà.
Làm đất: Trước khi trồng 1 tuần cần dọn sạch cỏ dại, cày bừa đất, làm đất tơi xốp và bón vôi bột để loại bỏ mầm bệnh trong đất. Phơi ải trước đó 1 tuần và tiến hành lên luống trồng cao 18 – 20cm, chiều rộng luống 1,5 – 2m, mỗi hành cách nhau 54 – 60cm.
Gieo trồng cây đậu rồng: Chúng ta có thể trồng loại cây này bằng cách gieo hạt giống. Sau khi mua hạt giống thì chúng ta tiến hành ngâm hạt giống sau đó đem đi giep. Đào các hố trồng cách nhau 20 – 15cm, gieo vào mỗi hố trồng 1 – 2 hạt giống đậu rồng, phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng và phủ lên trên tiếp một lớp rơm, rạ để giữ ẩm cho hạt nảy mầm. Ngay sau khi tưới thì chúng ta cần tưới nước bằng bình phun sương trong suốt 7 – 10 ngày đầu, khi cây cao 10 – 15cm thì tiến hành loại bỏ những cây yếu, xấu, còi cọc.
Chăm sóc cây đậu rồng: Cây không cần bón phân quá nhiều, chỉ cần tưới nước đủ ẩm cho cây là được. Mỗi ngày nên tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mùa mưa nên ngưng tưới. Nên tưới cho cây bằng phân NPK kết hợp phân urê pha loãng theo chu kỳ 1 tháng/1 lần. Khi cây được 3 lá thật thì tiến hành cắm cọc hoặc làm giàn leo cho cây. Sau khi làm giàn khoảng 10 – 15 ngày thì cây sẽ sinh trưởng khá nhanh chóng, lúc này cần bón thêm phân chuồng hoai mục cho cây.
– Ngay sau khi trồng cây được 1 – 2 tháng thì cây sẽ leo kín giàn, lúc này chúng ta cần cắt tỉa để tập trung cho cây ra hoa, kết trái. Khi cây ra hoa thì chúng ta cần tưới thật nhiều nước có hòa loãng cùng phân kali.
Cây đậu rồng trồng tháng mấy?
Đối với người nông dân, thời gian trồng rất quan trọng, nó quyết định lớn tới công chăm sóc sau này. Vậy, cây đậu rồng trồng tháng mấy là phù hợp? Đậu rồng chính là giống cây thích hợp trồng vào vụ xuân từ tháng 2 cho tới tháng 8 hằng năm. Nhiệt độ thích hợp khi gieo trồng là 18 – 30 độ C. Việc trồng đậu rồng không chỉ để lấy quả ăn mà còn có thể làm giàn leo, lấy bóng mát. Nếu trồng thời điểm này thì người trồng không cần phải phun thuốc trừ sâu quá nhiều.
Cách làm giàn đậu rồng
Cách làm giàn đậu rồng như sau: Nên làm giàn bằng các nguyên liệu có sẵn như gỗ, tre, nứa, đây thép. Cần thiết kế giàn cao 2 – 2,5m, dây thép căng thành hình ô vuông mỗi chiều 30-40cm cho cây bò sẽ cho nhiều quả. Cách thiết kế giàn đậu rồng sẽ phụ thuộc vào tay nghề và sở thích của người trồng.
Hình ảnh cây đậu rồng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đậu rồng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây đậu rồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng
Cây tùng đen hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc
Cây chỉ thiên – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm
Cây cá vàng hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Cây cà độc dược – Đặc điểm, tác dụng và tác hại cần lưu ý
Cây bùm sụm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng