Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm

Cây chàm là giống cây được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được loại cây này ở những nơi có địa hình đất cao, đất hoang. Giống cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây chàm đất, cây chàm đỏ,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về thông tin cây chàm là cây gì, giá trị kinh tế, đặc tính gỗ và cách xử lý cây chàm nhuộm vải. 

Nội Dung Chính

Cây chàm là cây gì?

Cây chàm là giống cây thân gỗ, mọc tập trung ở những vùng núi cao của Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước trong khu vực Châu Mỹ. Đây là giống cây nhiệt đới, mọc hoang ở độ cao dưới 2000m so với mực nước biển. Có thể trồng cây bằng hạt vào mùa mưa (tháng 3 – 5) và cho thu hoạch vào tháng 6 – 8 năm sau. Là giống cây phổ biến ở nước ta nhưng không phải ai cũng biết rõ về loại cây này. Nhiều người vẫn thắc mắc không biết cây chàm là cây gì? Cây chàm chính là giống cây trồng hằng năm, chiều cao trung bình trong khoảng 50 – 70cm, cành non được bao phủ bởi một lớp lông ngắn màu trắng.

Cây chàm là cây gì?

Cây chàm là cây gì?

Lá chàm mọc so le hai bên, lá thuộc dạng lá kép, một chiếc lá sẽ có khoảng 7 – 15 lá chét. Các lá chét sẽ có chiều dài trong khoảng 1 – 2cm. Quả chàm là dạng quả đậu, chiều dài trong khoảng 3 – 5cm, bên trong chứa khoảng 5 – 15 hạt, hạt chàm có hình lập phương. Quả chàm được thu hoạch vào đầu mùa thu, trước khi cây ra hoa. Rễ và thân cây chàm được sử dụng trong y học với tên gọi dược học là radix et herba indigofera. Bột sấy cây chàm cũng được sử dụng trong y học với tên gọi là vị thuốc thanh đại. Hiện tại, cây chàm phân bố tập trung ở Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Kạn,… Nước ta có khá nhiều loại chàm khác nhau, mỗi loại lại phân bố ở mỗi khu vực khác nhau. 

Mỗi loại chàm khác nhau sẽ mang những công dụng khác nhau, công dụng được sử dụng phổ biến nhất chính là công dụng trong xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt được các giống chàm này và chúng vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn giữa các tên gọi với nhau. Tinh dầu chàm được chiết xuất từ các loại chàm khác nhau cũng sẽ cho chất lượng khác nhau, hầu hết mọi người vẫn gọi chung chúng là tinh dầu chàm. Thực chất, cây chàm có khá nhiều loại khác nhau từ cây chàm đất, cây chàm bông đỏ, cây chàm trà, cây chàm bông vàng, cây chàm gió, cây chàm cừ,…

Cây chàm đỏ

Cây chàm đỏ chính là giống chàm được trồng phổ biến tại nước ta với diện tích khá lớn. Cây mang những đặc điểm bên ngoài tuơng tự cây chàm, cánh hoa có hình bướm, màu đỏ. Đường vân gỗ đẹp nên được ứng dụng khá phổ biến trong việc chế biến và sản xuất gỗ trong ngành nội thất và xây dựng.

Cây chàm đỏ

Cây chàm đỏ

Giá trị kinh tế cây chàm lấy gỗ

Nếu chúng ta chỉ trồng một vài cây chàm với mục đích làm bóng mát thì loại cây này chỉ mang giá trị cảnh quan. Tuy nhiên, khi trồng chúng trên diện tích lớn, trồng thành rừng để thu gái gỗ thì lại mang lại giá trị kinh tế khá cao. Cây chàm chính là giống cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Loại cây này có đặc tính sinh trưởng khá nhanh, thông thường ngay sau khi trồng từ 5 – 7 năm là chúng ta đã có thể thu hoạch, cây chịu được khí hậu nóng, có khả năng chịu hạn tốt,… 

Cây thích nghi với nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa cổ, đất granite, đất phiến thạch mica. Chúng ta có thể trồng cây ở những nơi đất xấu mà loại cây khác không trồng được, đây chính xác là loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế vô cùng cao. Hiện tại, người ta trồng cây chàm với hai mục đích đó là lấy gỗ và cho thu hái tinh dầu. Để lấy gỗ những cây chàm phải có đuổi đời trên 13 năm, đường kính thân trên của cây tối thiểu là 19cm, thân gỗ chắc chắn, lõi gỗ có màu vàng sáng. Đây là loại gỗ ít khi bị cong vênh, biến dạng, tỉ lệ co giãn thấp, có ít khuyết tật. Chính vì vậy, giống gỗ này được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất đồ nội thất như sàn gỗ, tủ, giường, bàn ghế.

Giá trị kinh tế cây chàm lấy gỗ

Giá trị kinh tế cây chàm lấy gỗ

Cây chàm lấy gỗ còn được tận dụng các bộ phận khác như hoa, vỏ cây, lá để chiết xuất tinh dầu. Lá chàm được dùng trong y học với nhiều công dụng như điều trị cảm lạnh, bỏng, điều trị vết thương. Tinh dầu chàm có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau và giải cảm nên được dùng để nuôi ong lấy mật, chiết xuất nước hoa. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn được dùng để điều trị đau nhức xương khớp, cao xoa bóp ngoài da,…

Cách xử lý cây chàm nhuộm vải

Việc nhuộm chàm đã có từ lâu đời tại nước ta, gần như 100% phụ nữ người Thái ai cũng biết nhuộm chàm. Nhà đông người còn sử dụng chum, vại để đựng chàm nhằm mục đích nhuộm vải may quần áo cho chồng, con. Tới thời điểm hiện tại, người dân khu vực này vẫn duy trì cách nhuộm vải thủ công này. Nguyên liệu được dùng để nhuộm chính là cây chàm và cây hỏm. Đây đều là hai loại cây dễ dàng tìm thấy ở nhiều ở khe suối, đất ẩm. Do có nước màu đen nên bà con thường sử dụng nước của cây chàm để nhuộm vải trắng thành đen. 

Để dùng cây chàm nhuộm vải, người ta sẽ đi thu hái cây chàm về ngâm với nước trong vại, sau khoảng 3 3- 34 ngày thì bắt đầu vắt lấy nước. Tiếp đó, lấy tro bếp cho vào một cái sọt rồi từ từ đổ nước. Khi nước ngấm xuống dưới thì chúng ta lấy chậu hứng lấy phần nước này. Cuối cùng là cho nước tro vừa thu được vào ngâm cùng với cây chàm, cho thâm lá cây vón vén, rượu, vỏ cây lúc lắc, củ sả, vôi vào ngâm trong khoảng 9 ngày thì có thể sử dụng chúng để nhuộm. Khi muốn nhuộm vải, người ta sẽ dùng cây tre sục nhiều lần cho nước sủi bọt lên, khi nước có màu xanh đen là chúng ta có thể tiến hành nhuộm.

Cách xử lý cây chàm nhuộm vải

Cách xử lý cây chàm nhuộm vải

Sau khi nhuộm xong, muốn miếng vải cứng đẹp, dùng để làm khăn piêu, bà con dùng quả nâu hoặc vỏ cây rừng để ngâm. Tùy theo nhu cầu cần sử dụng, bà con có thể nhuộm thành phẩm khác nhau.

Công dụng trong y học của cây chàm nhuộm

Theo nhiều cuốn sách y học có ghi chép lại thì cây chàm nhuộm có tính hàn, được đặt tên dược học là thanh đại. Thanh đại có công dụng trị hỏa độc, làm mát cơ thể, thanh nhiệt tả hỏa. Vị dược liệu này được dùng trong Đông Y với công dụng điều trị ho ra máu, nôn ra máu, hôn mê bất tỉnh, co giật, sốt quá cao. 

Tại Ấn Độ, người ta còn dùng lá cây chàm để hãm nước uống điều trị bệnh ho gà, động kinh, chảy máu, đau mắt đỏ, viêm tuyến mang tai, viêm gan B, viêm lợi chảy máu, lở miệng, tưa lưỡi, gãy chân, sốt, viêm họng, tiêu viêm, giải độc. Ngay sau khi thu hái về thì cây chàm được ngâm trong nước 30 độ C khoảng 12 giờ. Tiếp đó, thu lấy nước và cho vôi sống vào bên trong. Cứ khoảng 100kg chàm thì cho khoảng 10kg vôi. Khuấy liên tục trong suốt 4 – 6 tiếng cho tới khi dung dịch nổi bọt và chuyển sang màu xanh lam.

Đặc tính cây gỗ chàm

Gỗ chàm được xếp vào nhóm gỗ IV trong bảng phân bố gỗ của Việt Nam. Gỗ chàm tiêu chuẩn có đường kính trên 18cm, màu vàng sáng hoặc đỏ tía tùy theo giống. Cây gỗ chàm có tốc độ lão hóa gỗ trong điều kiện tự nhiên khá chậm, có khả năng chống lại sự tấn công của mối mọt và côn trùng rất tốt, tỷ trong lớn hơn 650kg/m3, có độ cứng chắc, ít khuyết tật, đường kính trên 18cm. Do đó, gỗ chàm rất thích hợp để làm ván sàn có chất lượng tốt, giá thành rẻ. Gỗ tràm cũng được dùng trong xây dựng, trụ mỏ và làm nguyên liệu giấy sợi và đống đồ gia dụng. 

Hình ảnh cây chàm

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chàm dưới đây:

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Hình ảnh cây chàm

Trên đây là toàn bộ thông tin cây chàm là cây gì, giá trị kinh tế, đặc tính gỗ và cách xử lý cây chàm nhuộm vải. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cá vàng hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -