Cây vảy rồng hợp mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng và cách trồng

Cây vảy rồng chính là giống cây trang trí đang làm mưa làm gió thị trường cây cảnh thời gian gần đây. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và thông tin cây vảy rồng hợp mệnh gì? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây vẩy rồng bám tường

Cây vảy rồng có danh pháp khoa học là dichondra silver fall, loại cây này còn được biết tới với tên gọi khác như cây mắt rồng. Đây chính là giống thực vật có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ, mọc nhiều ở phía tây của Texas và Arizona của Hoa Kỳ. Đây chính là giống thực vật có khả năng chịu hạn rất tốt, sức sống mạnh mẽ, hiện nay đang được trồng làm cảnh ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cây vảy rồng được trồng nhiều dưới dạng bám tường, cây mang những đặc trưng về thân, lá, hoa tương tự cây vảy ốc mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được.

Đặc điểm cây vẩy rồng bám tường

Đặc điểm cây vẩy rồng bám tường

Đặc điểm cây vảy rồng bám tường: Thân thảo, mềm mại, chiều cao của cây trong khoảng 40 – 60cm. Vì hình dáng bên ngoài khá thấp nên loại cây này được trồng nhiều trong những chậu có kích thước nhỏ, trồng trong các chậu treo trên xà nhà ở ban công, cành lá sẽ rủ xuống trông khá đẹp mắt. Lá cây có kích thước khá nhỏ, hình dáng khá giống chiếc vảy rồng nên được đặt tên là cây vảy rồng. Chiều dài của lá vảy rồng trong khoảng 3cm – 4cm, mọc so le nhau trên thân cây. 

Cây sinh trưởng theo dạng dây leo, ở mỗi nách lá có khả năng sinh trưởng rễ bám nên cây được trồng theo hình thức bám tường là chủ yếu. Lá cây có màu xanh mốc, hai mặt lá có nhiều lông mềm, nhìn từ xa sẽ thấy màu sắc giống như bị mốc. Lá mọc dày ở sát thân và thưa dần ở trên ngọn. 

Cây vảy cá

Cây vảy cá thực tế chính là cây vảy ốc, loại cây này có danh pháp khoa học là ficus pumila, chúng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây trâu hổ, cây thằn lằn,… Cùng với cây vảy rồng thì cây vảy cá được nhiều gia đình trồng theo hình thức leo tường với mục đích trang trí nhà cửa và nhằm nhiều tác dụng khác. Loại cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chúng sinh trưởng tốt trong môi trường khí hậu nóng ẩm, bộ rễ cọc phát triển mạnh mẽ, lá xanh mát nên được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. 

Cây vẩy rồng hợp mệnh gì?

Cây vảy rồng là giống cây dây leo có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Do đó, nhiều người sử dụng loại cây này làm cây dây leo che phủ cho sân thượng, ban công nhằm làm đẹp, tạo điểm nhấn cho không gian sinh hoạt. Ngoài ra, cây còn có khả năng tạo không khí trong lành, cung cấp bóng mát và che chắn ánh nắng gay gắt khá tốt. Ngày nay, một số người còn trồng cây vảy rồng để làm cây cảnh phong thủy. Để cây mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất thì chúng ta cần quan tâm tới việc cây vảy rồng hợp mệnh gì?

Cây vẩy rồng hợp mệnh gì?

Cây vẩy rồng hợp mệnh gì?

Chính nhờ sức sống vô cùng mạnh mẽ và khả năng leo bám trên các bề mặt khác nhau nên cây được nhiều nhà phong thủy học nhận xét rằng có công dụng mang lại sự viên mãn, ấm no, hạnh phúc. Theo phong thủy, cây vảy rồng có những đặc điểm và màu sắc phù hợp nhất đối với người mang bản mệnh Mộc. Những người mang mệnh Mộc khi trồng cây vảy rồng sẽ nhận lại được nhiều tài lộc, công việc kinh doanh, học tập luôn thuận lợi và phát triển. 

Hoa cây vảy rồng

Loại cây này được trồng khá nhiều để làm cảnh nhưng người trồng lại rất ít khi thấy sự xuất hiện của hoa. Thực tế, trong tự nhiên loại cây này vẫn có hoa, hoa có kích thước khá nhỏ, mọc thành cụm và có sắc tím chủ đạo. Hoa cây vảy rồng có màu sắc đẹp mắt, thích hợp cho việc dùng để trang trí nhà cửa. 

Cây vẩy rồng có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại thì cây vảy rồng chính là có khả năng hạ huyết áp, kháng viêm, kháng sinh, lợi mật, lợi tiểu. Vậy theo y học cổ truyền, cây vảy rồng có tác dụng gì? Loại cây này được dùng trong các bài thuốc Đông Y điều trị khó tiêu, viêm đường tiết niệu, phù thũng, sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi thận, thông tiểu tiện, lợi mật,… dưới dạng thuốc sắc. Vị dược liệu được dùng riêng hoặc có thể phối hợp với các loại thuốc khác. Thời gian sử dụng thuốc sẽ phù hợp với mức độ bệnh và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Cây vẩy rồng có tác dụng gì?

Cây vẩy rồng có tác dụng gì?

Một số bài thuốc sử dụng cây vảy rồng thường dùng trong dân gian:

Chữa sỏi thận (thể thấp nhiệt): Bài thuốc này nên dùng cho những người bị đau, căng, tức vùng thắt lưng, đái đục có cặn, có sỏi, nước tiểu vàng hoặc đỏ, người trì trệ. Chuẩn bị quế chi 4g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo đất 16g, tỳ giải 30g, mộc thông 12g, xương bồ 8g, lá mã đề 20g, vỏ núc nác 16g, quả dành dành 20g và cây vảy rồng 30g. Cho tất cả các loại dược liệu vào nồi đất, đun cùng với 4 bát nước ấm, đun với lửa nhỏ cho tới khi nước cạn còn 2 bát. Tiếp đó chắn lấy nước, chia uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục 2 – 3 tháng.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Chuẩn bị kê nội kim 8g, ngưu tất mỗi vị 12g, 12g uất kim, 20g trạch tả, 20g mã đề, cây vảy rồng 40g. Sắc tất cả dược liệu khoảng 1 tiếng, chắt lấy nước, mỗi ngày uống 2 tháng, uống liên tục 1 – 2 tháng cho tới khi khỏi bệnh.

Chữa sỏi đường mật: Chuẩn bị đại hoàng 4g, nha đạm tử 6g, uất kim mỗi vị 8g, 8g chỉ xác, chi tử 12g, mã đề mỗi vị 16g, 16g sài hồ, nhân trần mỗi vị 40g, 40g cây vảy rồng. Sắc tất cả dược liệu khoảng 1 tiếng, chắt lấy nước, mỗi ngày uống 2 tháng, uống liên tục 2 tháng cho tới khi khỏi bệnh.

Chữa viêm đường tiết niệu: Chuẩn bị 15g kim ngân hoa, 15g bòng bong, 15g mã đề, cây vảy rồng 60g. Sắc tất cả dược liệu với 1 lít nước cho tới khi cạn phân nửa, uống thay nước hằng ngày trong suốt 1 tháng cho tới khi khỏi bệnh. 

Chú ý: Người đau dạ dày nên uống thuốc vào lúc no, người mắc bệnh mạn tính cần phải đi bắt mạch kê đơn tại cơ sở y tế. Phụ nữ có thai không dùng.

Cách trồng cây vẩy rồng

Đất trồng: Cây có thể sinh trưởng trên nhiều điều kiện trồng khác nhau, chúng ta chỉ cần chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước ổn định, có đủ độ tơi xốp. Tốt nhất nên trộn đất cùng với phân hữu cơ để làm tăng giá trị dinh dưỡng và giúp cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.

Cách trồng cây vẩy rồng

Cách trồng cây vẩy rồng

Cách trồng cây vảy rồng: Loại cây này được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Chúng ta có thể mua được hạt giống ở bất kỳ tiệm cây cảnh nào trên cả nước do đây chính là loại dây leo cảnh phổ biến. Khi mua hạt giống về tiến hành ngâm trong nước ấm một vài tiếng, tiếp đỏ ủ trong khăn ẩm qua đêm rồi đem hạt hạt giống đi trồng trong chậu là được.

Nước tưới: Cây có khả năng chịu hạn tốt, chúng ta cần tưới nước cho cây theo chu kỳ 3 – 4 lần/tuần, không cần tưới quá nhiều nước cho cây. 

Ánh sáng, nhiệt độ: Không nên trồng cây trong phòng kín bởi chúng sẽ khó có thể phát triển tốt và dễ bị héo khô. Trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến và thoáng mát. 

Bón phân: Cần pha loãng phân bón với nước để tưới cho cây mới đem lại hiệu quả cao thay vì bón vào gốc. Bón lót định kỳ ít nhất 1 lần/tháng cho cây bằng phân hữu cơ hoặc NPK tùy ý. 

Cắt tỉa: Loại bỏ bớt những cành lá khô héo, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành lá khác phát triển tốt hơn. Cắt tỉa bớt cho cây để tạo hình thật đẹp mắt cũng như giúp chúng che phủ tốt hơn cho ngôi nhà của bạn. 

Hình ảnh cây vẩy rồng

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây vảy rồng dưới đây: 

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Hình ảnh cây vẩy rồng

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và thông tin cây vảy rồng hợp mệnh gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây trúc bách hợp hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách giâm cành

Sinh Vật Cảnh -