Cây thành ngạnh – Cách nhận biết, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng
Ngày nay, người ta có xu hướng tìm tới những bài thuốc Đông Y an toàn, giảm ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Mới đây, nhiều người đưa tin về công dụng thần kỳ của cây thành ngạnh trong việc điều trị một số bệnh ở người. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây thành ngạnh.
Cách nhận biết cây thành ngạnh
Cây thành ngạnh có danh pháp khoa học là cratoxylon cochinchinensis (Lour.) blume, thuộc họ Nọc Sởi (Hypericaceae). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây vàng la, cây co kín lang (Thái), cây mạy tiên (Tày), cây cây đỏ ngọn, cây ngành ngạnh, cây cúc lương, cây lành ngạnh,… Cây thành ngạnh có một điểm đặc trưng chính lá non có màu đỏ trông khá đẹp mắt. Vì vậy, nhiều người còn gọi loại cây này là giống cây thành ngạnh đỏ. Cách nhận biết cây thành ngạnh như sau: Thân gỗ, mọc tập trung thành bụi, có chiều cao trong khoảng 8 – 15m. Gốc cây có kích thước khá lớn với nhiều gai nhọn bao phủ.
Lá cây khá dài, một đầu nhọn, chiều dài của một chiếc lá trưởng thành trong khoảng 8 – 10cm. Thường thì lá non có màu tím, hoa có màu đỏ tía hoặc trắng, mọc ra từ nách lá. Quả thành ngạnh có không quá lớn, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ, các hạt này có kích thước bằng với kích thước bằng 1 phần 2 quả. Gốc cây có nhiều gai nhọn, cành non có nhiều lông mềm màu vàng nhạt bao phủ, cành già thì nhẵn bóng và có màu xám. Lá thành ngạnh mọc đối xứng hai bên, lá có hình bầu dục hoặc mũi mác, lá thon một đầu, nhọn một đầu. Mặt trên của lá có nhiều lông hơn mặt dưới, cuống lá ngắn.
Thông thường, mùa qua thành ngạnh trong khoảng tháng 5 – 7 hằng năm, là giống cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt. Tại nước ta, cây thường mọc xen lẫn với các loại cây khác ở khu vực ven đồi, ven bờ mương hoặc rừng thưa. Một số nơi thấy sự xuất hiện nhiều bao gồm: Hà Tây cũ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên,… Loại cây này thường được ứng dụng trong việc làm cảnh và làm dược liệu điều trị bệnh.
Cây thành ngạnh có mấy loại?
Do là giống cây có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh nên việc cây thành ngạnh có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Trong tự nhiên, người ta phân loại cây thành ngạnh ra làm 3 loại theo mục đích trồng:
Cây thành ngạnh bonsai: Đây chính là giống cây được nuôi trồng với mục đích làm cảnh, được uốn nắn và tạo thành hình dáng độc đáo. Phục vụ tốt cho sở thích của nhiều người tiêu dùng.
Cây gỗ thành ngạnh: Đây chính là giống cây được trồng với mục đích thu hái gỗ, những cây thành ngạnh đủ điều kiện thu hái thường chỉ xuất hiện trong rừng.
Thành ngạnh đỏ: Đây chính là loại cây trong Đông Y dùng để bào chế thành thuốc. Đặc điểm nhận dạng của cây là phần lá non và lá trung có màu đỏ, cành cây có độ mỏng.
Tác dụng của cây thành ngạnh
Theo y học cổ truyền, đây chính là loại thảo dược được sử dụng lâu đời, ngọt nhẹ, tính mát, chua, chát. Khi ngậm lâu sẽ có vị chát nhẹ. Tác dụng của cây thành ngạnh chính là cải thiện các vấn đề tiêu hóa, giải độc, thanh nhiệt, điều trị bệnh viêm ruột, tiêu chảy, tay chân mỏi, sốt cao do cảm, đổ mồ hôi trộm, ăn uống kém, suy nhược, nóng trong người, cao huyết áp. Theo y học cổ truyền, cây thành ngạnh có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường, duy trì lượng đường trong máu, giảm khả năng hấp thụ đường, kiểm soát tỷ lệ đường trong máu ở mức ổn định.
Cây thành ngạnh còn có công dụng tuyệt vời trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bảo vệ tim mạch, gia tăng sự co bóp của thành mạch, loại bỏ gốc tự do, ngăn chặn hình thành gốc tự do, chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Hiện nay, giống dược liệu này được dùng để sản xuất các loại phục hồi trí nhớ, gia tăng tuần hoàn nào, bảo vệ tế bào não, giúp tinh thần luôn sảng khoái, giải tỏa căng thẳng, an thần, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới trí nhớ ở người cao tuổi, phục hồi sức khỏe của người ốm mới dậy, gia tăng sức khỏe phụ nữ mới sinh, hỗ trợ nâng cao tuổi thọ, bồi bổ cơ thể, giảm tình trạng lão hóa sớm.
Một số nghiên cứu gần đây cho biết, bên trong cây thành ngạnh còn có nhiều hợp chất hóa học có công dụng hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày, hạn chế các vấn đề liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày, phục hồi tế bào bị tổn thương của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa ung thư tự nhiên.
Ý nghĩa cây thành ngạnh bonsai
Cây thành ngạnh chính là loại cây mang hai ý nghĩa thăng tiến và cần cù. Thân cây dễ uốn nên được rất nhiều người sử dụng làm cây cảnh bonsai phong thủy. Cây thành ngạnh bonsai mang ý nghĩa không ngừng nỗ lực, thuận lợi trong công việc, vươn tới thành công và vượt qua được mọi rào cản, khó khăn. Chính vì vậy, loại cây này được rất nhiều người ưa thích trang trí cho bàn làm việc, phòng trà và phòng khách. Ngoài trang trí nội thất và phòng làm việc thì nhiều người còn sử dụng loại cây này làm quà tặng trong những dịp nhậm chức.
Trước đây, khi nhắc tới cây thành ngạnh người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng điều trị bệnh, ngày nay người ta lại nhắc nhiều về ý nghĩa phong thủy tuyệt vời mà cây mang lại cho người sở hữu. Tặng loại cây này cho gia chủ sẽ mang ý nghĩa về lời chúc thăng tiến trong công việc và cuộc sống. Cây mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống và trong phong thủy nên ngày càng có nhiều người yêu thích loại cây này. Hơn hết, loại cây này thích nghi tốt trong môi trường điều hòa, có công dụng làm cho không gian sống mát mẻ và tươi mới hơn, điều hòa không khí. Gia chủ sẽ nhận được nhiều niềm vui, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Cách trồng cây thành ngạnh đỏ
Cây thành ngạnh chính là giống cây ưa nước, cây không chịu được ngập úng trong thời gian dài. Do đó, khi trồng loại cây này chúng ta cần chăm sóc cây một cách kỹ càng. Nếu muốn cây có hoa to và dày, nở rộ, nên đặt cây ở nơi có nhiều nắng gió. Nếu trồng cây trong chậu thì phải kiểm tra độ ẩm cho cây 2 lần/ngày. Nếu trồng trong sân vườn thì chỉ cần bón phân đầy đủ, đều đặn và cuối cùng là không được tưới nước quá nhiều, cũng không được để đất quá khô.
Cách trồng cây thành ngạnh đỏ: Loại cây này rất khó để nhân giống bởi cành của chúng khá khó chiết. Thay vào cách chiết cành như thông thường thì chúng ta nên dùng một cành bánh tẻ và mang đi giâm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Rễ cây khá yếu nên chúng ta cần lựa chọn những nơi thoáng khí, nếu đất quá bí sẽ khiến cho cây không thể sinh trưởng được. Thông thường, người ta sẽ dùng đất ruộng trộn cùng với phân chuồng để cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.
Cách chăm sóc cây thành ngạnh: Cắt tỉa thường xuyên cho cây là một trong những yếu tố quan trọng để cây được phát triển khỏe mạnh hơn. Hạn chế sử dụng các loại phân hóa học để bón cho cây vì sẽ khiến cây thành ngạnh dễ bị chảy nhựa vào những ngày hè nắng nóng. Người trồng chỉ nên tưới nước cho cây khi trời mát, không có nắng gắt. Có thể sử dụng một số loại nước không lên men khác chẳng hạn như nước vo gạo, nước tiêu ngâm hay nước ốc ngâm cũng rất tốt cho cây.
Hình ảnh cây thành ngạnh
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thành ngạnh dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây thành ngạnh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thanh liễu – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây thanh liễu – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tắc – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây táo tàu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây táo đỏ – Cách nhận biết, công dụng, cách trồng, hình ảnh
Cây sen đất – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng
Cây sau sau – Đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng, ý nghĩa