Cây sau sau – Đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng, ý nghĩa

Cây sau sau chính là giống cây đa công dụng, vừa được dùng để làm cảnh lại vừa có tác dụng điều trị bệnh ở người. Tuy nhiên, đây vẫn là loại cây khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người ở khu vực thành phố. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng điều trị bệnh và ý nghĩa cây sau sau. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây lá sau sau

Cây sau sau có danh pháp khoa học là liquidambar formosana hance, thuộc họ Altingiaceae. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi như cây bạch giao hương, cây che phai (Mường), cây mèng đen (Dao), cây mạy xâu (Tày), cây phong hương, cây thau, cây sau trắng, cây lá sau sau,… Cây sau sau có kích thước lớn, là giống cây thân gỗ có chiều cao hơn 20m, cành non có nhiều lông, khi già sẽ nhẵn bóng. Cây mọc thẳng, lá mọc so le hai bên, một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều rộng khoảng 15 – 20cm, xẻ 3 thùy, lá non có màu hồng trông như lá phong, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mềm.

Đặc điểm cây lá sau sau

Đặc điểm cây lá sau sau

Đây chính là giống cây rụng lá vào mùa đông, lá sẽ sinh trưởng lại ngay sau khi cây ra hoa. Hoa sau sau là giống hoa đơn tính cùng gốc, mọc ra từ đầu cành, mọc tập trung lại thành cụm dài. Một cụm hoa sẽ dài khoảng 2 – 4cm, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn. Quả có hình cầu, là dạng quả kép được cấu tạo bởi nhiều quả nang hợp thành, đường kính quả trong khoảng 2 – 3cm, lá đài khá dài, cuống quả dài, bên trong có chứa hạt, hạt có hình bầu dục, có cánh. Mùa quả trong khoảng tháng 5 – 7 hằng năm. Cây sau sau chính là giống cây bản địa của Lào, Đông Bắc Việt Nam, vùng Trung, Nam – Trung Quốc. 

Tại nước ta, cây mọc tập trung nhiều ở vùng trung du và đồi núi thấp, chúng ta có thể dễ dàng tìm được cây ở Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Đây chính là giống cây gỗ tiên phong trên đất rừng bị cháy hoặc đất nương rẫy nghèo dinh dưỡng. Khi còn nhỏ, cây ưa thích bóng râm, khi lớn lại ưa thích ánh sáng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây ở quanh bờ mương rẫy, rừng thứ sinh, ven rừng. Cây phân bố ở độ cao hơn 400m, thường xuyên rụng lá vào mùa đông. Sinh trưởng trên nhiều loại đất từ khô cằn cho tới sỏi đá. 

Cây sau sau lá đỏ

Cây sau sau phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc, tại Hà Nội cây được trồng nhiều ở hồ điều hòa khu đô thị Thành phố Giao Lưu, khu vực Đại sứ quán Hàn Quốc, Tây Hồ Tây, Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn. Lá cây sau sau có hình dáng và màu sắc khá giống lá phong, nhiều người còn gọi loại cây này lá cây sau sau lá đỏ. Theo nhiều chuyên gia, để phân biệt được lá phong và lá sau sau người da dựa vào thùy lá, thường thì lá sau sau sẽ xẻ thành 3 thùy và lá phong sẽ xẻ thành 5 – 6 thùy tùy theo môi trường sống. Tại một số tỉnh thành của khu vực miền Bắc thì lá sau sau non được sử dụng để làm thực phẩm.

Cây sau sau lá đỏ

Cây sau sau lá đỏ

Đặc tính gỗ cây sau sau

Trong bảng phân loại gỗ Việt Nam thì gỗ sau sau được xếp vào nhóm gỗ V, đây chính là nhóm gỗ phổ biến được dùng trong xây dựng và làm đồ nội thất. Nhóm gỗ này có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình, được xếp chung với các loại gỗ khác như gỗ chò xanh, gỗ gò lông, gỗ mò, gỗ muồng, gỗ lõi thị, gỗ lim vang, gỗ ca bu,… Gỗ cây sau sau được ngày càng được nhiều người sử dụng vì khi khô co ngót, ít nẻ, chịu mối mọt khá tốt, mùi hương của gỗ tự nhiên dễ chịu, gỗ tốt, bền và có mùi thơm, thớ xoắn, tỷ trọng là 0,45 – 0,67. Hơn hết, đây không phải loại gỗ quý hiếm, giá thành rẻ nên được ưu tiên sử dụng nhiều. 

Phần lõi gỗ của cây sau sau khá cứng, khi được ngâm tẩm dầu sẽ có công dụng đóng tàu thuyền, cột buồm, cột điện, làm tà vẹt, đóng đồ dùng gia đình, tạo nội thất gỗ và nông cụ. Giá gỗ sau sau trên thị trường cũng không cố định, giá cả sẽ được quyết định bởi môi trường sống của cây, tuổi đời của cây dài hay là ngắn, thớ gỗ chuẩn yêu cầu hay không. Khi xác định được những yếu tố này thì người ta mới định giá được chính xác nhất giá trị của loại gỗ này. Mức giá chung của loại gỗ nhóm V giao động trong khoảng từ 2.500.000 với gỗ tròn, 3.000.000 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.

Đặc tính gỗ cây sau sau

Đặc tính gỗ cây sau sau

Nhìn chung thì người ta biết tới gỗ sau sau với nhiều ưu điểm và công dụng trong đời sống. Vì vậy, các sản phẩm từ gỗ sau sau luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đây là loại gỗ mang nhiều đặc tính tốt, có giá trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành rẻ. Tuy nhiên, loại gỗ này cũng đang dần khan hiếm do tình trạng chặt phá và khai thác bừa bãi.

Công dụng tầm gửi cây sau sau

Theo như kinh nghiệm dân gian, sở dĩ cây tầm gửi được nhiều người yêu quý bởi tất cả các bộ phận của nó đều là những bị thuốc quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. 

Đặc biệt, vị dược liệu tầm gửi cây sau sau là vị thuốc có công dụng điều trị hậu sản, phong hàn, thấp khớp. Nhiều cuốn sách y học còn ghi rằng, tầm gửi cây sau sau còn có khả năng tăng lượng sữa cho phụ nữ sau khi sinh, thông tia sữa, điều hòa kinh nguyệt, làm lợi niệu, trị đau nhức mỏi ở người lớn tuổi. 

Cây sau sau hay cây tầm gửi mọc bò lên nó đều mang một giá trị riêng biệt đối với sức khỏe con người. Hiện tại, ở Khe Váp (Bắc Lãng, Đình Lập) của Lạng Sơn đang có trữ lượng tầm gửi cây sau sau trong tự nhiên khá nhiều, thậm chí có tới 3 – 5 loại tầm gửi khác nhau. Tuy nhiên, độ phong phú này cũng đang ngày một bị mất đi và thay thế dần bằng các loại cây công nghiệp khác như thông, keo, bạch đàn. Ngoài việc điều trị bệnh thì lá sau sau còn là một loại thực phẩm tốt cho con người. Theo người dân của một số vùng trồng sau sau thi bất cứ loại nấm mọc từ cây sau sau đều có thể ăn được mà không bị độc.

Công dụng tầm gửi cây sau sau

Công dụng tầm gửi cây sau sau

Công dụng nhựa cây sau sau

Lá sau sau được dùng để nấu cao lỏng điều trị bệnh thấp khớp, lợi niệu, mẩn ngứa, giúp cầm máu, trị lỏng lỵ. Quả sau sau được dùng để ngâm rượu uống điều trị các bệnh về xương khớp, rễ và thân cây thì được ứng dụng để làm gỗ trong xây dựng và nội thất. Nhựa cây sau sau được dùng để làm thuốc dán trị sưng đau, trị ung nhọt, thuốc ngoài da làm mau liền vết thương, thuốc giảm xuất huyết đường hô hấp. Ngoài ra, chất nhựa tiết ra từ vỏ thân có mùi thơm, được dùng làm thuốc và chế tạo nước hoa. 

Theo y học cổ truyền, nhựa cây được gọi với cái tên dược học là bạch giao hương hoặc khai uất. Chúng được dùng để kết hợp với các loại dược liệu khác với công dụng giảm nhức răng, giảm đau, nôn và khạc ra máu, chảy máu cam, điều trị kinh giản, điều trị ho đờm do trúng phong (giúp khư đàm). Ngoài ra, nếu chúng ta bị thương, chảy máu có thể bôi trực tiếp nhựa cây lên vết thương để cầm máu và hỗ trợ nhanh lành vết thương.

Công dụng nhựa cây sau sau

Công dụng nhựa cây sau sau

Ý nghĩa cây sau sau Lạng Sơn

Bà con của các dân tộc Tày và Nùng ở Lạng Sơn đã sử dụng cây sau sau như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chúng ta có thể dễ dàng mua được loại rau này ở các chợ huyện trong thành phố Lạng Sơn. Tại một số chợ huyện như Cao Lộc, Chi Lăng, Lộc Bình, chợ đầu mối Chi Lăng, Giếng Vuông, Kỳ Lừa – Chợ Đêm, người dân bán từng gánh lá sau sau non với giá 5.000 đồng/mớ. Cây sau sau Lạng Sơn đã gắn bó với người dân nơi đây như một loại thức ăn thơm ngon bổ dưỡng, vừa có tác dụng giải nhiệt mùa hè, vừa có công dụng điều trị bệnh mẩn ngứa, chảy máu cam, thổ huyết, đau vùng thượng vị, chữa viêm ruột.

Mỗi một khu chợ ở Lạng Sơn thường sẽ có khoảng hơn 50 người bày bán thứ rau này, giá bán được thống nhất theo từng thời điểm. Mỗi dịp xuân về, bất kỳ quá ăn nào cũng đều có món rau sống sau sau. Đây được xem là một loại đặc sản mà bất cứ du khách nào khi tới vùng đất này đều phải thưởng thức. 

Hình ảnh cây sau sau

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sau sau dưới đây:

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Hình ảnh cây sau sau

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng điều trị bệnh và ý nghĩa cây sau sau. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sa nhân – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -