Cây nhót – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây nhót là giống cây có nhiều tên gọi khác như cây bất xác, cây hồ đối tử, cây lót,… Loại cây này được biết tới như một loại cây cho trái có hàm lượng dinh dưỡng cao, có công dụng điều trị bệnh tiểu lỏng, đau dạ dày, viêm phế quản, ho hen, ho có đờm,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây nhót.
Đặc điểm cây nhót chua
Cây nhót có danh pháp khoa học là elaeagnus latifolia (L.), thuộc họ Elaeagnaceae. Đây chính là giống cây sinh trưởng dạng bụi, chiều cao trong khoảng 3 – 4m, độ tỏa bóng trong khoảng 5 – 6m. Thân cây có nhiều gai nhọn, các gai thường dài khoảng 3 – 5cm. Vỏ cây thường tróc vảy hoặc bong thành từng mảng màu vàng hoặc màu trắng bạc. Lá cây mọc so le hai bên, phiến lá có hình bầu dục, các lá già thường nhẵn bóng. Hoa mọc tập trung thành cụm, khá ngắn, mọc ra từ nách lá. Hoa có 4 cánh, là giống hoa lưỡng tính, có màu vàng chanh. Đài hoa thường dính liền lấy nhau, cuống hoa khá ngắn chỉ trong khoảng 1 – 1,2mm.
Quả nhót có hình bầu dục, khi chín sẽ từ màu xanh chuyển dần về màu đỏ tươi. Khi còn non loại quả này khá chua, khi chín sẽ có vị ngọt, vì vậy loại cây này còn được gọi là cây nhót chua. Cây nhót có chiều dài trong khoảng 6 – 7m, thân và cành được bao phủ bởi một lớp gai có kích thước nhỏ. Mặt sau của lá, thân hoặc cành thường có một lớp da mỏng màu trắng, lớp da này được cấu tạo bởi những hình tròn nhỏ, màu trắng xếp san sát nhau. Lớp da này thường bám khá chắc và dày ở vỏ ngoài của quả khi non, khi già sẽ tự bong đi và chúng ta chỉ cần tác động một lực chà xát nhẹ để loại bỏ chúng.
Lá nhót có hình trứng, mọc so le hai bên, mặt trên của lá có màu xanh lục, một số chiếc lá sẽ được bao phủ bởi các chấm nhỏ mọc rải rác, nhìn từ xa sẽ trông giống như bụi bám lên bề mặt. Mặt dưới của lá có màu trắng bạc, bóng bẩy và có chứa nhiều lông mịn. Về mặt nghiên cứu khoa học, quả nhót là một loại quả khô bên trong có chứa hạch cứng và chắc. Cuống có 7 cạnh lồi, các cạnh lồi này được hình thành từ đế hoa và lớp thịt đỏ bên ngoài. Phần thịt quả nhót thường được dùng để ăn tươi, ngoài ra chúng còn được dùng để chế biến nhiều món ăn vặt khác nhau.
Lá cây nhót chữa bệnh gì?
Như chúng ta đã biết, cây nhót thường được trồng để thu hái quả nhót. Quả nhót có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được dùng để nấu canh, ăn tươi, chúng có vị thơm. Ngoài quả thì tất cả các bộ phận khác của cây đều được sử dụng trong y học với nhiều công dụng điều trị bệnh. Cây nhót được trồng ở khắp mọi miền của đất nước, tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng sử dụng làm thuốc. Theo nhiều nghiên cứu, lá nhót có chứa hàm lượng cao chất polyphenol, saponosid, tanin. Vậy, lá cây nhót chữa bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, lá nhót có vị chát, có công dụng giảm sốt, bình suyễn, điều trị ho. Quả nhót có tính bình, vị chua, chát, được quy vào kinh Đại Tràng, Phế, có công dụng chỉ tả, bình suyễn, trừ đờm, trị ho. Hạt nhót có tính kháng khuẩn mạnh, được dùng để bào chế thuốc điều trị giun sán. Rễ cây nhót được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để giảm đau, cầm máu. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn các loại dược liệu từ cây nhót, chúng ta chỉ nên sử dụng lá và rễ (khô) 12 – 16g, lá tươi 20 – 30g, quả 8 – 12g (5 – 7 quả khô).
Ngoài ra, lá cây được dùng dưới dạng nước tắm để điều trị mụn nhọt không kể liều lượng. Theo nhiều thí nghiệm về sinh học thì lá nhót có công dụng tăng cường sức co bóp của tử cung, chống viêm cấp và mạn tính, kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn shigella sonnei, shigella flexneri, shigella shiga, shigella dysenteriae, vi khuẩn gram âm, gram dương. Tuy nhiên, để các vị thuốc này mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng, chúng ta cần kiêng các thứ cay nóng như rượu, bia, ớt.
Đặc biệt, lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai. Khi chúng ta sử dụng nhót, chúng ta cần hạn chế nhầm lẫn loại cây này với câu nhót Nhật Bản. Lá cây nhót Nhật Bản cũng được dùng để điều trị các bệnh ho và cảm cúm nhưng các bộ phận khác lại không có công dụng trong việc điều trị bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của cây nhót leo
Cây nhót leo chính là giống cây nhót chua sinh trưởng dạng dây leo. Bên trong mỗi quả nhót có chứa hàm lượng cao photpho, sắt, canxi, đường, protein và nước. Theo giáo sư Phạm Xuân Sinh của trường Đại Học Dược Hà Nội thì quả nhót có công dụng điều trị bệnh ho, khó thở và ho có đờm. Trong quả nhót ngọt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vô cùng có lợi cho sức khỏe. Quả nhót chín chứa hàm lượng vitamin C và A khá cao nên được dùng để điều trị các căn bệnh sốt, giảm ho hiệu quả.
Bên cạnh đó, ăn nhót mỗi tuần còn có tác dụng giảm cân an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Phù hợp với những đối tượng muốn giảm cân khoa học bằng thực phẩm thiên nhiên. Chúng ta hoàn toàn có thể dùng quả nhót theo liều lượng khuyến cáo là 6 – 12g/ngày. Nên sử dụng quả nhót dưới dạng thuốc sắc để điều trị bệnh thay vì ăn tươi, chúng ta có thể sử dụng liên tục mỗi ngày cho tới khi tình trạng bệnh thuyên giảm. Nhót có tính chua nên bạn chỉ ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút không ăn khi đói để tránh bị cồn ruột. Khi ăn tươi, chúng ta chỉ nên ăn tối đa 10 quả nhót trên ngày, nếu bạn ăn nhót mà bị dị ứng thì nên dừng lại.
Cách trồng cây nhót bonsai
Cây nhót là giống thực vật được người dân tự chọn lọc, trồng và nhân giống tự phát. Tuy nhiên, những giống nhót trồng tự phát này thường không đẹp và không có giá trị kinh tế cao. Ngày nay, người ta không chỉ trồng cây nhót để hái trái hay làm thuốc mà còn trồng chúng để làm cây cảnh trang trí. Nhờ đặc tính dẻo dai, dễ uốn, cây nhót bonsai được đông đảo các nhà nghệ thuật và người tiêu dùng yêu thích. Cách trồng cây nhót bonsai không hề khó khăn như nhiều loại cây khác, chúng ta chỉ cần nắm vững kỹ thuật cắt tỉa là cây sẽ sinh trưởng khá nhanh chóng.
Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào tháng 2 – 4 hằng năm, vụ thu hoạch trong khoảng tháng 8 – 10 hằng năm.
Đất trồng: Nên trồng cây trên tầng đất dày, mực nước ngầm dưới 1m, có tỷ lệ thoát nước tốt, tốt nhất là nên trồng cây trên đất đất thung lũng ở các vùng núi, đất phù sa cổ, đất đồi, đất phù sa ven sông.
Cách trồng: Chúng ta chỉ cần dùng cuốc hoặc xẻng trộn lẫn phân với đất sau đó san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố và đặt cây vào chính giữa hố sao cho cổ rễ ngang bằng với mặt đất. Dùng tay hoặc chân nén nhẹ, tưới đẫm nước. Để cây sinh trưởng tốt thì chúng ta nên duy trì độ ẩm 70- 80% trong suốt 15 ngày đầu.
Chăm sóc giống cây nhót chua
Cây nhót chua chính là giống cây háo nước vào mùa khô, khi trái đang lớn và khi chuẩn bị chín thì chúng ta cần thực hiện làm sạch cỏ dại xung quanh gốc cây để hạn chế sâu bệnh sinh trưởng, tiến hành xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Ngay sau khi giống cây nhót chua được khoảng 1 – 2 tuổi thì chúng ta cần thực hiện bón thúc cho cây. Cần tưới ẩm đất trước rồi thực hiện bón phân cho cây, nên bón phân theo từng gốc cây, bón cách mặt đất khoảng 10 – 15cm để giảm tỷ lệ phân đạm bốc hơi trong không khí.
Hình ảnh cây nhót
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây nhót dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây nhót. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ngọc bút – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây ngọc bút – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây mắm là cây gì? Công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây mủ trôm – Cách ăn hạt trôm, cách trồng và hình ảnh
Cây ngái – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và độc tố
Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh